Luận Văn Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam Vinatex

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 17/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    mở đầu
    Hiện nay Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Con đường này đã buộc chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong thời gian đầu của thời kỳ đổi mới. Để đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và làm tăng khả năng đổi mới công nghệ, hiện đại hoá sản xuất cho đất nước, nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp Nhà nước đã thành lập một loạt các Tổng công ty 90, 91.
    Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex) ra đời theo quyết định 253/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng chính phủ và hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 nhằm chiếm lĩnh và mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển lực lượng sản xuất và thu hút lao động, đẩy mạnh đầu tư theo nhu cầu thị trường và theo định hướng phát triển của toàn Tổng công ty Sau hơn 10 năm thành lập Vinatex đã có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng với một đội ngũ công nhân lành nghề, các sản phẩm của Vinatex đã được nhiều khách hàng biết đến, doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Vinatex không ngừng tăng lên.
    Mục tiêu đặt ra cho Vinatex và các doanh nghiệp thành viên là sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may. Để thực hiện được mục tiêu này Vinatex không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn phải tìm được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới thông qua việc không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu. Thêm vào đó Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ cho toàn ngành dệt may và cho Vinatex là phải nhanh chóng giảm tỷ lệ gia công xuất khẩu, tăng tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp nên việc mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động tìm các đối tác xuất khẩu trực tiếp là hết sức cần thiết đối với không chỉ Vinatex mà đối với cả ngành dệt may.
    Qua thời gian thực tập tai Tổng công ty Dệt-May Việt Nam em thấy thị trường xuất khẩu của Vinatex chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bản và hoạt động xuất khẩu của Vinatex bị phụ thuộc rất nhiều nhu cầu cũng như tình hình cung ứng sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên các thị trường này. Điều này đã làm mất đi một tiềm năng lớn cho Vinatex trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác mở rộng thị trường xuất khẩu đối với sự tồn tại của Vinatex trên thị trường quốc tê cũng như sự phát triển của Vinatex trong tương lai em quyết định chọn đề tài: “Mở rộng thị trường xuất khẩu tại Tổng công ty Dệt-May Việt Nam (Vinatex)” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của em.
    Khi làm đề tài này em mong rằng sẽ làm rõ được những vấn đề lý luận liên quan đến công tác mở rộng thị trường xuất khẩu. Trên cơ sở đó đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để mở rộng thi trường xuất khẩu cho Vinatex.
    Em nghiên cứu đề tài này dựa trên cơ sở thu thập, khai thác các tài liệu, các bài báo, các số liệu tổng hợp của Tổng công ty Dệt-May Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu em có sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích nhằm đạt được những kết quả nghiên cứu cao nhất có thể.
    Kết cấu của luận văn bao gồm ba chương:
    Chương I : Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu.
    Chương II: Thực trạng công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Vinatex.
    Chương III: Mục tiêu, tầm nhìn của Vinatex và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu.
    Do trình độ có hạn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô, các cán bộ trong Vinatex và của các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn GS.TS Đỗ Hoàng Toàn cùng tất cả các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý, các cán bộ trong ban Kế hoạch thị trường của Vinatex đã đóng góp ý kiến và nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
    Mục lục
    Bảng kê các chữ viết tắt 1
    Mở đầu 2
    Chương I: Lý luận chung về thị trường và xuất khẩu 4
    I. Những vấn đề cơ bản về thị trường 4
    1. Khái niệm thị trường 4
    2. Chức năng và vai trò của thị trường 4
    2.1. Chức năng của thị trường 4
    2.2. Vai trò của thị trường 5
    3. Phân loại thị trường 5
    4. Phân đoạn thị trường 7
    5. Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường 7
    II. Những lý luận chung về xuất khẩu 8
    1. Các khái niệm 8
    1.1. Khái niệm về hàng hoá xuất khẩu 8
    1.2. Khái niệm hoạt động xuất khẩu hàng hoá 9
    1.3. Khái niệm thị trường xuất khẩu hàng hoá 9
    1.4. Phân loại thị trường xuất khẩu hàng hoá 10
    2. Các hình thức xuất khẩu hàng dệt may của nước ta 11
    2.1. Xuất khẩu trực tiếp 11
    2.2. Xuất khẩu uỷ thác 12
    2.3. Tái xuất khẩu (tạm nhập, tái xuất) 12
    2.4. Gia công xuất khẩu 13
    3. Các phương thức thanh toán trong xuất khẩu hàng dệt may ở nước ta 13
    3.1. Phương thức chuyển tiền (TTR) 13
    3.2. Phương thức nhờ thu 14
    3.3. Phương thức tín dụng chứng từ 15
