Luận Văn Quản Trị 317 - Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Sự phát triển ngày một hoàn thiện và đa dạng của hệ thống Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (NHTM CP) trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã có tác động lớn, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, taọ tiền đề cho quá trình mở cửa và hội nhập. Nhờ vào hoạt động cuả hệ thống ngân hàng mà nhu cầu sử dụng vốn để duy trì và mở rộng qui mô sản xuất của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.

    Tuy nhiên việc gỡ bỏ hoàn toàn hàng rào bảo hộ đối với ngành tài chính trong xu thế hội nhập tất yếu vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đang đem đến những thách thức rất lớn cho hệ thống NHTM CP ở nước ta, thậm chí sẽ có không ít ngân hàng TMCP phải chấp nhận bị thâu tóm, sáp nhập hoặc rút lui khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Không ít các khó khăn đã đặt ra cho hệ thống NHTMCP nói chung và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín nói riêng, nhưng với tính năng hoạt động nhạy bén trong cạnh tranh và biết hướng vào hệ khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giúp cho Sacombank tìm được thị phần riêng,vượt qua khó khăn và trỡ một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

    Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất Việt Nam, nên Sacombank đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.

    Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín An Giang là ngân hàng mới được hình thành, nên còn khá non trẻ trong hệ thống ngân hàng tại Tỉnh, nhưng Sacombank vẫn phát triển và gặt hái được những thành tựu đáng kể.Với mục tiêu kinh doanh là đảm bảo nhịp độ phát triển nhanh và bền vững đem về lợi nhuận cao và an toàn, vừa phù hợp với mục tiêu kinh doanh của Hội đồng quản trị đặt ra vừa phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh. Vì thế, công tác quản lý, kiểm soát và định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao và an toàn là quan trọng và được Ban lãnh đạo ngân hàng quan tâm hàng đầu, nhất là trong giai đoạn hiện nay là giai đoạn mà Ngân hàng phải tích cực quản bá tên tuổi, mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới, nhằm chủ động và củng cố nội lực để sẳn sàng cạnh tranh, từng bước khẳng định hình ảnh và thương hiệu Sacombank trên địa bàn hoạt động.

    Ngoài ra, hoạt động tín dụng là nội dung nghiên cứu mới chưa được thực hiện tại Sacombank An Giang trước đây, nên vấn đề nghiên cứu sẽ phản ảnh thực trạng công tác tín dụng trong thời gian hiện tại, và góp phần thúc đẩy thêm quá trình nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian tới.

    Với các lý do trên, em đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín An Giang” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng.

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Để thực hiện mục tiêu chung về việc phân tích hiệu quả tín dụng tại Chi nhánh nhằm phản ánh đúng thực trạng và đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể như:

    Phân tích tình hình nguồn vốn nhằm xác định mức độ an toàn và tính bền vững của hoạt động cho vay.

    Phân tích doanh số cho vay nhằm xác định vị trí của Sacombank trong hệ thống tín dụng trên cùng điạ bàn, đồng thời phản ánh mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh có phù hợp với mục tiêu phát triển chung của toàn hệ thống Sacombank, cũng như phù hợp với phương hướng phát triển chung của nền kinh tế địa phương.

    Phân tích doanh số thu nợ để nói lên hiệu quả của công tác thu nợ tại Sacombank An Giang so với tình hình thu nợ chung của hệ thống tín dụng trên địa bàn; đồng thời phản ánh hiệu quả thật sự của công tác thu nợ khi so sánh với mức tăng trưởng qua các kỳ.

    Phân tích dư nợ nhằm xác định mức tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh có theo kịp mức tăng của hệ thống NHTM CP trên địa bàn, đồng thời phản ánh mức tăng trưởng này có phù hợp với tình hình tăng trưởng chung của các TCTD và có phù hợp với kế hoạch mà Ban lãnh đạo Sài Gòn Thương Tín đặt ra.

    Phân tích nợ quá hạn nhằm đánh giá công tác quản lý, kiểm soát nợ qúa hạn tại Chi nhánh có đạt hiệu quả cao hơn hay chỉ tương đồng so với tình hình chung của hệ thống tín dụng trên điạ bàn, đồng thời phản ảnh chất lượng thật sự của hoạt động tín dụng thông qua so sánh số liệu tăng trưởng nợ quá hạn qua các năm.

    Phân tích quy trình cho vay và lãi suất cho vay để phản ánh khả năng thu hút khách hàng, khả năng cạnh tranh với các hệ thống tín dụng khác góp phần nâng cao doanh số cho vay, tăng hiệu quả và chất lượng cho hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

    3. Phương pháp nghiên cứu.

    Được thực hiện qua các phương pháp nghiên cứu sau:

    -Phương pháp quan sát: quan sát thực tế công tác tín dụng tại Chi nhánh nhằm nắm bắt những kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ cho vay.

    -Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng tín dụng và cán bộ tín dụng về nguyên nhân tăng, giảm của các chỉ tiêu qua từng kỳ, các bước thực hiện trong qui trình cho vay và những cơ sở để quyết định lãi suất.

    -Phương pháp thu thập thông tin: Từ các số liệu do Chi nhánh cung cấp, tham khảo sách chuyên ngành, từ tạp chí ngân hàng, tin Sacombank và chuyên đề tốt nghiệp trước.

    -Phương pháp phân tích, so sánh số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối. Và so sánh với một số chỉ tiêu phát triển kinh tế địa phương, hệ thống các tổ chức tín dụng trêh địa bàn tỉnh An Giang.

    4. Phạm vi nghiên cứu.

    Đề tài được giới hạn trong những phạm vi sau:

    Không gian nghiên cứu.

    Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh An Giang, tình hình phát triển kinh tế địa phương, tình hình hoạt động hệ thống tín dụng trên địa bàn An Giang, và thu thập số liệu thô về doanh số cho vay, lãi suất cho vay, quy trình cho vay của Chi nhánh ngân hàng Đông Á.

    Thời gian nghiên cứu.

    Số liệu được thu thập trong 3 năm: 2003, 2004, 2005 tại Sacombank An Giang, kinh tế địa phương, hệ thống tín dụng tỉnh An Giang.

    Nội dung nghiên cứu:

    -Tập trung nghiên cứu vào hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank An Giang qua các chỉ tiêu về nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn, lãi suất cho vay và quy trình cho vay.
    -Liên hệ với tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh và nghiên cứu tình hình tăng trưởng tín dụng các tổ chức tín dụng địa phương.
    -So sánh lãi suất cho vay và quy trình cho vay với ngân hàng Đông Á.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...