Thạc Sĩ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại ở huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 13/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vai trò to lớn và vị trí quan trọng của vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Công cuộc đổi mới của Đảng ta trong những năm qua cũng lấy nông nghiệp, nông thôn làm địa bàn trọng điểm, là khâu đột phá và đã giành đ-ợc nhiều thành tựu to lớn. Sau hơn 20 năm đổi mới (1986 -2007), Nông nghiệp, nông thôn n-ớc ta đã có nhiều thay đổi: từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nay đã trở thành nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao trên thế giới và xuất khẩu thêm nhiều hàng hoá nông sản khác.
    Hàng nông sản chiếm tỷ trong lớn trong tổng số hàng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu Nông, Lâm, Thuỷ sản chiếm trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong những năm gần đây, nước ta đã liên tục giữ vững vị trí xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới: đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ hai về xuất khẩu gạo, cà phê, đứng thứ năm về diện tích trồng chè Chính điều này đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế của xã hội nông thôn Việt Nam, từ nền sản xuất tiểu nông lạc hậu, tự cung tự cấp dần trở thành một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
    Ngành nông nghiệp nư-ớc ta phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn như vậy là sự hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp của các mô hình trang trại. Kinh tế trang trại trên khắp cả nước đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển v-ợt bậc này.
    Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp với quy luật tự nhiên. Kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất mới ở nước ta, nó mở ra một hướng đi khả quan cho viếc chuyển nền sản
    xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Những năm qua, kinh tế trang trại đã hình thành và tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình.
    Trong điều kiện kinh tế thị trường, kinh tế trang trại thể hiện sự ưu việt hơn hẳn kinh tế hộ nông dân về khai thác tiềm năng đất đai, lao động, huy động nguồn vốn trong dân, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
    Nông - Lâm nghiệp và Thuỷ sản, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong n-ớc và xuất khẩu; Thu hút một lực lượng lao động dư thừa đáng kể ở nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động. Thực tế ở
    tỉnh Thái Nguyên cho thấy, mô hình kinh tế trang trại là một kiểu tổ chức sản xuất phù hợp với đặc thù kinh tế nông thôn, là một hướng đi đúng đắn của quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn Thái Nguyên hiện nay.
    Tuy nhiên, trang trại ở tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ nói riêng phát triển nhanh nhưng là phát triển tự phát. Đặc biệt là hiệu quả sản xuất của các trang trại trong nền kinh tế thị trường chưa cao, chưa tương xứng
    với tiềm năng phát triển của các trang trại. Hơn nữa, trang trại là loại hình sản xuất hàng hóa trong nông thôn nhưng việc sản xuất hàng hóa và vấn đề tiêu thụ sản phẩm vẫn còn hạn chế, năng lực cạnh tranh của các trang tại trên
    thị tường còn yếu. Do vậy, chỗ yếu nhất của các trang trại là thị trường tiêu thụ sản phẩm, chủ yếu vấn là sản xuất hàng hóa thô tươi sống, chưa gắn với phát triển ngành nghề và công nghiệp chế biến ở nông thôn.
    Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có tiềm năng lớn về đất nông, lâm nghiệp. Phát triển mô hình trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng những chính sách hợp lý. Để
    các mô hình trang trại ở huyện Đồng Hỷ phát triển đúng hướng, bền vững thì việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về trang trại ở huyện Đồng Hỷ, từ đó đề ra các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại trong nền kinh tế thị trường, nhằm phát triển loại hình trang trại trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ có ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
    trang trại ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung:
    Đánh giá đãợc thực trạng sản xuất, Kinh doanh của các trang trại trong
    điều kiện kinh tế thị trãờng ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhằm phát hiện ra các tiềm năng chãa đãợc khai thác. Từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh doanh cho các trang trại, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng góp phần thúc đẩy Phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.
    Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn liên quan
    đến trang trại và hiệu quả sản xuất Kinh doanh của trang trại.
    - Đánh giá một cách khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - Xã hội của huyện Đồng Hỷ và ảnh hãởng của chúng đến sản xuất Kinh doanh của trang trại trên địa bàn.
    - Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh, xác định những yếu tố
    ảnh hãởng đến Phát triển sản xuất Kinh doanh của trang trại trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất, Kinh doanh cho các trang trại trong nền kinh tế thị trãờng ở huyện Đồng Hỷ.
    3. Đối tãợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
    Đối tãợng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng và xu hãớng Phát triển của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ.
    Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: 89 trang trại đủ tiêu chuẩn theo tiêu chí đánh giá thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Về thời gian: Số liệu lịch sử: chủ yếu giai đoạn 2003-2006. Số liệu sơ cấp về trang trại đãợc
    điều tra năm 2007.
    4. Đóng góp mới của luận văn
    Về lý luận: đề tài hoàn thiện thêm phần lý luận về các điều kiện để hình thành và Phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trãờng, trang trại và sản phẩm hàng hóa (sản phẩm hàng hóa và đặc điểm của sản phẩm hàng hóa Nông nghiệp của các trang trại). Vai trò, ý nghĩa kinh tế, xã hội, môi trãờng của trang trại ở Việt Nam.
    Về thực tiễn: đề tài đề xuất đãợc một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh doanh của các mô hình trang trại theo từng vùng sinh thái, hiệu quả trong sử dụng vốn vay và khâu tiêu thụ sản phẩm.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chãơng:
    Chãơng 1: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về hiệu quả, nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh doanh của trang trại và phãơng pháp nghiên cứu.
    Chãơng 2: Thực trạng sản xuất Kinh doanh của các trang trại ở huyện
    Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
    Chãơng 3: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất Kinh doanh của các trang trại ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...