    4. Vấn đề mở rộng thị trường xuất khẩu 15
    4.1. Một số khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu 16
    4.2. Các phương pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 17
    4.3. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi mở rộng thị trường xuất khẩu 21
    5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm dệt may 21
    5.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 21
    5.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 22
    6. Các bước tiến hành hoạt động xuất khẩu dệt may ở nước ta 26
    6.1. Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm cơ hội xuất khẩu 26
    6.2. Giao dịch và đàm phán chuẩn bị ký kết hợp đồng xuất khẩu 30
    6.3. Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu 32
    III. Khái quát về xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam và vai trò của nó đối với nền kinh tế 34
    1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam 34
    2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu 36
    Chương 2: Thực trạng công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Dệt - May Việt Nam (VINATEX) 38
    I. Tổng quan về Tổng công ty Dệt - May Việt Nam (VINATEX) 38
    1. Cơ cấu tổ chức 38
    2. Năng lực của Vinatex 41
    2.1. Năng lực sản xuất 41
    2.2. Năng lực thiết kế 41
    2.3. Khả năng cung cấp nguyên phụ liệu của Vinatex 41
    2.4. Nhãn hiệu sản phẩm của Vinatex 42
    2.5. Khả năng lưu thông phân phối sản phẩm 42
    2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động 42
    3. Chức năng nhiệm vụ của Vinatex 43
    4. Khái quát tình hình hoạt động của Vinatex trong những năm qua 43
    4.1. Việc thực hiện các chỉ tiêu 43
    4.2. Kết quả đầu tư phát triển 45
    4.3. Kết quả trong quản lý và điều hành của Vinatex 46
    II. Thực trạng thị trường xuất khẩu của Vinatex 50
    1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Vinatex 50
    2. Tình hình thị trường xuất khẩu của Vinatex 54
    2.1. Thị trường EU 55
    2.2. Thị trường Nhật Bản 58
    2.3. Thị trường Nga và các nước SNG 60
    2.4. Thị trường Mỹ 62
    III. Những đánh giá chung về công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Vinatex 65
    1. Những thành tựu đạt được 65
    2. Những tồn tại và nguyên nhân 67
    Chương III: Mục tiêu, tầm nhìn của Vinatex và một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu 72
    I. Mục tiêu của Vinatex trong những năm tới 72
    1. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của Vinatex đến năm 2010 72
    1.1. Mục tiêu tổng quát 72
    1.2. Mục tiêu sản xuất và xuất khẩu của Vinatex 72
    2. Định hướng phát triển của Vinatex 73
    II. Mô hình SWOT của Vinatex và chiến lược Marketing để mở rộng thị trường xuất khẩu cho Vinatex 76
    1. Mô hình SWOT 76
    1.1. Điểm mạnh (Strength-S) 77
    1.2. Điểm yếu (Weakness-W) 78
    1.3. Cơ hội (Opportunity-O) 79
    1.4. Thách thức (Threat-T) 82
    2. Chiến lược Marketing để mở rộng thị trường xuất khẩu cho Vinatex 83
    2.1. Chiến lược Marketing: dùng những điểm mạnh để tận dụng các cơ hội của Vinatex 84
    2.2. Chiến lược Marketing: dùng điểm mạnh để hạn chế những thách thức đối với Vinatex 84
    2.3. Chiến lược Marketing: tận dụng những cơ hội để khắc phục những điểm yếu, trên cơ sở đó phần nào khắc phục được những thách thức mà Vinatex sẽ phải đương đầu 84
    III. Một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho Vinatex 85
    1. Vinatex cần tăng cường nghiên cứu và phát triển thị trường 85
    2. Vinatex cần nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình và cho các doanh nghiệp thành viên trên thị trường quốc tế 88
    2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu 88
    2.2. Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu 90
    2.3. Nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm thông qua yếu tố giá và nguồn lực 91
    2.4. Nâng cao hiệu quả của hoạt động siêu thị 93
    2.5. Đảm bảo thực hiện đúng thời hạn các điều khoản trong hợp đồng 94
    2.6. Tiếp tục tăng cường đổi mới và hiện đại hoá công nghệ sản xuất 95
    3. Vinatex cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để củng cố và thiết lập nhiều mối quan hệ liên doanh, liên kết với các bạn hàng 96
    4. Xây dựng và phát triển thương hiệu 97
    5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 98
    IV. Một số kiến nghị đối với nhà nước nhằm hỗ trợ cho công tác mở rộng thị trường xuất khẩu của Vinatex 99
    1. Hoàn thiện, đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu 99
    1.1. Chính sách thị trường xuất khẩu 100
    1.2. Chính sách mặt hàng xuất khẩu 101
    1.3. Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài 101
    1.4. Luật thương mại 102
    1.5. Đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ các rào cản bất hợp lý đang cản trở hoạt động xuất khẩu 102
    1.6. Chính sách vốn - tài chính - tiền tệ - tín dụng 102
    2. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh để tiếp sức cho ngành Dệt- May tăng tốc 103
    Kết luận 105
    Danh mục tài liệu tham khảo 107
    Phụ lục 109

    [charge=150]http://up.4share.vn/f/47767e7472737375/QT134.doc.file[/charge]
     
Đang tải...