Thạc Sĩ Nghiên cứu hóa thực vật cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae)

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Lan Chip, 13/9/11
    Last edited by a moderator: 25/2/13
    1. Đã xây dựng được quy trình chiết phân lớp các hợp chất hữu cơ theo độ phân cực tăng dần và phân bố các hợp chất hữu cơ từ lá, vỏ thân và gỗ cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae) vào các phần chiết với các hiệu suất chiết tương ứng so với lượng mẫu nguyên liệu khô là n-hexan (EL1, 2%), điclometan (EL2, 0,57%) và etyl axetat (EL3, 0,25%) (từ lá cây Vông nem); n-hexan (EB1, 1,3%) và etyl axetat (EB2, 2%) (từ vỏ thân cây Vông nem) và etyl axetat (EW1, 1,3%) (từ gỗ cây Vông nem).

    2. Đã phân tích sắc kí lớp mỏng (TLC) các phần chiết nhận được để xác định các điều kiện sắc kí định tính các phần chiết và xác định các hệ dung môi thích hợp cho phân tách sắc kí gradient các phần chiết.

    3. Đã xây dựng các quy trình phân tách sắc ký cột gradient CC theo độ phân cực và các phương pháp tinh chế (sắc ký và kết tinh) để phân lập được 7 hợp chất thành phần chính từ các phần chiết từ lá (EL1, EL2 và EL3), từ vỏ thân (EB1) và từ gỗ cây Vông nem (EW1).

    4. Đã xác định được cấu trúc của các hợp chất được phân lập bằng các phương pháp sắc ký (β-sitosterol, TLC và co-TLC) và các phương pháp phổ (ESI-MS và 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, 1H-1H COSY, HSQC và HMBC) là 1-octacosanol, apigenin, vitexin, soyasapogenol B, scandenon và 6,8-điprenylgenistein. Ngoài các hợp chất flavon được prenyl hóa đặc trưng cho các loài Erythrina, scandenon và 6,8-điprenylgenistein, apigenin và dẫn xuất C-glucosid của hợp chất này, vitexin, soyasapogenol B, một aglycon của một số hợp chất glycosid và 1-octacosanol đã lần đầu tiên được phân lập từ chi Erythrina (Fabaceae).

    LỜI MỞ ĐẦU

    Vốn là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao khác nhau. Từ nhiều thế kỷ nay, thực vật không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người mà còn là những phương thuốc chữa bệnh hết sức quý giá. Cho đến nay, việc nghiên cứu và phát triển các dược phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên vẫn đang đóng góp mạnh mẽ vào các lĩnh vực điều trị bao gồm chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, điều chỉnh miễn dịch và các bệnh về thần kinh. Giữa những năm 2000 – 2005, hơn 20 thuốc mới là sản phẩm thiên nhiên hoặc dẫn xuất từ thiên nhiên đã được đưa vào sản xuất. Với việc đưa vào các phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh học nhanh thách thức đặt ra cho các nhà hóa học là việc nghiên cứu các quy trình phân tách hiệu quả các hợp chất thiên nhiên từ các nguồn thực vật, vi nấm, sinh vật biển và thực hiện các chuyển hóa hóa học, ví dụ như bằng các con đường biomimetic, để tạo ra các dẫn xuất mới.
    Cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) là một trong những vị thuốc kinh nghiệm trong dân gian Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có tác dụng an thần, hạ huyết áp, kháng khuẩn và chống loãng xương. Cây Vông nem của Việt Nam còn chưa được nghiên cứu nhiều về hóa học. Trong chương trình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các cây thuốc cổ truyền của Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...