Thạc Sĩ Tổ chức thí nghiệm trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực cho họ

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Mục tiêu của dạy học ngày nay là đào tạo ra những con người có nhân
    cách có năng lực, có thể tham gia vào các lĩnh vực đa dạng của cuộc sống.
    Để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi nghành giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ
    về nội dung và phương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục Việt Nam, điều
    28.2 đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
    tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,
    rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
    đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.
    Trong khối các trường phổ thông, trường phổ thông DTNT là nơi tạo
    nguồn cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, luôn
    được Đảng, nhà nước và đồng bào các dân tộc đặc biệt quan tâm. Hệ thống
    trường DTNT không ngừng được mở rộng về quy mô, nâng cao về chất
    lượng, có vị trí và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của cả nước.
    Tuy nhiên thực tế cho thấy giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, ở các
    trường DTNT hiện nay còn nhiều bất cập. Do những đặc trưng của HS dân
    tộc, sinh sống tại các vùng miền khác nhau, đa số là những vùng còn chậm
    phát triển nên việc tiếp thu lĩnh hội tri thức còn nhiều hạn chế. Làm thế nào để
    phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập của học sinh? Hiện nay
    chúng ta đang đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và phương pháp dạy hoc ở
    bậc trung học phổ thông. Đối với các trường phổ thông DTNT cũng đã không
    ngừng xây dựng và đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng
    của nhà trường và đã có được những thành công nhất định. Việc nghiên cứu
    phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú
    học tập của HS là một vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Đối với
    các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn vật lý nói riêng thì việc đổi
    mới đó gắn liền với việc tăng cường sử dụng TN trong quá trình dạy học.
    Việc tăng cường sử dụng TN trong giờ học vật lý là yếu tố then chốt trong
    đổi mới phương pháp dạy học vật lý. Việc nghiên cứu sử dụng TN trong giờ
    học vật lý từ trước đến nay cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, tuy nhiên
    việc tổ chức sử dụng TN trực diện trong giờ học vật lý ở bậc trung học phổ
    thông thì hầu như chưa có tác giả nào nghiên cứu. Hơn nữa từ trước đến nay,
    các TN thuộc các chương “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không
    đổi” nói chung, nhất là ở miền núi chưa được quan tâm một cách đúng mức,
    cho dù có những TN rất đơn giản, có thể tận dụng những vật liệu rẻ tiền để
    hướng dẫn HS làm một số TN góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả dạy học
    các nội dung kiến thức ở trên. Với lí do nói trên chúng tôi đặt ra nhiệm vụ
    nghiên cứu đề tài: Tổ chức TN trực diện nhằm kích thích hứng thú học tập,
    phát huy tính tích cực, tự lực cho HS dân tộc nội trú khi dạy phần “Điện tích,
    Điện trường” và “Dòng điện không đổi”(vật lý 11).
    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Tổ chức một số TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường”
    và “Dòng điện không đổi” nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và tạo hứng
    thú hoc tập cho HS dân tộc nội trú.
    III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Nếu tổ chức tốt TN trong dạy học một cách hợp lý, phù hợp với đối tượng
    sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
    IV. ĐỐI TưỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    - Tổ chức TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường”và “Dòng
    điện không đổi” (vật lý 11).
    - Hoạt động dạy và học của GV và HS trường DTNT khi dạy nội dung
    kiến thức nói trên.
    V. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
    - Nghiên cứu lý luận.
    - Khảo sát thực trạng về trang thiết bị TN ở một số trường phổ thông
    DTNT nói chung và trong việc dạy học nội dung các kiến thức trên nói riêng.
    - Tổ chức TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và
    “Dòng điện không đổi” (vật lý 11).
    - Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
    VI. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu lý luận
    - Điều tra khảo sát thực trạng dạy và học có sử dụng TN ở một số
    trường phổ thông DTNT.
    - Thực nghiệm sư phạm
    - Xử lý kết quả và rút ra những kết luận cần thiết.
    VII. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
    - Tổ chức một số TN trực diện khi dạy phần “Điện tích, Điện trường”
    và “Dòng điện không đổi”.
    - Hoạt động dạy và học khi dạy phần “Điện tích, Điện trường” và
    “Dòng điện không đổi”.
    VIII. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
    - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiện về tổ chức TN trực
    diện cho HS trung học phổ thông DTNT.
    - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học vật lý và việc sử dụng SGK
    mới hiện nay.
    - Làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc tổ chức TN
    trực diện cho HS.
    IX. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo;
    nội dung chính của luận văn gồm 119 trang, được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương 2: Xây dựng và tổ chức một số thí nghiệm trực diện khi dạy phần
    “Điện tích, Điện trường” và “Dòng điện không đổi” (Vật lý 11)
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
    Trong đó có: 25 hình vẽ và sơ đồ; 12 biểu bảng; 6 đồ thị và biểu đồ; 12
    phụ lục, trong đó có: 1 phiếu phỏng vấn giáo viên, 1 phiếu phỏng vấn học sinh, 4
    phiếu học tập, 3 bảng số liệu kết quả điều tra, 3 đề kiểm tra thực nghiệm.
    Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
    1.1. Lịch sử vấn đề 5
    1.2 Nhiêm vụ dạy học môn Vật lý ở trường phổ thông 6
    1.3 Một số quan điểm hiện đại về phương pháp dạy học môn Vật lý 7
    1.4 Hứng thú, tích cực, tự lực của HS trong hoạt động học tập vật
    lý ở trường phổ thông 8
    1.4.1. Hứng thú của HS trong học tập Vật lý ở trường phổ thông 8
    1.4.2. Tính tích cực của HS trong hoạt động học tập 9
    1.4.3. Tính tự lực trong hoạt động học tập của học sinh 10
    1.4.4. Quan hệ giữa tích cực, tự lực học tập và hứng thú nhận thức 11
    1.4.5. Phương pháp hình thành, Phát triển hứng thú, tích cực, tự lực
    học tập của HS 11
    1.5. Một số đặc điểm của HS phổ thông DTNT liên qua đến hứng
    thú và tính tích cực, tự lực trong hoạt động học tập 12
    1.6. Các phương pháp phát huy tính tích cực, tự lực và hứng thú
    nhận thức trong dạy học Vật lý 13
    1.6.1 Khái niệm 13
    1.6.2. Những dầu hiệu đặc trưng của các phương pháp nhằm phát huy
    tính tích cực, tự lực và gây hứng thú cho HS 14
    1.6.3. Các phương pháp dạy học tích cực cần được Phát triển 15
    1.7. TN trong dạy học Vật lý 19
    1.7.1. Khái niệm về TN Vật lý 19
    1.7.2. Đặc điểm của TN Vật lý 19
    1.7.3. Vai trò của TN trong dạy học Vật lý 20
    1.7.4. Phân loại TN Vật lý trong trường phổ thông 27
    1.8. Thí nghiệm trực diện 28
    1.8.1. Khái niệm TN trực diện 28
    1.8.2. Vị trí của TN trực diện 28
    1.8.3. Mục đích sử dụng TN trực diện 28
    1.9. Yêu cầu về kỹ thuật và phương pháp dạy học trong việc sử dụng TN 30
    1.9.1. Những yêu cầu chung khi sử dụng TN 30
    1.9.2. Những yêu cầu đối với việc sử dụng TN trực diện 31
    1.10. Thực trạng dạy học Vật lý có sử dụng TN ở một số trường phổ
    thông DTNT 32
    1.10.1. Mục đích, phương pháp điều tra 32
    1.10.2. Kết quả điều tra 33
    Kết luận chương 1 37
    Chương 2 XÂY DỰNG VÀ TIẾN HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM
    TRỰC DIỆN KHI DẠY PHẦN “ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRưỜNG”
    VÀ “DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” (Vật lý 11)
    2.1. Thiết kế phương án dạy học từng đơn vị kiến thức cụ thể 38
    2.1.1. Xác định mục đích yêu cầu 38
    2.1.2. Xác định các yếu tố cơ bản của nội dung kiến thức 39
    2.1.3. Lập sơ đồ tiến trình Xây dựng kiến thức 39
    2.1.4. Xác định tiến trình dạy học cụ thể 39
    2.2. Sử dụng TN trong giờ học Vật lý nhằm kích thích hứng thú,
    phát huy tính tích cực, tự lực học tập cho HS 40
    2.2.1. Sơ đồ cấu trúc các bước tiến hành TN 40
    2.2.2. Sử dụng TN trong giờ học Vật lý để Xây dựng logic kiến thức
    của bài học 41
    2.2.3 Tổ chức và hướng dẫn TN trực diện 45
    2.3. Cấu trúc và đặc điểm kiến thức chương “Điện tích, điện trường”
    và “Dòng điện không đổi”
    49 2.3.1. Phân tích cấu trúc nội dung cơ bản 49
    2.3.2. Mức độ yêu cầu và các kỹ năng cần rèn luyện 52
    2.3.3. Soạn thảo tiến trình dạy học các bài học cụ thể trong phần “Điện
    tích, điện trường”và “Dòng điện không đổi” (Vật lý 11) 54
    2.3.3.1. Tiến trình Xây dựng kiến thức bài 1 54
    2.3.3.2. Tiến trình Xây dựng kiến thức bài 2 70
    2.3.3.3. Tiến trình Xây dựng kiến thức bài 3 83
    Kết luận chương 2 94
    Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (TNSP)
    3.1. Mục đích TNSP 95
    3.2. Nhiệm vụ TNSP 95
    3.3. Đối tượng và cơ sở TNSP 95
    3.4. Phương pháp TNSP 96
    3.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực TNSP 96
    3.6. Khống chế các tác động ảnh hưởng đến TNSP 97
    3.7. Các giai đoạn TNSP 98
    3.7.1. Công tác chuẩn bị cho TNSP 98
    3.7.2. Tiến hành TNSP 99
    3.7.3. Xử lý và phân tích kết quả TNSP 99
    3.7.3.1. Đánh giá cụ thể tiến trình dạy học các bài học đã soạn thảo. 99
    3.7.3.2. Kết quả và xử lý kết quả TNSP 104
    3.8. Đánh giá chung về TNSP 115
    Kết luận chương 3 116 .
    [CHARGE=450]http://up.4share.vn/f/32030b0603010a0b/LV_08_SP_VL_PMT.pdf.file[/CHARGE]
     
Đang tải...