Báo Cáo Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    1.1.Lý do chọn đề tài:

    Theo như chúng ta đã biết, Việt Nam gia nhập WTO vào cuối tháng 11/2005 và chính thức mở cửa thị trường bán lẻ trong nước để các nhà đầu từ nước ngoài tham gia vào 01/01/2009, điều dễ nhận thấy nhất là các loại hàng hóa của nước ngoài bắt đầu tràn vào thị trường Việt Nam với giá cả hợp lí hơn, chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Đó là một thử thách lớn đối với các công ty trong nước, khi mà trình độ sản xuất và sức cạnh tranh của chúng ta chưa đủ để có thể cạnh tranh với những mặt hàng của nước ngoài.

    Tại Việt Nam, theo khảo sát của Grey Group có tới 77% người tiêu dùng ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, trong khi con số trung bình này trên toàn Châu Á chỉ là 40%. Điều này được lý giải ngoài tâm lý sính dùng hàng ngoại để tỏ ra sành điệu, đẳng cấp của một bộ phận người dân còn do chất lượng hàng ngoại tốt hơn, bền hơn, yên tâm hơn khi sử dụng, hậu mãi tốt . Nếu đưa cùng một mặt hàng, cùng chất lượng và giá cả thì giữa hàng Việt và hàng nước ngoài người tiêu dùng vẫn mang tâm lý lựa chọn hàng ngoại nhiều hơn. Theo đó, chất lượng hàng Việt theo đánh giá ban đầu của người tiêu dùng là không tốt bằng hàng mang xuất xứ từ nước ngoài do chúng ta vẫn chưa có qui trình kiểm tra theo một chuẩn mực nhất định. Vì thế, tính an toàn và chất lượng sản phẩm của hàng Việt không được đánh giá cao trong sự lựa chọn của người tiêu dùng.

    Tuy có những bất lợi nhất định, song nhiều sản phẩm trong nước đang dần khẳng định chất lượng và uy tín của công ty mình. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình hơn qua những sản phẩm chất lượng, xuất khẩu ra các thị trường nổi tiếng là khó tính như Châu Âu, Mỹ Các sản phẩm: giày da, cá basa, rau quả đông lạnh, may mặc không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà còn được người tiêu dùng nước ngoài ưa chuộng. Chất lượng hàng Việt ngày càng được nâng cao, mẫu mã hàng hóa đang được các doanh nhiệp chăm chút hơn nhằm làm mới chính mình. Chính những thay đổi đó, hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước ,thị hiếu người tiêu dùng đã có sự thay đổi khi lựa chọn hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Qua đó hàng Việt Nam sản xuất trong nước dần khẳng định được thương hiệu, với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định và mẫu mã bắt mắt.

    Điều này càng được khẳng định thông qua kết quả khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng Việt do Công ty Tư vấn và Nghiên cứu FTA Việt Nam thực hiện trong tháng 10/2009 tại 4 thành phố chính là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và TPHCM. Qua đó cho thấy, 71% trong số 400 người tiêu dùng tham gia khảo sát tin vào nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Họ cho biết chọn hàng nội địa vì giá cả phải chăng và chất lượng chấp nhận được.


    Với mong muốn đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh ngay trên sân nhà, Bộ Chính trị đã ban hành Thông tư Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình xúc tiến thương mại thị trường vào cuối năm 2009. Theo đó, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn sẽ được hỗ trợ 70% kinh phí, phát động chương trình “ Người Việt dùng hàng Việt”

    Tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai của người dân thành phố Long Xuyên, qua đó có thể đưa ra một số giải pháp thu hút người tiêu dùng .Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.

    1.2.Mục tiêu nghiên cứu:

    _ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên trong giai đoạn hiện nay

    _ Dự đoán xu hướng sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên trong giai đoạn tới

    _ Đề xuất một số giải pháp thu hút người dân sử dụng hàng Việt

    1.3.Phương pháp nghiên cứu:

    _ Dữ liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu liên quan từ sách vở, tài liệu và thông tin trên Internet

    _ Lấy số liệu sơ cấp bao gồm 3 giai đoạn: quan sát, phỏng vấn thử và phỏng vấn chính thức người tiêu dùng ở một số phường, xã của thành phố Long Xuyên

    Sau khi quan sát mẫu, đánh giá ban đầu về nhu cầu sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng ở một số nơi như Co.opMart, chợ Long Xuyên, chợ Mỹ Xuyên, tiến hành phát thảo câu hỏi để phỏng vấn thử. Tiếp theo đó, hoàn chỉnh câu hỏi, phỏng vấn chính thức để có được thông tin. Thông tin thu thập sẽ được xử lí và phân tích thống kê mô tả kết quả thu được bằng Microsoft Excel.

    1.4.Phạm vi nghiên cứu:

    _ Không gian: 4 phường của thành phố Long Xuyên bao gồm: Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quí, Mỹ Bình

    _ Đối tượng nghiên cứu: người dân thành phố Long Xuyên

    _ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02 đến tháng tháng 05/ 2010

    1.5.Ý nghĩa của đề tài:

    Là cơ sở để đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu và xu hướng sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên trong thời gian tới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...