Thạc Sĩ Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh tới năm 2015

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Văn kiện Đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu: “Năm 2010 tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ”.
    [62]
    Về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2001-2005 trong báo cáo đã viết: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế ”.
    [62]
    Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng hay mỗi tỉnh đều cần thiết phải xác định một cơ cấu kinh tế hợp lý trong đĩ xác định đúng đắn mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, giữa các thành phần kinh tế. Những mối quan hệ trên được xác lập chặt chẽ thể hiện cả về số lượng và chất lượng. Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý là nhân tố rất quan trọng trong tăng trưởng
    và phát triển bền vững nền kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng và phát triển kinh tế có tác động đến cơ cấu kinh tế.

    Cơ cấu kinh tế không cố định mà thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Đối với nước ta trong thời gian qua, cơ chế quản lý thay đổi từ quản lý nền kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế là tất yếu khách quan.

    Sau 20 năm chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và liên tục nhiều năm. Mức sống của một bộ phận lớn dân cư đơ thị và nông thơn được cải thiện rõ nét, bước đầu đã có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế đề đầu tư cho phát triển.

    Những thành quả đã đạt được trong thời gian qua bắt nguồn từ những chủ trương và chính sách phát triển kinh tế đúng đắn hợp lý, trong đĩ cĩ chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Trà Vinh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích 221.515 ha và số dân 1.018,2 ngàn người (số liệu năm 2004) là tỉnh nghèo, GDP/người năm 1995 mới đạt 2,1 triệu đồng, năm 2000 cũng mới đạt 2,9 triệu đồng, năm 2004 đạt 4 triệu đồng và ước năm 2005 đạt 4,3 triệu đồng, cơ cấu kinh tế lạc hậu, là tỉnh sản xuất nông nghiệp là cơ bản. Đến 2005 ngành nông lâm ngư nghiệp
    vẫn chiếm trên 61,1%, ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 9,8%, ngành dịch vụ chiếm 29,1% (theo giá cố định 1994 )trong cơ cấu kinh tế. Muốn đưa nền kinh tế cĩ
    tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

    Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Trà Vinh lần thứ VIII (tháng 12/2005) đã xác định phương hướng của thời kỳ 2006-2010 như sau: “ Khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,


    5. Những đóng góp của luận án

    - Tổng hợp một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế.
    - Lần đầu tiên đánh giá toàn diện cơ cấu kinh tế của tỉnh mang tính khoa học và
    thực tiễn.
    - Luận án đã đưa ra phương hướng các giải pháp mang tính toàn diện, đột phá
    cho sự chuyển dịch cơ cấu.
    - Góp phần cung cấp có cơ sở, căn cứ trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho các cấp của địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...