Báo Cáo Tìm hiểu kinh tế đồng bằng sông cửu long

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. GIỚI THIỆU


    1.1. Cơ sở hình thành:

    ĐBSCL là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiều nhất Đông Nam Á là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. ĐBSCL cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.

    Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng và nguồn lực phát triển về công nghiệp, nông nghiệp và có vị trí địa lí thuận lợi trong đó tỷ trọng lớn nhất là phát triển công nghiệp chế biến từ nông sản và thủy sản. Nhưng công nghiệp phát triển rất thấp chỉ chiếm khoảng 20% GDP cả nước, xuất khẩu gạo chiếm 80% của cả nước (Nguyễn Thị Vang, 2005). Cần Thơ là trung tâm của cả vùng bao gồm các ngành: nhiệt điện, chế biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, dệt may và vật liệu xây dựng ngoài ra còn có sân bay góp phần giao lưu hàng hóa, khách du lịch trong và ngoài nước. Là khu vực có triển vọng về dầu khí trong thềm lục địa, khoáng sản vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát sỏi. Nhìn chung những thế mạnh trên đã tồn tại hàng trăm năm nay nhưng vẫn mãi tồn tại ở dạng "tiềm năng" chứ chưa được biến thành động lực thật sự cho phát triển. Chúng ta cần phải xem xét thật khách quan để tìm ra những giải pháp và bước đi thích hợp nhất cho toàn vùng, cũng như cho các địa phương trong vùng kinh tế quan trọng này. Vì lí do đó mà tôi quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long”.

    1.2. Mục tiêu:

    Tìm hiểu kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long

    1.3. Ý nghĩa:

    Tìm hiểu kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long giúp chúng ta thấy được những ưu và khuyết điểm từ đó giúp ta nhìn nhận được vấn đề để đưa ra những biện pháp khắc phục làm Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển bền vững hơn so với những khu vực khác trong nước.

    1.4. Phạm vi nghiên cứu:

    1.4.1. Không gian: Đồng Bằng Sông Cửu Long.

    1.4.2. Thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2004 đến năm 2008.

    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long

    1.5. Phương pháp nghiên cứu:

    Đề tài chủ yếu dựa vào việc thu thập các nguồn dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu được tiến hàng thu thập cụ thể như sau: các dữ liệu về báo cáo kinh tế vùng, qua sách, báo, tạp chí, cục thống kê và các website

    * Xử lý dữ liệu:

    Phương pháp nghiên cứu marketing: ma trận SWOT

    Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu: dùng các công cụ thống kê để tập hợp dữ liệu rồi sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, rút ra kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...