Luận Văn Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Lan Chip, 3/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn cần Kiểm Soát chi tiêu để có tiền dành dụm, sử dụng cho các lĩnh vực khác. Các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp, một quốc gia dù theo con đường phát triển nào thì việc kiểm soát chi phí như là một hoạt động tất yếu khách quan. Tất cả đều phải hướng tới mục tiêu cuối cùng là thu lợi để tái đầu tư cho tương lai, cạnh tranh, tồn tại và phát triển.
    Trong cuốn “Bàn về Kiểm Kê, Kiểm Soát” Lênin đã viết “Khó khăn chủ yếu ở trong lĩnh vực kinh tế là thực hiện ở khắp mọi nơi và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê, kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm cũng như tăng năng suất lao động .” (1). Với vai trò quan trọng đó “Kiểm soát chi phí” trở thành một khâu quan trọng, cần thiết trong hệ thống kiểm soát nội bộ của mỗi quốc gia, doanh nghiệp và cả cá nhân.
    Để “Kiểm soát chi phí”thì cần phải đến sự chủ động cả bản thân tổ chức, doanh nghiệp và yếu tố khách quan đó là sự tác động của quản lý nhà nước. Trong khuôn khổ của đề án môn học em xin nghiên cứu yếu tố chủ quan đó là “ Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp “, một chức năng trong quá trình quản lý, với mục tiêu là sử dụng hiệu quả nhất các khoản chi phí bỏ ra.
    Với tính chất nội dung đề tài em chỉ xin đưa ra những nội dung mang tính lý luận, tính thực tế của vấn đề nghiên cứu trong nền kinh tế hỗn hợp mà nước ta đang hướng tới hiện nay chỉ ở mức dộ mô phỏng.
    Nhận thức rõ vị trí, vai trò của chức năng kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp, cộng với nhận thức tình hình thực tế các doanh nghiệp nước ta hiện nay em đã chọn đề tài: “Kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp”.

    Nội dung của đề án được thể hiện qua ba phần:
    Chương I: Lý luận về kiểm soát chi phí
    Chương II: Nội dung kiểm soát chi phí
    Chương III: Các giải pháp chung của kiểm soát chi phí

    Do nhận thức và thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế có hạn, đối tượng nghiên cứu lại rất rộng và phức tạp, do vậy bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Đỗ Thị Hải Hà đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
    Mục lục

    Lời mở đầu 1
    Chương I: Lý luận về kiểm soát chi phí 3
    I. Khái niệm và nội dung chi phí 3
    1. Khái niệm 3
    2.Phân loại chi phí 3
    2.1 Theo đối tượng 4
    2.1.1 Chi phí lao động 4
    2.1.2 Chi phí nguyên vật liệu 6
    2.1.3 Chi phí chung 7
    2.2 Phân loại theo mức độ biến động chi phí 7
    2.2.1 Chi phí cố định 7
    2.2.2. Chi phí biến đổi 8
    3. Định mức chi phí 8
    II. Kiểm soát chi phí 9
    1. Khái niệm 9
    2. Tính tất yếu của kiểm soát chi phí 10
    3. Vai trò của kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp 10
    4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp 11
    Chương II: Nội dung kiểm soát chi phí 13
    I. Nguyên tắc chung 13
    1. Luôn giám sát chi phí thuộc khả năng kiểm soát 13
    2. Cần khai thác hiệu quả tối đa những chi phí mà doanh nghiệp có thể
    thay đổi 13
    3. Lập báo cáo liên tục cho các khoản chi phí của doanh nghiệp 14
    4. Nguyên tắc khách quan 14
    5. Nguyên tắc có chuẩn mực 14
    6. Nguyên tắc kinh tế 15
    II. Xây dựng các định mức hiệu quả chi phí 15
    1. Xây dựng định mức 15
    1.1 Định mức giá 15
    1.2 Định mức lượng 16
    2. Phân tích biến động chi phí xung quanh định mức hiệu quả 16
    III. Vấn đề kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp 19
    1. Về nhận thức, lý luận 19
    2. Thực trạng kiểm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm 19
    Chương III. Các giải pháp chung cho kiểm soát chi phí 22
    I. Doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin về kiểm soát chi phí khi ra
    quyết định 22
    1. Thông tin về chi phí trực tiếp liên quan từng đơn vị sản phẩm 22
    2. Xây dựng hệ thống mã chi phí để theo dõi từng khoản chi phí trong doanh nghiệp 23
    3. Xây dựng trung tâm quản lý chi phí cho các bộ phận trong doanh nghiệp 24
    4. Phân bổ chi phí cho từng công việc cụ thể 25
    II. Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho các cá nhân 25
    1. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà quản lý với nhân viên 26
    2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động chi phí 26
    3. Khuyến khích công nhân viên tham gia quản lý chi phí 27
    4. Xây dựng hệ thống thông tin về chi phí đơn giản, thường xuyên và ở mọi nơi chi phí phát sinh 28
    Kết luận 29

    [charge=150]http://up.4share.vn/f/6b5a52585b5f5a58/DA157.doc.file[/charge]
     
Đang tải...