Báo Cáo Phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng-lợi nhuận ở vựa gạo Thanh Bình

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I./ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới nhất là từ khi chúng ta gia nhập WTO .Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế đối tượng dễ bị tổn thương nhất là nông dân( chiếm phần lớn cơ cấu lao động nước ta) và nông nghiệp được xem là lĩnh vực hết sức nhạy cảm vì vừa là một ngành kinh tế vừa mang yếu tố chính trị( đảm bảo an ninh lương thực quốc gia). Trích lời của TS. Võ Hùng Dũng hội thảo “Triển vọng thị trường ngành Nông nghiệp Việt Nam” tại TP.HCM vào đầu năm 2009: “Gạo không phải là sản phẩm thương mại hàng hoá đơn thuần. Tuy vậy, cũng không nên quá nhấn mạnh những tính chất đặc thù của nó để tạo nên những sự can thiệp quá sâu của Chính phủ vào công việc kinh doanh, dễ làm méo mó thị trường. Sự can thiệp của Chính phủ có thể bắt nguồn từ lý do an ninh lương thực. Sự can thiệp quá sâu của hiệp hội xuất khẩu có thể bắt nguồn từ lý do các công ty kinh doanh không đủ năng lực kinh doanh thường bán giá thấp, gây thiệt hại cho đất nước”. Tuy nhiên việc can thiệp sâu như vậy có thể làm cho người nông dân bị bất lợi về giá, bởi Chính phủ luôn cân nhắc đến tình trạng lạm phát không để cho lúa gạo tăng được. Các công ty xuất khẩu yếu kém lại không bị đào thải bởi cơ chế bảo hộ giá. Rút cuộc, các rủi ro lẽ ra phân tán ở các công ty lại đổ dồn lên cấp vĩ mô và thiệt hại có thể còn lớn hơn. Khi người nông dân thấy giá cả bất lợi, họ sẽ không quan tâm xuất khẩu và do vậy sản lượng sẽ giảm Và vị thế của chúng ta trong thị trường xuất khẩu gạo là rất đáng kể( đứng thứ 2 thế giới trong nhiều năm liền) , khi Việt Nam ngừng xuất khẩu thì sẽ ảnh hưởng tới giá gạo thế giới. tuy nhiên nền sàn xuất lúa gạo nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn và thách thức trong đó chuỗi giá trị hạt gạo có ảnh hưởng rất lớn tới giá gạo cũng theo TS. Võ Hùng Dũng :”Chuỗi giá trị gạo là một chuỗi giá trị rất lớn trong phạm vi toàn quốc, không chỉ liên quan đến những người nông dân trồng lúa mà còn liên quan đến hệ thống dịch vụ, cung cấp các dịch vụ cho phân bón, thuốc trừ sâu, các nhà phân phối, hệ thống, cơ sở hạ tầng, năng lực hoạt động của các hiệp hội liên quan đến người nông dân trồng lúa, nhà chế biến, nhà xuất khẩu . Tổng thể đây là vấn đề rất lớn của quốc gia. Chúng ta cần phân tích từng điểm yếu trong hệ thống chuỗi đó là gì để có các biện pháp cải thiện “

    Bên cạnh đó còn một số lý do chủ quan như: “Việc mua, bán lúa hiện nay ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điểm đáng chú ý: Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ tổ chức mạng lưới mua trực tiếp được khoảng 20% lúa của dân, 80% còn lại mua qua trung gian và lực lượng này luôn ép giá, vì vậy lợi nhuận của người sản xuất luôn bị giảm sút” (theo Home.vnn.vn , cập nhật 13-01-2010 08:40), lực lượng trung gian được đề cập ở đây đó là tiểu thương điều đó cho thấy vai trò to lớn của tiểu thương trong chuỗi giá trị gạo .Đề tải em chọn ở đây dó là “ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại cơ sở vựa gạo Thanh Bình” đây là cơ sở kinh doanh nhỏ ( dạng tiểu thương ) khi phân tích sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện về tiểu thương trong mối quan hệ với nông dân cũng như tầm quan trọng của tiểu thương trong chuỗi giá trị gạo.Thông qua phương pháp phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận có thể giúp cơ sở gia tăng lợi nhuận , nâng cao giá trị hạt gạo.



    II./ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

    Thông qua phân tích các mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, từ đó chúng ta có thể xem xét quan hệ nội tại của các nhân tố:giá bán , sản lượng , chi phí khả biến , chi phí bất biến , kết cấu mặt hàng Đặc biệt là giá sản phẩm ( cả giá lúa và giá gạo) nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của cơ sở đang phân tích bên cạnh đó giúp người xem nhìn nhận và thấy được những khó khăn trong kinh doanh của lực lượng tiểu thương và vì sao tiểu thương luôn “ ép giá” nông dân ! ngoài ra mục tiêu của đề tài còn nhằm thể hiện khả năng nhạy bén với sự biến động của thị trường của lực lượng tiểu thương thông qua phân tích chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

    III./ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

    Do đối tượng nghiên cứu ở đây là một cơ sở kinh doanh nhỏ ( dạng kinh doanh hộ gia đình ) nên không kê khai, phát hàng hóa đơn chứng từ thông luật thuế cũng như luật kế toán mà chỉ sử dụng sổ ghi chép nhằm thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh do đó phương pháp nghiên cứu đối với đề tài là tổng hợp và phân loại các khoản chi phí (bao gồm chi phí bất biến ,chi phí khả biến) , tập hợp doanh thu thông qua sổ bán hàng của cơ sở . Ngoài ra các thông tin liên quan đề được cơ sở cung cấp đầy đủ. Kế tiếp khi có đủ thông tin sẽ tổng hợp và phân tích theo mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận để làm rõ vấn đề nghiên cứu bên cạnh đó đưa ra những nhận xét cho từng phần phân tích nhằm hướng tới những kết quả mong đợi. Kết thúc đề tài sẽ đưa ra kết luận vấn đề nghiên cứu cũng như các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình kinh doanh cửa cơ sở cũng như cải thiện vấn đề cần nghiên cứu.

    IV./ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    Do có thể đứng dưới nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận vấn đề ,nên em chỉ đứng dưới góc độ của một kế toán quản trị để tìm hiểu sự việc và đưa ra các nhận định (thông qua phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận.) trên thực tế cơ sở Thanh Bình có kinh doanh nhiều loại mặt hàng nên để dễ dàng và thuận tiệu trong quá trình nghiên cứ cũng như phân tích nên đề tài chỉ tập chung vào 2 loại mặt hàng gạo đó là: gạo 2517, gạo IR50404 trong quý III.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...