Thạc Sĩ Xác định hóa chất bảo vệ thực vật carbamat trong một số loại rau quả bằng phương pháp sắc ký lỏng kh

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 13/9/11
    Chỉnh sửa cuối: 13/9/11
    MỞ ĐẦU
    Theo dự báo của Uỷ ban Dân số và Phát triển của Liên hợp quốc, vào giữa thế kỉ XXI dân số thế giới sẽ tăng thêm 03 tỉ người. Dân số ngày càng tăng nhanh đã tạo ra gánh nặng cho nền sản xuất nông nghiệp lương thực, vì cùng với một diện tích canh tác nhất định và đang có xu hướng bị thu hẹp lại phải cung cấp đủ số lượng lương thực cho số đầu người luôn gia tăng. Để tăng năng suất lao động, người ta đã sử dụng nhiều biện pháp đan xen như: thâm canh tăng vụ, cải tiến giống .; một trong những biện pháp không thể thiếu là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. [9]
    Thuốc bảo vệ thực vật được coi là một vũ khí có hiệu quả của con người trong việc phòng chống dịch hại, bảo vệ cây trồng. Bên cạnh ưu điểm là bảo vệ năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra nhiều tác tác hại khác như làm ô nhiễm môi trường, gây độc cho người và gia súc, tăng chi phi sản xuất, và nhất là để lại tồn dư trong nông sản gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng. Tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật càng trở nên nghiêm trọng khi con người sử dụng không đúng cách và quá lạm dụng vào thuốc.
    Hóa chất bảo vệ thực vật có nhiều nhóm hóa chất khác nhau, trong đó có bốn nhóm chính là: lân hữu cơ, clo hữu cơ, carbamat và pyrethroid. Nhóm clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và carbamat đang được dùng rộng rãi trong nông nghiệp , có độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta hiện nay.
    Với những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Xác định hóa chất bảo vệ thực vật carbamat trong một số loại rau quả bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS)”.

    Mục tiêu thực hiện đề tài luận văn là:
    1. Xây dựng phương pháp xác định dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật carbamat trong rau quả, bao gồm:
    Khảo sát các điều kiện tách chiết mẫu và phân tích
    Thẩm định phương pháp đã xây dựng
    2. Áp dụng phương pháp xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật carbamate để khảo sát một số mẫu rau quả trên địa bàn Hà Nội.

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN 3
    1.1 Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật 3
    1.1.1 Định nghĩa 3
    1.1.2. Phân loại 3
    1.1.3. Tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật 4
    1.1.4. Tình hình tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong rau quả 5
    1.1.5. Tình hình ngộ độc hóa chất bảo vệ thực vật 6
    1.2. Giới thiệu về hóa chất bảo vệ thực vật nhóm carbamat 7
    1.2.1. Giới thiệu chung 7
    1.2.2. Carbofuran 8
    1.2.3. Carbaryl 8
    1.2.4. Fenobucarb 9
    1.2.5. Propoxur 10
    1.2.6. Giới hạn cho phép 11
    1.3. Các phương pháp xác định 11
    1.3.1. Phương pháp cực phổ 11
    1.3.2. Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử 12
    1.3.3. Phương pháp phân tích dòng chảy (flow injection analysis – FIA) 13
    1.3.4. Phương pháp điện di mao quản 15
    1.3.5. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao 16
    1.3.6. Phương pháp sắc ký khí 17
    1.3.7. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ 18
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    2.1. Đối tượng, mục tiêu và nội dung nghiên cứu 20
    2.1.1. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 20
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu 20
    2.1.2.1 Xây dựng phương pháp 20
    2.1.2.2. Ứng dụng phương pháp 21
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
    2.2.1. Phương pháp tách chiết mẫu 21
    2.2.2. Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ 22
    2.2.2.1. Nguyên tắc chung về phương pháp HPLC 22
    2.2.2.2. Pha tĩnh trong HPLC 23
    2.2.2.3. Pha động trong HPLC 24
    2.2.2.4. Detector trong HPLC 25
    2.2.2.5 Detector khối phổ (Mass Spectrometry) 25
    2.2.2.5.1. Nguồn ion 26
    2.2.2.5.2. Bộ phận phân tích khối lượng .28
    2.2.2.5.3. Bộ phận phát hiện .29
    2.3. Phương tiện nghiên cứu 30
    2.3.1. Thiết bị, dụng cụ 30
    2.3.1.1. Thiết bị 30
    2.3.1.2. Dụng cụ 30
    2.3.3. Dung môi, hóa chất 31
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
    3.1. Tối ưu các điều kiện xác định carbamat bằng LC/MS/MS 32
    3.1.1. Chọn các điều kiện chạy của detector khối phổ 32
    3.1.1.1. Khảo sát điều kiện bắn phá đối với ion mẹ 32
    3.1.1.2. Khảo sát điều kiện bắn phá ion con 34
    3.1.2. Chọn pha tĩnh 36
    3.1.3. Chọn pha động 37
    3.2. Đánh giá phương pháp phân tích 40
    3.2.1. Khảo sát lập đường chuẩn 40
    3.2.2. Giới hạn phát hiện LOD 43
    3.2.3. Giới hạn định lượng LOQ 45
    3.2.4. Độ chính xác của phép đo 45
    3.3. Khảo sát điều kiện xử lí mẫu 47
    3.3.1. Khảo sát dung môi chiết 48
    3.3.2. Khảo sát dung môi rửa giải 50
    3.3.3. Khảo sát thể tích dung môi rửa giải 52
    3.3.4. Độ lặp lại và độ thu hồi của phương pháp 54
    3.4. Phân tích mẫu thực tế 57
    Chương 4. KẾT LUẬN 62
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
    PHỤ LỤC 68
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...