Luận Văn Nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân Huyện Thoại Sơn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCTrangChương 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
    1.1 Lý do chọn đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
    1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu . 2
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu 2
    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu . 2
    1.5 Ý nghĩa thực tiễn . 2
    1.6 Hạn chế của đề tài . 2
    Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
    2.1 Giới thiệu 3
    2.2 Hành vi tiêu dùng . 3
    2.3.Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm . 4
    2.3.1 Yếu tố văn hóa . 4
    2.3.2 Yếu tố xã hội . 5
    2.3.3 Yếu tố cá nhân . 6
    2.3.4 Yếu tố tâm lý 7
    2.4 Quá trình quyết định mua hàng . 9
    2.4.1 Ý thức nhu cầu . 9
    2.4.2 Tìm kiếm thông tin 10
    2.4.3 Đánh giá các phương án mua hàng 10
    2.4.4 Quyết định mua hàng 10
    2.4.5 Hành vi sau khi mua 11
    2.5 Giải thích từ ngữ 11
    Chương 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 12
    3.1 Giới thiệu 12
    3.2 Mô hình nghiên cứu . 12
    3.3 Thiết kế nghiên cứu . 13
    3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ . 13
    3.3.2 Nghiên cứu chính thức 13
    3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 15
    3.4.1 Nhận thức nhu cầu 15
    3.4.2 Ra quyết định . 16
    3.5 Thang đo các biến phân tích 18
    3.6 Kết quả nghiên cứu chính thức . 19
    Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
    4.1 Giới thiệu 21
    4.2 Hành vi chọn lựa giống của nông dân . 21
    4.2.1 Ý thức nhu cầu . 21
    4.2.2 Tìm kiếm thông tin 24
    4.2.3 Đánh giá . 25
    4.2.4 Ra quyết định . 27
    4.2.5 Hành vi sau khi chọn lựa . 33
    Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
    5.1 Kết luận về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn . 36
    5.2 Kiến nghị 37
    5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 37
    5.2.2 Đối với trung tâm giống và các hộ chuyên sản xuất và cung cấp giống . 37
    5.2.3 Đối với các nông hộ 38



    Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
    1.1 Lý do chọn đề tài

    Sản phẩm lúa gạo của Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ tăng nhanh về số lượng mà chất lượng ngày càng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu khó tính của khách hàng. Kết hợp với các chủ trương của Nhà nước, ngày 28/7/2004 UBND tỉnh An Giang đã ban hành Kế hoạch số 23/KH-UB (nguồn: báo cáo tình hình sản xuất lúa của huyện Thoại Sơn năm 2005) về phát động thi đua thực hiện chương trình sản xuất lúa chất lượng cao. Kế hoạch này đã nâng cao sự nhận thức của nông dân về việc sử dụng các giống lúa phù hợp với tình hình thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương cho năng suất cao và chất lượng gạo tốt.

    Năng suất của việc canh tác lúa phụ thuộc vào 7 yếu tố chủ yếu:1) khí hậu và các điều kiện khí tượng trong năm. 2) chất lượng của cánh đồng, đất và nước tưới. 3) phương pháp canh tác. 4) việc ứng dụng phân bón và sử dụng những chất hóa học phòng ngừa, diệt cỏ dại và sâu bệnh. 5) Giống lúa và chất lượng hạt giống. 6) mức độ hao hụt khi thu hoạch và công tác xử lý sau thu hoạch. 7) các điều kiện sản xuất và các yếu tố tổ chức sản xuất. Với điều kiện sản xuất bình thường trong cùng một địa phương thì giống lúa có vai trò rất quan trọng quyết định năng suất và phẩm chất của hạt lúa khi thu hoạch.

    Hiện nay có rất nhiều giống lúa trên thị trường thì việc lựa chọn một giống lúa phù hợp với diện tích canh tác, mùa vụ và thời tiết khí hậu là rất quan trọng. Để nâng cao chất lượng lúa cũng như giá bán thì có rất nhiều phương pháp nhưng đầu tiên thì phải bắt đầu với khâu chọn giống. Chọn được giống phù hợp cùng với kỹ thuật chăm sóc tốt sẽ cho năng suất cao, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. Từ đó tăng thêm thu nhập và nâng cao dần mức sống cho bà con. Do đó, nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân là rất cần thiết cho việc thu thập thông tin về tình hình sản xuất lúa của huyện. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình quy hoạch các vùng nguyên liệu gạo cho phù hợp với từng địa phương với hiệu quả kinh tế cao nhất.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra được các thông tin liên quan đến hành vi chọn giống của nông dân và các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn.

    Mục tiêu cụ thể bao gồm:

    - Nêu lên tình hình sử dụng giống hiện nay của nông dân Thoại Sơn.

    - Mô tả hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn.

    - Rút ra được các tiêu chí mà nông dân mong đợi đối với giống lúa.


    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    Không gian nghiên cứu: Huyện Thoại Sơn, cụ thể đề tài chỉ tập trung tại các xã như: Vĩnh Chánh, Định Thành, Định Mỹ, thị trấn Núi Sập, Thoại Giang, Vọng Đông. Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị dựa trên số liệu thu thập được của vụ Hè Thu 2005-2006 và vụ Đông Xuân 2006-2007.
    Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2 cho đến hết tháng 5 năm 2007.
    Đối tượng nghiên cứu: các hộ nông dân đang trực tiếp canh tác lúa trên địa bàn các xã mà đề tài tập trung nghiên cứu.
    Mặt khác, đề tài chỉ nghiên cứu hành vi chọn giống lúa của nông dân, không nghiên cứu các hành vi hay quy trình khác trong vấn đề canh tác lúa.
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
    Số liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông dân bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi này đã qua thảo luận tay đôi và phỏng vấn thử để điều chỉnh đưa ra bảng câu hỏi chính thức hoàn chỉnh.
    Số liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo về tình hình sản xuất lúa của Huyện, bảng niên giám thống kê của huyện Thoại Sơn và các thông tin có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp của Huyện trên các trang web của sở nông nghiệp An Giang
    1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
    Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn sẽ được quy đổi về cùng một đơn vị tính cho thống nhất. Công việc tiếp theo là tiến hành mã hóa và xử lý sô liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 và Excel. Sau đó tiến hành phân tích các nội dung nghiên cứu hành vi bằng thống kê mô tả.
    1.5 Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu về hành vi chọn giống của nông dân huyện Thoại Sơn sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu giống hoặc các ban chỉ đạo nông nghiệp của huyện hiểu rõ hơn về hành vi chọn lựa giống của nông dân. Từ đó có cơ sở lai tạo ra các giống mới ngày càng phù hợp với yêu cầu của nông dân.
    1.6 Hạn chế của đề tài
    Về phạm vi thì đề tài chỉ nghiên cứu các hộ nông dân của một số xã của huyện Thoại Sơn nên số liệu thu thập được mang tính đại diện không cao.
    Về phương pháp nghiên cứu thì đề tài này nghiên cứu với phương pháp chọn mẫu thuận tiện nên có thể có những sai số. Cho nên các nghiên cứu tiếp theo nên có sự phân bố mẫu phù hợp hơn để thông tin thu được là mang tính đại diện cao với độ tin cậy được chấp nhận.
    Đề tài chưa tận dụng hết các thông tin thu được từ bảng câu hỏi vào việc phân tích hành vi. Đây là một hạn chế lớn của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...