Báo Cáo Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    1.1. Tên đề tài

    Tình hình quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

    1.2. Cơ sở hình thành đề tài

    Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây đã làm cho nền kinh tế của những quốc gia phát triển lâm vào tình trạng suy thoái, không ổn định. Những cường quốc lớn như: Mỹ, Đức, Trung Quốc, là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng lần này. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi do tác động của các chính sách mà chính phủ Mỹ ban hành nhằm điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.

    Ở Việt Nam, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ đầu năm 2007 nên tình hình nền kinh tế có nhiều biến động làm cho cơ chế tỷ giá có nhiều thay đổi, cụ thể là vào ngày 01/02/2005 tỷ giá USD/VND là 15.758 đồng nhưng đến ngày 31/12/2008 thì tỷ giá này đã tăng lên 16.977 đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối là do nhiều yếu tố tác động mang lại: mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia, mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, những dự đoán về tỷ giá hối đoái trong tương lai, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế hay sự can thiệp của chính phủ và các nhân tố khác .Mặt khác ở Việt Nam, thị trường thanh toán mua bán xuất nhập khẩu chủ yếu bằng USD nên sự thay đổi tỷ giá hối đoái liên tục và không ổn định sẽ mang lại những khó khăn nhất định trong việc chi trả, thanh toán xuất nhập khẩu.

    Chính từ những yếu tố này, để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ giá trong thị trường ngoại hối và những chính sách quản lý ngoại hối mà chính phủ Việt Nam ban hành tác động lên thị trường ngoại hối ở Việt Nam như thế nào? Những chính sách này có hiệu quả không? Ban hành với mục đích gì? Và khi nào nên có một chính sách mới? Nhận thấy được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam và xuất phát từ những câu hỏi trên cũng như là sự mong muốn làm rõ các chính sách quản lý ngoại hối mà chính phủ ban hành nên tôi chọn đề tài: “Tình hình quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Nhằm đưa ra các nhận định đúng đắn, khách quan hơn về sự biến động tỷ giá trong thị trường ngoại hối Việt Nam.

    1.3. Mục tiêu nghiên cứu

     Mô tả chính sách quản lý ngoại hối mà chính phủ Việt Nam ban hành và đang áp dụng.

     Xem xét sự tác động của các chính sách quản lý ngoại hối mà chính phủ Việt Nam ban hành và đang áp dụng lên thị trường ngoại hối Việt Nam.

     Đánh giá sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Việt Nam thông qua các chính sách mà chính phủ Việt Nam ban hành và đang áp dụng.

    1.4. Phạm vi nghiên cứu

    Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách quản lý ngoại hối mà Ngân hàng nước Việt Nam ban hành từ năm 2005 đến 2009 và chỉ xem xét ảnh hưởng của chính sách này lên tỷ giá giữa USD và VND trong khuôn khổ quản lý của Chính phủ Việt Nam.

    1.5. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu và tài liệu được cập nhập từ Internet.

    Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện theo hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu mô tả và khảo cứu cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết thuần và lý thuyết của các đề tài nghiên cứu trước. Đề tài được thực hiện thông qua hai bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

    Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện theo phương pháp định tính. Nghiên cứu lần này chủ yếu là vì mục đích tìm hiểu các chính sách của chính phủ và sự thay đổi tỷ giá giữa USD và VND qua các thời kỳ để từ đó thấy được mối quan hệ giữa chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ và tỷ giá hối đoái. Kết quả của nghiên cứu lần này là nhằm mục đích giúp cho tác giả nắm bắt được những thông tin, kiến thức mới và quan trọng hơn là hiểu rõ hơn các chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ để thực hiện tiếp bước nghiên cứu chính thức, nghiên cứu sâu hơn các vấn đề đặt ra.

    Nghiên cứu chính thức được thực hiện dựa vào phương pháp định tính và định lượng, khảo cứu các lý thuyết đã có sẵn và nêu ra các quan điểm riêng mà tôi rút ra được từ đề tài nghiên cứu này.

    1.6. Ý nghĩa nghiên cứu

    Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy mối quan hệ giữa chính sách chính phủ và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế có tác động như thế nào với nhau, giúp ngân hàng nhà nước có thông tin thêm từ đó có những chính sách phù hợp hơn giúp thị trường ngoại hối Việt Nam được ổn định, ngày càng phát triển.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...