Thạc Sĩ Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện lục

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

    Cây ăn quả là loại cây trồng đã có từ xa xưa, luôn gắn liền với sản xuất và
    đời sống của con người. Ngày nay CAQ chiếm một vị trí quan trọng trong
    chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đang trở thành một phong trào rộng lớn ở các
    tỉnh trung du miền núi, do đã khai thác phát huy được tiềm năng lợi thế của
    những vùng đất đồi núi và mang lại thu nhập cao, giúp người nông dân xoá
    đói giảm nghèo và nhiều hộ đã đi đến làm giầu.
    Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự
    nhiên là 101.223 ha và 202794 nhân khẩu. Từ khi thực hiện công cuộc đổi
    mới nền kinh tế đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
    đạo, Lục Ngạn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu
    cây trồng, đặc biệt là trồng CAQ. Hiện nay toàn huyện có 21.622 ha diện tích
    CAQ. Mức tăng trưởng về (GO) của các ngành kinh tế trong năm năm gần
    đây đạt bình quân hàng năm là 16,4%, kinh tế nông lâm nghiệp chiếm 61,18%
    trong cơ cấu các ngành kinh tế. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 72,15% cơ
    cấu kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó CAQ chiếm 75% trong ngành trồng
    trọt [1].
    Có thể nói CAQ đã giúp người dân nơi đây lựa chọn được một giải pháp
    phát triển kinh tế rất quan trọng trong thời kỳ đổi mới.Tuy nhiên xét theo
    quan điểm BV, việc phát triển CAQ ở huyện Lục Ngạn, vẫn còn nhiều vấn đề
    cần được đưa ra nghiên cứu giải quyết, đó là:
    - Về kinh tế: Tăng trưởng không ổn định, lợi nhuận từ sản xuất CAQ
    không tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của GO nguyên nhân chủ yếu do:
    + Sự mất cân đối về cơ cấu chủng loại cây trong tập đoàn CAQ; cơ cấu
    giống đối với từng loại CAQ, không chủ động điều tiết được sản lượng hợp lý
    theo mức cầu của thị trường, trong vụ thu hoạch thường xẩy ra tình trạng
    cung vượt quá cầu.
    + Công tác đăng ký thương hiệu hàng hoá, quản lý chất lượng sản phẩm
    quả bằng thương hiệu còn nhiều bất cập. Chưa có sự đầu tư thoả đáng cho chế
    biến, sản phẩm sau chế biến chất lượng thấp và nghèo về chủng loại. Thị
    trường tiêu thụ cục bộ, chất lượng thấp, chủ yếu là xuất khẩu tiểu ngạch sang
    Trung Quốc và thường xuyên bị ép giá.
    - Việc làm, thu nhập của người dân không ổn định, nguyên nhân: một
    phần do nội lực của người dân còn hạn chế; một phần do sự quan tâm đầu tư
    của Chính phủ đối với nhân dân như: Công tác đào tạo; ứng dụng chuyển giao
    khoa học công nghệ; hỗ trợ về SX, thương mại còn hạn chế;
    - Về môi trường: sản xuất chưa gắn với BVMT do khả năng tiếp cận
    khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân
    đối với cộng đồng còn hạn chế, dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa
    bãi, thiếu khoa học, gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh an toàn thực phẩm,
    sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
    Việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát
    triển cây ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn tỉnh
    Bắc Giang” sẽ góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu chung
    Xây dựng những quan điểm, phương hướng có cơ sở khoa học để đề ra
    một số giải pháp khả thi cho việc phát triển CAQ theo hướng bền vững trên
    địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá các vấn đề khoa học về phát triển khi đánh giá tăng
    trưởng, phát triển kinh tế nói chung và CAQ theo quan điểm bền vững.
    - Nghiên cứu đánh giá thực trạng về kết quả, hiệu quả kinh tế và phát
    triển CAQ trên địa bàn huyện Lục Ngạn
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển CAQ theo hướng BV trên địa
    bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu những vấn đề về kinh tế và phát triển
    một số CAQ mang tính chủ lực (Vải thiều, Hồng nhân hậu, cây có múi); quy
    mô, cơ cấu sản xuất, phát triển CAQ, những tác động từ các chính sách của
    Nhà nước đối với nhân dân miền núi; SX gắn với BVMT sinh thái.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.2.1. Phạm vi về không gian
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài chỉ tập trung nghiên cứu ở một số xã
    điển hình, đại diện cho huyện Lục Ngạn.
    3.2.2. Phạm vi về thời gian
    Các số liệu chung được tập hợp trong giai đoạn từ năm 2000- 2006.
