Báo Cáo Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Gạo Tỉnh An Giang Giai Đoạn 2004 - 2008

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Cơ sở hình thành .

    Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa.Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt,có khả năng học hỏi nhanh, thì sẽ thu được lợi, còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất thế giới.Những thành tựu mà Việt Nam đã và đang đạt được là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào.

    Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, cafe, cao su, hạt điều , thủy sản, gỗ, dệt may, giày dép, dầu khí, Trong đó mặt hàng gạo Việt Nam chiếm phần quan trọng, đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa,mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cafe, chè, lúa,

    Trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra một cách nhanh chóng như hiện nay, hội nhập kinh tế trở thành mục tiêu chung của nhiều nước. Bên cạnh đó nền kinh tế thị trường đang diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do đó muốn đứng vững được trên thương trường thì phải linh hoạt, phải thường xuyên phân tích, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của tỉnh về vấn đề sử dụng, khai thác các tiềm năng, các ngành có ưu thế để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

    An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.Trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thì An Giang là tỉnh chiếm vị trí cao về diện tích đất nông nghiệp và là vựa lúa lớn nhất nhì trong khu vực.Giống như cơ cấu kinh tế của nước ta tỉnh An Giang cũng là một tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm vị trí cao của nền kinh tế tỉnh, chủ yếu là trồng lúa, nuôi trồng thủy sản ngoài ra cũng có một số ngành như xay sát, dệt may, sản xuất thủ công, nông nghiệp, Tuy nhiên, các ngành này thì không được tỉnh tập trung khai thác mà chủ yếu là ngành gạo và thủy sản. Vai trò của việc xuất khẩu gạo ở tỉnh An Giang là rất quan trọng giúp người dân trồng lúa có thu nhập cao vì bán được với giá cao hơn khi bán cho các doanh nghiệp trong nước giúp người dân cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.Chính vì vậy, tỉnh An Giang cần quan tâm hơn về lĩnh vực xuất khẩu gạo. Đó chính là lí do em chọn đề tài “ phân tích tình hình xuất khẩu gạo tỉnh An Giang”.



    2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.

    2.1 Mục tiêu.

    Tìm hiểu về tình hình xuất khẩu gạo ở An Giang trong những năm 2004– 2008.

    2.2 Phạm vi.

    Do thời gian nghiên cứu có hạn nên:

    ư Đề tài chỉ nghiên cứu tình hình xuất khẩu gạo của tỉnh An Giang.

    ư Đề tài phân tích dựa vào các số liệu được cung cấp trong các năm gần đây nhất đó là từ năm 2004 – 2008.

    ư Đề tài tập trung nghiên cứu lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng gạo .

    2.3 Ý nghĩa việc nghiên cứu.

    ư Việc nghiên cứu sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân hiểu biết thêm về lĩnh vực ngoại thương cụ thể hơn là tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và của tỉnh An Giang nói riêng.

    ư Thấy được vị trí, vai trò và tiềm năng ngành xuất khẩu mặt hàng gạo của tỉnh.

    ư Giúp sinh viên củng cố kiến thức, áp dụng lý thuyết vào thực tiễn .

    ư Có thể làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược mới giúp đem lại hiệu quả cao trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...