Luận Văn Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chươ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 17/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm gần đây khi nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp được coi là những đơn vị kinh tế tự chủ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Ba vấn đề chính là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Hiện được các doanh nghiệp quan tâm để đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở nguồn lực sẵn có của mình. Đó chính là cả một quá trình mà các doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm, hàng hoá phù hợp với nhu cầu của thị trường, để thúc đẩy quá trình sản xuất của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
    Hiện nay trong nền kinh tế thị trường khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất khác. Nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp là phải nắm bắt được các nhu cầu về thị trường từ đó có định hướng cho sản xuất của doanh nghiệp mình, sản xuất sản phẩm mà thị trường cần phù hợp với nhu cầu thị trường trong từng khoảng thời gian, không gian nhất định.
    Trong mấy năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã không ngừng phát triển và đã đạt được kết quả đáng kể. Đó là sự khởi đầu trong việc triền khai chương trình phát triển chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trương ương Đảng khoá VIII và nghị quyết 06 NQ/TW của Bộ Chính trị. Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm đã góp phần vào sự phát triển của ngành chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng sản phẩm. Chăn nuôi gia cầm là một loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam là một số mô hình trang trại, xí nghiệp, doanh nghiệp . Với những đặc điểm nổi bật là nó phù hợp với điều kiện xã hội, tự nhiên, điều kiện địa lý . của nước ta.
    Chăn nuôi gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nông thôn. Thực tế đã chứng minh chăn nuôi gà đem lại hiệu quả kinh tế cao, chu kỳ sản xuất thịt và trứng nhanh hơn nhiều so với nhiều vật nuôi khác. Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp và nó tạo ra nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Nó cung cấp phần lớn sản lượng thịt cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng. Hơn nữa chu kỳ sản xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về số lượng cũng chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gà phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân.
    Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong những năm gần đây đã từng bước được Nhà nước chú ý hơn đặc biệt là công tác giống. Nhà nước chú trọng đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm gà giống và nó đã đóng góp đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu về khối lượng thịt, trứng của nhân dân. Tuy nhiên trên thực tế khối lượng này vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu thực phẩm của nhân dân và nhu cầu làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm bởi lẽ một số xí nghiệp, doanh nghiệp cho ra sản phẩm giống tốt nhưng quá trình sản xuất và tiêu thụ còn nhiều điều bất cập.
    Công ty giống gia cầm Lương Mỹ trực thuộc tổng công ty chăn nuôi Việt Nam, được thành lập theo nghị quyết số 160-NNTCQD ngày 24/09/1976 của Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) do sản phẩm gà giống của công ty gặp không ít khó khăn về phía đầu ra (thị trường tiêu thụ và giá cả) sản xuất kinh doanh gà chỉ có thể đứng vững và phát triển khi có một thị trường ổn định và chiếm thị phần lớn.
    Để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà giống của Công ty trong thời gian tới, được sự phân công của khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty giống gia cầm Lương Mỹ, dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng Văn Tiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống thương phẩm tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ- Chương mỹ - Hà Tây".
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty để đề ra giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    + Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường
    + Tìm hiểu đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
    + Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
    + Định hướng và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho công ty ngày càng có hiệu quả.
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm gà giống của Công ty giống gia cầm Lương Mỹ -Chương Mỹ - Hà Tây.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm gà giống của Công ty giống gia cầm Lương Mỹ.
    Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng tiêu thụ sản phẩm gà giống của công ty qua 3 năm (2000-2001-2002).
    Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Công ty giống gia cầm Lương Mỹ - Chương Mỹ- Hà Tây.
    Mục lục
    Trang
    Phần I. Đặt vấn đề 1
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
    1.2.1. Mục tiêu chung 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
    1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
    Phần II. cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài 4
    2.1. Cơ sở lý luận 4
    2.1.1. Một số lý luận về thị trường 4
    2.1.2. Những lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm 8
    2.2. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài 12
    2.2.1. Vai trò của chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong phát triển kinh tế 12
    2.2.2. Đặc điểm của hoạt động tiêu thụ gà giống 14
    2.2.3. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 14
    2.2.4. Thị trường gà công nghiệp trong mấy năm gần đây tại Việt Nam 17
    Phần III: đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 19
    3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 19
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19
    3.1.2. Vị trí địa lý 19
    3.1.3. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty 20
    3.1.4. Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty 21
    3.1.5. Tình hình vốn của công ty 23
    3.1.6. Tình hình trang bị cơ sở vật chất của công ty 25
    3.1.7. Một số thuận lợi khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh 26
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 26
    3.2.1. Phương pháp chung 26
    3.2.2. Phương pháp cụ thể 27
    Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 29
    4.1. Tình hình sản xuất già giống của Công ty giống gia cầm Lương Mỹ 29
    4.1.1. Tình hình chung 29
    4.1.2. Chủng loại sản phẩm sản xuất chính của công ty 29
    4.1.3 Quy trình sản xuất gà giống thương phẩm 30
    4.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 31
    4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA và gà giống TH 882 32
    4.2.1. Khối lượng sản xuất và chi phí sản xuất gà giống thương phẩm ISA 32
    4.2.2. Khối lượng sản xuất và chi phí sản xuất gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882 32
    4.3. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA và gà giống thương phẩm Tam Hoàng 882 32
    4.3.1. Tình hình tiêu thụ gà giống thương phẩm ISA 32
    4.3.2. Tình hình tiêu thụ gà giống TH882 32
    4.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh gà giống thương phẩm ISA và sản phẩm gà giống thương phẩm TH882 của công ty 32
    4.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 32
    4.5.1. Thị trường tiêu thụ của công ty
    4.5.2.Kênh tiêu thụ sản phẩm 32
    4.5.3 . Đối thủ cạnh tranh 32
    4.5.4. Đánh giá của khách hàng 32
    4.5.5. Các yếu tố khác 32
    4.6. Đánh giá chung và vấn đề đặt ra đối với công ty trong tiêu thụ sản phẩm 32
    4.7. Định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty 32
    4.7.1. Định hướng chung 32
    4.7.2. Dự báo lượng tiêu thụ 2 loại gà giống thương phẩm của công ty những năm tiếp theo 32
    4.7.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất và tiêu thụ 32
    Phần V. Kết luận và kiến nghị 32
    5.1. Kết luận 32
    5.2. Kiến nghị 32
    Mục lục 32

    [charge=150]http://up.4share.vn/f/4e7f777d7b7a7e7a/QT105.doc.file[/charge]
     
Đang tải...