    Các số liệu điều tra kinh tế hộ thực hiện trong năm 2006.
    4. Đóng góp mới của luận văn
    Các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học đã xác định tiềm năng
    vùng CAQ, các Quy trình sản xuất, nâng cao năng xuất, sản lượng quả ; tuy
    nhiên xét theo quan điểm phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững thì thực
    trạng phát triển CAQ trên địa bàn huyện, vẫn còn nhiều nội dung cần giải
    quyết như: Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả đầu tư hàng năm chưa đạt được mức
    độ ổn định; tư tưởng, việc làm của người lao động thường xuyên bị dao động;
    sản xuất chưa gắn với BVMT, sức khoẻ con người.
    Luận văn tập trung vào nghiên cứu tình hình phát triển CAQ, trên cơ sở
    điều tra, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, tại một số vùng trên
    địa bàn huyện, rút ra những nhận xét, kết luận và đề suất một số giải pháp khả
    thi nhằm phát triển CAQ theo hướng bền vững cho huyện Lục Ngạn.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm có 03 chương:
    Chương 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu;
    Chương 2: Thực trạng về tình hình phát triển sản xuất CAQ trên địa bàn
    huyện Lục Ngạn;
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển CAQ theo hướng bền vững
    trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
    MỤC LỤC
    Trang
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài . 1
    2- Mục tiêu nghiên cứu . 2
    2.1- Mục tiêu chung . 2
    2.2 - Mục tiêu cụ thể 2
    3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    3.1- Đối tượng nghiên cứu 3
    3.2- Phạm vi nghiên cứu . 3
    3.2.1- Phạm vi về không gian 3
    3.2.2- Phạm vi về thời gian . 3
    4- Đóng góp mới của luận văn 3
    5- Bố cục của luận văn 4
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    1.1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 6
    1.1.1- Cơ sở lý luận về phát triển bền vững 6
    1.1.2- Cơ sở thực tiễn 16
    1.2- PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    1.2.1- Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết . 29
    1.2.2- Các phương pháp nghiên cứu 29
    1.2.3- Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 32
    Chương 2
    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
    LỤC NGẠN 35
    2.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện lục ngạn, tỉnh Bắc Giang . 35
    2.1.1- Điều kiện tự nhiên . 35
    2.1.2- Điều kiện kinh tế- xã hội 37
    2.1.3- Một số thuận lợi, khó khăn chung của điều kiện tự nhiên, kinh tế
    xã hội với tình hình phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn . 41
    2.2. Thực tạng sản xuất và phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn . 43
    2.2.1. Một số nhân tố sản xuất, phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn . 43
    2.2.2- Những ảnh hưởng của cơ chế chính sách Nhà nước và khoa học
    công nghệ đối với phát triển cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn 53
    2.2.3- Kết quả sản xuất cây ăn quả trong vùng nghiên cứu 56
    2.2.4- Những ảnh hưởng của phát triển cây ăn quả đối với môi trường
    sinh thái . 64
    2.2.5- Hiệu quả xã hội từ sản xuất phát triển cây ăn quả 68
    2.2.6- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình phát triển và
    hiệu quả kinh tế sản xuất cây ăn quả . 69
    2.2.7- Một số kết luận về thực trạng phát triển cây ăn quả theo hướng
    bền vững ở huyện Lục Ngạn . 73
    Chương 3
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢTHEO HưỚNG
    BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NGẠN 76
    3.1- Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển cây ăn quả 76
    3.1.1- Những quan điểm phát triển cây ăn quả . 76
    3.1.2- Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH huyện Lục Ngan đến năm 2010 . 78
    3.1.2- Định hướng phát triển cây ăn quả 78
    3.2- Một số giải pháp phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện
    Lục Ngạn theo hướng bền vững . 81
    3.2.1- Quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển cây ăn quả . 81
    3.2.3- Tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh cho người lao động . 86
    3.2.4- Bảo quản trước, sau thu hoạch và chế biến 87
    3.2.5- Các giải pháp về kỹ thuật . 91
    3.2.6- Thị trường và dịch vụ . 97
    3.2.7- Cơ chế chính sách . 100
    3.3- DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐưỢC . 107
    3.3.1- Về kết quả và hiệu quả kinh tế đến năm 2010 107
    3.3.2- Về bảo vệ môi trường sinh thái 109
    3.3.3- Về xã hội . 111
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    1- Kết luận . 114
    2- Đề nghị 116
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 117
    PHỤ LỤC 120
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...