Thạc Sĩ Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã kha

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Lan Chip, 22/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 22/9/11
    Last edited by a moderator: 6/12/12
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển Nông nghiệp chiếm tới 80%. Từ việc chủ yếu là nghề trồng cây lương thực trước đây, ngày nay việc gia tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc trong Nông nghiệp cũng đã đem lại những bước tiến mới trong Nông nghiệp. Nó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đồng thời cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của bà con nông dân.Tuy nhiên cũng như sự phát triển tự phát từ các việc chăn nuôi gia súc một cách tràn lan, ồ ạt trong điêù kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết trong chăn nuôi gia súc đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng nói chung và những người trực tiếp chăn nuôi gia súc nói riênglàng nghề [1], [3], [14], [15], [16], [22].
    Theo WHO [11], [12], [47] có tới trên 50 bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là những người trực tiếp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Việt Nam là một nước có nền Nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽ, tỉ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng nhiều, hơn nữa tỉ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Đây có thể là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường, cộng đồng nếu không được xử lý đúng quy trình và đảm bảo an toàn [21], [27], [28].
    Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có 8 huyện thị và một thành phố có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Cơ cấu kinh tế phát triển Nông nghiệp luôn ở mức cao tại các huyện như Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá Nền kinh tế phát triển Nông nghiệp là chủ yếu trong đó việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc đang được bà con nhân dân áp dụng
    vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Các chất thải như phân gia súc và các chất thải từ chăn nuôi không được xử lý đã gây tác động xấu đến môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người chăn nuôi gia súc. Vấn đề này vẫn còn ít đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợn qui mô nhỏ tại xã Kha Sơn - huyện Phú Bình - Thái Nguyên” nhằm 2 mục tiêu:

    1. Đánh giá mức độ ô nhiễm một số yếu tố môi trường tại các hộ chăn nuôi lợn qui mô nhỏ.
    2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường tại các hộ chăn nuôi lợn.




    MỤC LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    Chương1 : Tổng quan 3

    1.1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường 3

    1.2. Các tác hại nghề nghiệp trong lao động Nông nghiệp nói 5

    chung và trong chăn nuôi gia súc gia cầm nói riêng

    1.3. Các bệnh thường gặp trong lao động Nông nghiệp 8

    1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 10

    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 14

    2.1 . Đối tượng nghiên cứu 14

    2.2. Địa điểm nghiên cứu 14

    2.3. Thời gian nghiên cứu 14

    2.4. Phương pháp nghiên cứu 14

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu 23

    3.1. Các chỉ số chung về đối tượng nghiên cứu 23

    3.2. Thực trạng một số yếu tố ô nhiễm môi trường 27

    3.3. Một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường 34

    Chương 4: Bàn luận 37

    4.1. Các thông số chung về đối tượng nghiên cứu 37

    4.2.Thực trạng ô nhiễm môi trường 38

    4.3. Một số yếu tố liên quan đến môi trường 43

    KẾT LUẬN 46

    KHUYẾN NGHỊ 47

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 .

    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


    BYT : Bộ Y tế

    BOD :Biologcal Oygen Demand CSSKBĐ : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu CBVC : Cán bộ viên chức
    ĐHYKTN : Đại học y khoa Thái Nguyên

    HHKK : Hoá học không khí

    HVS : Hợp vệ sinh

    ILO : Tổ chức lao động thế giới

    KST : Ký sinh trùng

    K : Hiểu biết (Knowledge)

    NC : Nghiên cứu

    NXB : Nhà xuất bản

    ÔNHHKK : Ô nhiễm hoá học không khí

    P : Thực hành (Pratice) THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông



    Lời cảm ơn



    Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học và các Bộ môn Trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu trong những năm tháng vừa qua.
    Tôi xin chân thàng cảm ơn PGS - TS Đỗ Văn Hàm - Trưởng bộ môn Sức Khoẻ nghề nghiệp, Trường đại học y khoa Thái Nguyên - người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong suốt hơn 2 năm học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
    Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo các bộ môn của trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp ý giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
    Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã Kha Sơn và tập thể cán bộ Trạm y tế xã Kha Sơn đã hỗ trợ giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài
    Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm y tế huyện Võ Nhai, gia đình cùng tập thể anh chị em học viên lớp cao học khoá 10 đã động viên ủng hộ giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này. .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...