Luận Văn Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Thành phố Long Xuyên có nhiều Trung tâm dạy ngoại ngữ như Trung tâm Ngoại Ngữ của Trường Đại học An Giang, của Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, của Trường Lê Quí Đôn Những trung tâm này ngày càng có nhiều học viên đăng ký học, điều đó chứng tỏ mọi người đã có ý thức học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ có nhiều mục đích, phục vụ cho học tập, công việc, du học. Ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên đối với những người có mong muốn du học. Hằng năm, tỉnh An Giang có nhiều người đi du học, có người đi bằng học bổng, có người tự túc. Nhưng dù du học bằng cách nào thì cũng thể hiện khát khao của người muốn được tiếp cận kiến thức, thành tựu tiên tiến của nước ngoài. Để giúp đỡ cho những người có mong muốn du học nhưng không đủ điều kiện về tài chính, ngân hàng đã đưa ra sản phẩm cho vay du học để tạo điều kiện cho những người này có thể thực hiện được ước mơ.

    Mục tiêu của đề tài là xác định nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu về vay du học, tìm hiểu nguyên nhân học sinh và phụ huynh học sinh không thích sử dụng sản phẩm vay du học. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết là nhu cầu khách hàng. Mô hình nghiên cứu gồm nhu cầu khách hàng trọng tâm, qui mô khách hàng trọng tâm và các yếu tố tác động mức cầu. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và thu thập một số dữ liệu thứ cấp khác. Địa điểm nghiên cứu là Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu.

    Sau quá trình nghiên cứu, xác định được có 15 phụ huynh muốn vay du học. Con số này còn thấp vì vay du học vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng và những đặc điểm của vay du học còn gây khó khăn cho khách hàng.

    Tóm lại, học sinh và phụ huynh học sinh có nhu cầu về vay du học, nhưng số người thực sự có thể vay chưa nhiều vì những lý do khác nhau. Điều này rất hữu ích cho ngân hàng trong việc nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện sản phẩm vay du học và đưa đến những khách hàng có nhu cầu.



    MỤC LỤC
    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1 Cơ sở chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1
    1.2.1 Mục tiêu 1
    1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2
    1.3. Ý nghĩa đề tài 2
    1.4 Nội dung của khoá luận 2

    Chương 2
    HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC
    TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
    2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học 3
    2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên 5
    2.3 Tóm tắt 5

    Chương 3
    CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm 6
    3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng 11
    3.3 Mô hình nghiên cứu 12
    3.4 Tóm tắt 13

    Chương 4
    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1 Phương pháp nghiên cứu 14
    4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài 14
    4.2.1 Dữ liệu thứ cấp 14
    4.2.2 Dữ liệu sơ cấp 14
    4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo 15
    4.4 Thiết kế nghiên cứu 15
    4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 15
    4.4.2 Nghiên cứu chính thức 15
    4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn 16
    4.6 Bảng câu hỏi 16
    4.7 Mẫu 17
    4.7.1 Chọn mẫu 17
    4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu 17
    4.8 Thống kê mẫu 18

    Chương 5
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    5.1 Báo cáo kết quả điều tra 19
    5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn 19
    5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh 26
    5.1.3 Báo cáo cuộc điều tra phỏng vấn phụ huynh 32
    5.1.4 Ước lượng mức cầu 36
    5.2 Tóm tắt 38

    Chương 6
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    6.1 Kết luận 39
    6.1.1 Tổng quát 39
    6.1.2 Kết quả chính của nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
    6.2 Kiến nghị 40
    6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...