Luận Văn Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Lan Chip, 21/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu

    Nói tới đời sống kinh tế thế giới, người ta không thể không nhắc tới xu thế quốc tế hoá với các cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá với sự gia tăng của các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế đa dạng, trong đó thương mại quốc tế là một vấn đề rất quan trọng.
    Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Bước đầu, Việt Nam đã tạo cho mình một vị trí có ý nghĩa quan trọng nhất định trong quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế. Trên con đường của sự hội nhập vào xu thế quốc tế hoá của nền kinh tế thế giới, có thể khẳng định rằng quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước khác đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với trên 120 quốc gia trên thế giới, ký Hiệp định thương mại với trên 60 nước và Thoả thuận về Quy chế Tối huệ quốc với hơn 70 nước và vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt phải kể tới Mỹ.
    Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã được cải thiện đáng kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Tuy nhiên, giá trị thương mại hai chiều chưa cao do chưa có một khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Lộ trình bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước đã hoàn tất mà biểu hiện là việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ngày 13/7/2000, trong đó hai bên cam kết dành cho nhau ngay lập tức và vô điều kiện chế độ Tối huệ quốc.
    Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết sẽ mở ra nhiều triển vọng cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ - một thị trường tiêu thụ khổng lồ với nhiều phân đoạn thị trường, không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng. Bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Mỹ mở ra đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, hàng hoá của ta còn gặp phải rất nhiều thách thức khi tiếp cận thị trường này.
    Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có đối sách chiến lược gì, sử dụng biện pháp chiến thuật nào để nền kinh tế có thể tận dụng triệt để các tác động tích cực và giảm thiểu các tác động tiêu cực sinh ra từ Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ một khi Hiệp định có hiệu lực.
    Nhận thức được những tác động tích cực và những tác động tiêu cực mà Hiệp định đem lại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta, em quyết định chọn đề tài:
    Hiệp định thương mại Việt- Mỹ với vấn đề xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang mỹ”.
    Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương :
    Chương I :những vấn đề chung về thương mạI quốc tế và Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
    Chương II :Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ
    Chương III : Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang Mỹ

    Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập và xử lý thông tin gấp, nhiều khó khăn nên nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự chỉ bảo thêm của thày cô và bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày Chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Hy vọng rằng đề tài này sẽ được các khoá viên sau hoàn thiện.
    Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.S Nguyễn Thường Lạng – Giảng viên trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và PGS.TS Nguyễn Thiết Sơn cùng toàn thể cô chú trong trung tâm nghiên cứu bắc Mỹ đã dành nhiều thời gian và tâm đắc đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp bổ sung cũng như chỉnh lý nội dung nhằm giúp đỡ em hoàn thành bản bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
    Mục lục
    Lời nói đầu
    Chương I : Những vấn đề chung về Thương mại quốc tế và tổng quan về Hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
    I. Những vấn đề chung.
    1. Lý luận chung về thương mại quốc tế và sự cần thiết phải quan hệ thương mại với mỹ.
    1.1. Khái niệm.
    1.2. Quá trình hình thành, phát triển và lợi ích của thương mại quốc tế.
    1.3 . Phát triển thương mại quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    1.4. Lợi ích của Việt Nam thu được trong quan hệ thương mại với Mỹ.
    2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế.
    2.1. Lý thuyết cổ điển.
    2.2. Lý thuyết hiện đại.
    II. Tổng quan về hiệp định thương mại Việt - Mỹ.
    1. Bối cảnh cuộc đàm phán thương mại Việt - Mỹ.
    1.1. Bối cảnh chung.
    1.2. Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
    2. Tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ.
    2.1. Kết quả đạt được qua các vòng đàm phán.
    2.2. ý nghĩa của Hiệp định.
    3. Những nội dung chủ yếu của Hiệp định.
    3.1. Thương mại hàng hoá.
    3.2.Thương mại dịch vụ.
    3.3.Quan hệ đầu tư.
    3.4.Quyền sở hữu trí tuệ.
    Chương II: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ: Cơ hội và thách thức với việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ.
    I. Quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ.
    1. Giai đoạn trước khi Mỹ hủy bỏ lễnh cấm vận đối với Việt Nam.
    2. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận bị huỷ bỏ.
    II. Cơ hội thâm nhập thị trường Mỹ của hàng hoá Việt Nam.
    1. Cơ hội xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.
    2. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2000 - 2010.
    III. Thách thức đối với sự phát triển Ngoại thương Việt Nam.
    1. Những quy định của Mỹ về hàng nhập khẩu.
    2. Vấn đề gian lận thương mại.
    3. Công tác xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế.
    Chương III: Các giải pháp đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam - sang Mỹ.
    I. Các giải pháp tăng cường xuất khẩu các ngành hàng chủ lực.
    II. Các giải pháp từ phía nhà nước.
    1. Cải cách hệ thống ngân hàng.
    2. Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại.
    3. Thành lập Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
    III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ.
    1. Giải pháp về vốn.
    2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa.
    3. Chủ động thực hiện tốt công tác thị trường, thông tin, tiếp thị.
    4. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo

    [charge=150]http://up.4share.vn/f/2a1b131f1f18121d/KQ55.doc.file[/charge]
     
Đang tải...