Thạc Sĩ Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản ở học sinh trung học phổ thông huyện đại

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Lan Chip, 22/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Chương trình hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển, tổ chức tại CaiRo (Ai Cập) năm 1994 đã nhấn mạnh đến chăm sóc sức khỏe sinh sản cho Vị thành niên và Thanh niên, coi đó là một thành tố quan trọng trong nội dung sức khoẻ sinh sản. Thực hiện Chương trình của Hội nghị CaiRo, Chương trình Dân số Việt Nam đã mở rộng nội dung và hướng trọng tâm vào chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
    Thời kỳ Vị thành niên được đặc trưng bởi sự phát triển rất nhanh cả về trí tuệ và thể lực, thời kỳ này có nhiều biến động về tâm lý và sinh lý. Cơ thể tăng cường sản xuất các hormone sinh dục nên có sự phát triển các cảm súc về sinh lý giới tính, tình bạn khác giới trở nên có ý nghĩa quan trọng và mang một sắc thái riêng biệt.
    Vị thành niên thích thử sức mình, thích tự khẳng định mình và muốn thoát ly sự kiểm soát của bố mẹ. Do vậy đôi khi cũng dễ có những hành vi, ứng xử lệch chuẩn hoặc vi phạm pháp luật bởi sự lôi kéo của bạn bè. Đây cũng là lứa tuổi đang phát triển và hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tâm lý chưa được hình thành vững chắc.
    Mục tiêu của chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên là cung cấp thông tin giúp các em hiểu rõ về giới tính, sinh lý sinh dục nam, nữ, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục . Cung cấp thông tin và những hiểu biết về sinh lý thụ thai để giúp Vị thành niên phòng tránh có thai ngoài ý muốn, phòng các bệnh LTQĐTD, nguy cơ dẫn đến vô sinh, tuyên truyền thực hiện tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn và có trách nhiệm [3].
    Vị thành niên chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số Việt Nam, theo tổng điều tra dân số năm 1999, quy mô dân số cả nước là 76.324.000 người, trong đó vị thành niên có 17,3 triệu chiếm 22,7% [38], [42]. Tỷ lệ vị thành niên trên toàn thế giới chiếm 17,5% dân số [28], đặc điểm chung của lứa tuổi này là trình độ hiểu biết, nhận thức về sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình và các biện pháp tránh thai còn hạn chế [60]. Hiểu biết của vị thành niên về giới tính còn thấp, khoảng một nửa Vị thành niên chưa nghe nói về bộ phận sinh dục, không biết một dấu hiệu nào về dậy thì và không biết gì về quan hệ tình dục [35]. Kiến thức của Vị thành niên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS cũng rất hạn chế, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỷ lệ Vị thành niên biết về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ dưới 60%, hiểu biết về các biện pháp tránh thai còn thấp. Hầu hết các em không biết biện pháp tính vòng kinh và xuất tinh ngoài âm đạo [34].
    Mặc dù là một nội dung quan trọng nhưng chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên mới chỉ được đề cập trong một vài năm gần đây. Nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh tuổi vị thành niên ở trường Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :“ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” với mục tiêu:
    1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
    2. Mô tả một số yếu tố liên quan tới kiến thức và hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh Trung học phổ thông huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên.
    MỤC LỤC
    Trang
    Đặt vấn đề 1
    Chương 1 Tổng quan 3
    1.1 Tuổi vị thành niên và SKSS 3
    1.1.1 Vị thành niên 3
    1.1.2 Sức khoẻ sinh sản 7
    1.1.3 Nội dung của CSSKSS 7
    1.2 Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản 12
    1.2.1 Thực trạng công tác CSSKSS trên thế giới 12
    1.2.2 Thực trạng công tác CSSKSS ở Việt Nam 14
    1.2.3 Thực trạng công tác CSSKSS ở Thái Nguyên 16
    1.3 Các yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi về
    SKSS 20
    Chương 2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 23
    2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
    2.3 Phương pháp nghiên cứu. 23
    Chương 3 Kết quả nghiên cứu 28
    3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 28
    3.2 Kết quả nghiên cứu kiến thức về SKSS của học
    sinh 29
    3.3 Kết quả nghiên cứu về thái độ, hành vi của học
    sinh về SKSS 37
    3.4 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi
    về sức khoẻ sinh sản 42
    Chương 4 Bàn luận 44
    4.1 Các yếu tố đặc trưng về đối tượng nghiên cứu 44
    4.2 Thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi về SKSS 45
    của VTN
    4.3 Một số yếu tố liên quan tới kiến thức, thái độ, 53
    hành vi về SKSS của VTN
    Kết luận 56
    Khuyến nghị 57
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
    Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới 28
    Bảng 3.2 Phân bố đối tượng theo giới, dân tộc 28
    Bảng 3.3 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về dấu hiệu dậy thì 29
    Bảng 3.4 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về nguyên nhân có thai 30
    Bảng 3.5 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về thời điểm có thai 30
    Bảng 3.6 Tỷ lệ học sinh hiểu biết về biện pháp tránh thai 31
    Bảng 3.7 Hiểu biết của học sinh nữ về tác hại của nạo phá thai 32
    Bảng 3.8 Hiểu biết của học sinh về các bệnh LTQĐTD 33
    Bảng 3.9 Hiểu biết về đường lây truyền của HIV/AIDS theo 34
    tuổi
    Bảng 3.10 Tỷ lệ học sinh biết nơi cung cấp PTTT 35
    Bảng 3.11 Tỷ lệ học sinh được tiếp cận kiến thức SKSS qua 36
    các kênh thông tin
    Bảng 3.12 Thái độ của học sinh về việc có bạn tình 37
    Bảng 3.13 Thái độ của học sinh về QHTD trước hôn nhân 38
    Bảng 3.14 Thái độ của học sinh về có thai trước hôn nhân 39
    Bảng 3.15 Tỷ lệ học sinh có bạn tình theo giới 40
    Bảng 3.16 Hành vi quan hệ tình dục của VTN 40
    Bảng 3.17 Tỷ lệ học sinh sử dụng BPPT khi QHTD 41
    Bảng 3.18 Mối liên quan giữa giới tính với hiểu biết về dấu hiệu 42
    dậy thì
    Bảng 3.19 Mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin SKSS 42
    với hiểu biết các biện pháp tránh thai
    Bảng 3.20 Mối liên quan giữa hiểu biết thời điểm thụ thai với 43
    hành vi QHTD
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh nữ về tác hại của nạo
    phá thai
    Trang
    Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về các bệnh LTQĐTD 33
    Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ học sinh biết nơi cung cấp PTTT 35
    Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ học sinh được tiếp cận kiến thức về SKSS 36
    qua các kênh thông tin
    Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ thái độ của học sinh về việc có bạn tình 37
    Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ về thái độ của học sinh về QHTD trước hôn 38
    nhân
    Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ thái độ của học sinh về có thai trước hôn nhân 39
    Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ học sinh sử dụng BPTT khi QHTD 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...