Luận Văn phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC​ 169667351" CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
    169667352" 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
    169667353" 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
    169667354" 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
    169667355" 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
    169667356" CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
    169667357" 2.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 3
    169667358" 2.1.1 Tiền gửi khách hàng. 3
    169667359" 2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm 3
    169667360" 2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4
    169667361" 2.2.1 Khái niệm chung về tín dụng. 4
    169667362" 2.2.2 Các hình thức tín dụng. 4
    169667363" 2.2.3 Đối tượng cho vay. 4
    169667364" 2.2.4 Nguyên tắc vay vốn. 4
    169667365" 2.2.5 Điều kiện vay vốn. 5
    169667366" 2.2.6 Thể loại cho vay. 5
    169667367" 2.2.7 Thời hạn cho vay. 5
    169667368" 2.2.8 Lãi suất cho vay. 5
    169667369" 2.2.9 Mức cho vay. 6
    169667370" 2.2.10 Hồ sơ vay vốn. 6
    169667371" 2.2.11 Thẩm định và quyết định cho vay. 6
    169667372" 2.2.12 Thu nợ và thu lãi 7
    169667373" 2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 7
    169667374" 2.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn. 7
    169667376" 2.3.2 Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn. 7
    169667378" 2.3.3 Dư nợ/Tổng nguồn vốn. 8
    169667379" 2.3.4 Dư nợ/ Tổng vốn huy động. 8
    169667380" 2.3.5 Nợ quá hạn/Dư nợ. 8
    169667381" CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT
    169667381" CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ 9
    169667382" 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH 9
    169667383" 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG BAN 10
    169667385" 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA 11
    169667386" 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CHI NHÁNH TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 14
    169667387" 3.4.1 Thuận lợi 14
    169667388" 3.4.2 Khó khăn. 14
    169667389" 3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2007. 15
    169667390" 3.5.1 Định hướng hoạt động kinh doanh. 15
    169667391" 3.5.2 Giải pháp thực hiện. 15
    169667392" CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
    169667392" CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ QUA
    169667392" 3 NĂM 2004 – 2006. 17
    169667393" 4.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 17
    169667394" 4.1.1 Tình hình nguồn vốn. 17
    169667395" 4.1.2 Tình hình huy động vốn. 18
    169667396" 4.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 20
    169667397" 4.2.1 Doanh số cho vay. 20
    169667398" 4.2.2 Doanh số thu nợ. 24
    169667399" 4.2.3 Tình hình dư nợ. 29
    169667400" 4.2.4 Tình hình nợ quá hạn. 32
    169667401" 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 35
    169667402" 4.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn. 35
    169667403" 4.3.2 Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn. 36
    169667404" 4.3.3 Dư nợ/Tổng nguồn vốn. 36
    169667405" 4.3.4 Dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động. 36
    169667406" 4.3.5 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ. 36
    169667407" 4.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 37
    169667408" 4.4.1 Huy động vốn. 37
    169667409" 4.4.2 Hạn chế nợ quá hạn. 38
    169667410" CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 40
    169667411" 5.1 KẾT LUẬN 40
    169667412" 5.2 KIẾN NGHỊ



    1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước cùng với sự hòa nhập vào nền kinh tế thới giới. Nền kinh tế của Việt Nam đạt được thành quả như hiện nay không thể không kể đến sự đóng góp của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ở bất cứ quốc gia nào cũng vậy, hệ thống ngân hàng là mạch máu của nền kinh tế, nền sản xuất ngày càng phát triển hệ thống ngân hàng càng trở nên quan trọng. Hệ thống ngân hàng là nơi cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế, là chiếc cầu nối giữa nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn. Trong đó, Việt Nam là một nước có hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy hoạt động của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam là rất cần thiết.
    Không như các loại sản phẩm khác, sản phẩm chính của ngân hàng là tiền tệ. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng không chỉ tạo ra lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác ăn nên làm ra, từ đó mà góp phần tạo nên bộ mặt kinh tế xã hội ngày càng phát triển. Do đó, để ngân hàng hoạt động thuận lợi và có lợi nhuận thì trước hết phải nói đến nguồn vốn. Để có vốn kinh doanh ngoài việc phải sử dụng vốn điều hòa từ ngân hàng cấp trên thì bản thân ngân hàng phải huy động vốn và kinh doanh nguồn vốn bằng hình thức cho vay. Huy động vốn và cho vay vốn là hai mảng song song không những quyết định vấn đề sống còn của ngân hàng mà còn thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển. Như vậy, làm thế nào để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, làm thế nào để bổ sung nguồn vốn kịp thời cho các thành phần kinh tế, đây là những câu hỏi luôn được đặt ra cho các nhà lãnh đạo, làm sao để tương xứng với tên gọi “NHNo & PTNT”.
    Hòa chung với sự phát triển của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò đã và đang cố gắng để đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đáp ứng nguồn vốn kịp thời cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là nông dân trên địa bàn huyện phát triển sản xuất và cải thiện đời sống. Đồng thời, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng là điều mà tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng luôn luôn quan tâm. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài “phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
    * Phân tích tình hình huy động vốn và tình hình cho vay của Chi nhánh nhằm đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của Chi nhánh qua 3 năm.
    * Đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh qua hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động Ngân hàng.
    * Tìm hiểu nguyên nhân khó khăn trong thu nợ, kéo dài nợ quá hạn của khách hàng, từ đó đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn hạn chế nợ quá hạn.

    1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Nguồn số liệu chủ yếu là số liệu thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng kế toán của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò.
    - Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, so sánh số liệu tương đối và tuyệt đối.
    - Tham khảo sách báo và đề tài của các anh chị khóa trước trong lĩnh vực ngân hàng.
    1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Hoạt động của NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò rất đa dạng và phong phú với rất nhiều hình thức và dịch vụ khác nhau. Nhưng đề tài này chỉ tập trung phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay của Chi nhánh qua 3 năm: 2004, 2005 và 2006.
























    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN​ ​ 2.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
    2.1.1 Tiền gửi khách hàng
    [​IMG] Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán)
    Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng và ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên còn gọi là tài khoản giao dịch.
    Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và không vì mục đích sinh lợi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định nên khi hoạt động ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.
    [​IMG] Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ)
    Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc ngân hàng trả tiền lại cho mình. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút tiền khi đến hạn. Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gửi tiền nên ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện khách hàng không được hưởng lãi suất hoặc được hưởng lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn. Điều này phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ.
    Đối với tiền gửi có kỳ hạn ngân hàng biết trước thời gian đến hạn nên ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay. Vì vậy, nguồn vốn này được sử dụng rất hiệu quả.
    2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm
    Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý và mang theo sổ khi đến ngân hàng giao dịch. Đây cũng là nguồn vốn huy động có tính ổn định của ngân hàng.
    [​IMG] Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
    Là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm hầu trang trải những chi tiêu cần thiết, đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi tiền có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền tại nhà.
    [​IMG] Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
    Đây là loại hình mà khách hàng gửi tiền có sự thuận về thời gian với ngân hàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

    169667412" . 40
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...