Luận Văn Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Quản lý hoạt động và phát triển đội tàu biển là một trong những nhu cầu
    thiết yếu của các quốc gia có biển. Nếu biết tận dụng tiềm năng và có những
    công cụ quản lý hữu hiệu sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân.
    Đối với nước ta hàng hoá xuất- nhập khẩu (XNK) chủ yếu được vận chuyển
    bằng đường biển. Nhưng hiện nay đội tàu biển quốc gia mới chỉ đảm nhận vận
    chuyển một phần do cơ sơ vật chất như đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ
    hàng hải còn nhiều hạn chế, cơ chế chính sách quản lý còn chưa thực sự thích
    ứng với yêu cầu của hội nhập WTO. Thị phần vận tải (TPVT) của đội tàu biển
    quốc gia trong những năm gần đây tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn thấp.
    Đến năm 2006 mới chỉ đạt 18,5% trong khi đó theo quyết định số 1195/QĐ-
    TTg ngày 01/11/2003 của Thủ tướng chính phủ thì mục tiêu này sẽ là 25% vào
    năm 2010 và lên tới 35% vào năm 2020. Nhà nước với vai trò thiết lập khuôn
    khổ pháp luật về kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi thông qua các
    chính sách và hệ thống pháp luật chuẩn mực, phù hợp sẽ có tác động quyết định
    đến sự phát triển của hoạt động vận tải biển. Hoàn thiện quản lý nhà nước là
    một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc giải quyết vấn đề bức xúc hiện
    nay để nâng cao TPVT. Do vậy, đề tài luận án: “Hoàn thiện quản lý nhà nước
    nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam” được thực hiện với
    mong muốn góp một phần nhỏ bé vào nghiên cứu của vấn đề này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Hệ thống hoá cơ sở lý luận về vai trò quản lý nhà nước, phân tích thực
    trạng về quản lý nhà nước trong việc nâng cao TPVT, đề xuất giải pháp chính
    sách cơ bản nhằm nâng cao TPVT của đội tàu biển Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vận tải biển.
    - Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống chính sách liên quan đến quản lý hoạt động và
    phát triển vận tải biển.
    2
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Ngoài các phương pháp truyền thống như: phân tích, thống kê, so
    sánh còn sử dụng phương pháp mô hình để xác lập được mối quan hệ giữa
    TPVT và các nhân tố cơ bản tác động đến nó, phương pháp chuyên gia có kết
    hợp điều tra khảo sát thực tế để giải quyết một số nội dung trong nghiên cứu.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong hoạt động và phát
    triển đội tàu, nâng cao TPVT.
    - Nghiên cứu mối quan hệ giữa TPVT và các nhân tố cơ bản cấu thành có ảnh
    hưởng trực tiếp đến TPVT. Từ đó xác định công cụ quản lý điều hành và
    phương thức tác động của nhà nước để thực hiện mục tiêu nâng cao TPVT.
    - Phân tích đánh giá hệ thống chính sách quản lý hoạt động và phát triển vận
    tải biển cũng như xu hướng phát triển vận tải biển của các nước trong khu
    vực và trên thế giới. Tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng quản
    lý nhà nước trong việc nâng cao TPVT, xác định nguyên nhân hạn chế sự
    tăng trưởng TPVT của đội tàu biển Việt Nam trong thời gian qua.
    - Vận dụng cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong việc nâng cao TPVT có
    kết hợp khảo sát, điều tra thực tế, xin ý kiến các chuyên gia quản lý khai
    thác tàu nhằm kết hợp ở một chứng mực nhất định giữa lý luận khoa học và
    thực tiễn của hoạt động vận tải biển của nước ta. Đây chính là một trong
    những căn cứ logic, quan trọng giúp các nhà quản lý trong việc hoạch định
    các chính sách. Có thể xem đây là một tư duy mới mà nghiên cứu sinh đã sử
    dụng để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài luận án. Đề xuất giải pháp chính
    sách cơ bản nhằm nâng cao TPVT của đội tàu biển Việt Nam.
    6. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, kết cấu của
    luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong việc nâng cao thị phần vận
    tải của đội tàu biển quốc gia
    Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước trong việc nâng cao thị phần vận tải
    của đội tàu biển Việt Nam
    Chương 3: Đề xuất giải pháp chính sách cơ bản trong việc nâng cao thị phần
    vận tải của đội tàu biển Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...