Thạc Sĩ Tính toán lựa chọn vị trí, số lượng, dung lượng thiết bị bù hợp lý trong lưới điện phân phối

Thảo luận trong 'Khoa Học Công Nghệ' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Cùng với quá trình Công nghiệp hoá và hiện đại hoá Đất nước, nhu cầu phụ tải không ngừng gia tăng. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp đòi hỏi sự tiêu thụ công suất phản kháng tăng lên nhanh chóng, điều đó làm tăng tổn thất điện năng, công suất và chi phí truyền tải điện năng, giảm hiệu quả sử dụng mạng điện, đồng thời làm giảm hệ số công suất cos và chất lượng điện năng. Sự tăng tổn thất do suy giảm hệ số cos buộc các nhà kinh doanh điện năng phải áp dụng bảng giá phạt đối với các hộ dùng điện có hệ số cos thấp. Chính vì vậy nhiệm vụ bù công suất phản kháng được đặt ra không chỉ đối với hệ thống điện, mà cả các hộ dùng điện. Đề tài “Tính toán lựa chọn vị trí, số lượng, dung lượng thiết bị bù hợp lý trong lưới điện phân phối ” được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách nói trên.
    Khác với công suất tác dụng, công suất phản kháng trong hệ thống điện được sản sinh ra cũng như được tiêu thụ dưới rất nhiều hình thức. Một số phần tử hệ thống điện chỉ tiêu thụ công suất phản kháng, một số khác vừa tiêu thụ vừa có thể sinh ra công suất này. Sự tiêu thụ và tạo ra công suất phản kháng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Vấn đề “bù công suất phản kháng” là một vấn đề hết sức phức tạp, liên quan đến rất nhiều tham số chế độ cũng như các tham số hệ thống, mà không ngừng biến đổi theo thời gian. Đã có nhiều tác giả áp dụng các kết quả nghiên cứu của các nước khác nhau trong việc giải bài toán bù công suất phản kháng. Tuy nhiên, đối với mạng điện phân phối nước ta, vấn đề bù công suất phản kháng mới chỉ được đề cập đến ở một số khảo sát, đánh giá. Các cụm tụ bù được xây dựng một cách tự phát, chưa có những nghiên cứu và tính toán một cách khoa học, nên sự làm việc của các thiết bị bù chưa mang lại hiệu quả đáng kể, thậm chí có một số nơi khi các thiết bị bù làm việc trong mạng thì lại dẫn đến tăng tổn thất và giảm chất lượng điện. Trong khi thị trường công suất phản kháng ở nhiều nước trên thế giới diễn ra hết sức sôi động, thì ở nước ta công suất phản kháng chưa thực sự được coi là một dạng hàng hoá mà mới được trao đổi dưới dạng phạt hệ số cos. Theo nghị định số 45/2001/NĐ-CP của chính phủ về việc sử dụng điện, nếu khách
    hàng dùng điện với hệ số cos nhỏ hơn 0,85 thì sẽ phải trả thêm tiền mua điện năng tác dụng theo một hệ số phạt k luỹ tiến (hệ số cos càng nhỏ thì hệ số k càng lớn). Tuy nhiên trong thực tế vấn đề phạt hệ số cos thấp diễn ra hết sức tuỳ tiện và thiếu thống nhất. Điều đó cũng dễ hiểu vì thực tế cái mốc phạt cos nhỏ hơn 0,85 được đặt ra chưa dựa trên cơ sở tính toán khoa học. Mặt khác khi khách hàng có hệ số cos lớn hơn mức quy định thì lại chưa được đề cập đến
    Đề tài sẽ tính toán và đề xuất mô hình bù công suất phản kháng, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng điện.
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    Tên đề tài: Tính toán lựa chọn vị trí, số lượng, dung lượng thiết bị bù hợp lý trong lưới điện phân phối trung áp.
    Tóm tắt: Phân tích và đánh giá việc tiêu thụ công suất phản kháng của các thiết bị trong lưới điện phân phối trung áp từ đó đưa ra phương thức bù phù hợp. Đề tài áp dụng phương pháp quy hoạch động để để phân tích, đánh giá và đưa ra phương án tối ưu để bù cho lưới. Đề tài đã sử dụng chương trình PSS/E áp dụng tính toán cho lộ đường dây 471-E85 của chi nhánh điện Chí Linh trực thuộc Công ty Điện lực Hải Dương.
    Đề tài bao gồm 5 chương.
    Chương 1 Tổng quan về bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối.
    Chương 2 Các phương pháp nghiên cứu bài toán bù trong lưới điện phân phối.
    Chương 3 Xây dựng mô hình tính toán bù công suất phản kháng.
    Chương 4 Tính toán đối với lưới điện Hải Dương.
    Chương 5 Kết luận và kiến nghị.

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/4f7e767b7e7f787a/LV_08_CN_TBD_TT.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...