Luận Văn Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tham gia hội nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế là yêu cầu khách
    quan và là hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế Việt Nam. Trong tiến trình hội
    nhập, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nhằm
    phát huy và giải phóng các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Một trong các
    yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới là từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý
    kinh tế vĩ mô, trong đó có công cụ thuế. Quá trình mở cửa thị trường, hội nhập kinh
    tế quốc tế tạo cho Việt Nam những thuận lợi vô cùng to lớn, nhưng cũng đặt nước
    ta trước không ít thách thức, nhất là lĩnh vực quản lý thuế. Nhận thức được tầm
    quan trọng của vấn đề, thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều
    tác giả về thuế dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, các công trình thường
    nghiên cứu thuế dưới góc độ chính sách thuế, phân tích và đánh giá tác động của
    chính sách thuế đến nền kinh tế. Một số luận án, đề tài như đề tài nghiên cứu cấp
    Bộ về "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế của Việt nam trong điều kiện
    hiện nay" do PGS.TS Nguyễn Thị Bất làm chủ nhiệm đề tài đã đề cập đến quản lý
    thuế nhưng ở các khía cạnh khác nhau mà chưa đề cập nhiều đến quản lý thuế, đặc
    biệt là quản lý thuế trước yêu cầu đổi mới, hội nhập kinh tế hiện nay. Chính vì vậy,
    nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế,
    tác giả đã lựa chọn đề tài: "Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh
    tế ở Việt Nam" để tiến hành nghiên cứu làm luận án tiến sĩ.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Với cách tiếp cận hệ thống, quản lý thuế không chỉ đơn thuần là hướng đến
    đầu ra là số thu về thuế mà phải hướng đến những kết quả, những tác động tạo ra
    nhằm làm thay đổi môi trường kinh tế xã hội, đáp ứng mong muốn cải thiện môi
    trường của các công dân và doanh nghiệp. Với quan niệm như vậy, mục đích
    nghiên cứu của luận án: Hệ thống hóa lý luận về quản lý thuế, đặt quản lý thuế
    trong điều kiện hội nhập để xem xét tìm ra những yêu cầu đối với quản lý thuế.
    Phân tích thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay dưới nhiều góc độ: Tổ chức
    bộ máy, cơ chế quản lý và các quy trình hành thu, xem xét các quy trình, tổ chức
    thực hiện quản lý thuế trong một môi trường quản lý cụ thể. Trên cơ sở những phân
    2
    tích về thực trạng và những kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế, luận án đóng góp
    những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong thời gian
    trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Là các quan hệ quản lý trong hoạt động thu, nộp thuế.
    Các quan hệ quản lý trong hoạt động thu nộp thuế được nhìn nhận dưới hai góc độ:
    Là quan hệ quản lý giữa Nhà nước đối với xã hội, quan hệ quản lý này dựa trên
    quyền lực đặc biệt của Nhà nước - với tư cách là cơ quan công quyền. Là quan hệ
    quản lý của một tổ chức công nhằm tạo ra các dịch vụ công cung cấp đáp ứng yêu
    cầu của xã hội. Dưới góc độ này, quản lý thuế được xem như là quan hệ quản lý
    hành chính trong một tổ chức công hay rộng hơn là quan hệ quản lý hành chính
    của Chính phủ.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các quan hệ quản lý trong phạm vi
    quan hệ giữa cơ quan thuế và các đối tượng nộp thuế và các quan hệ quản lý thuế
    nội địa. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình quản lý thuế trong
    thời gian từ 1999 đến nay, với một số nội dung có mở rộng phạm vi thời gian đến
    1990.
    4. ý nghĩa khoa học của luận án
    Luận án hệ thống hóa lý luận về quản lý thuế, trong đó đặc biệt đã đưa ra khái
    niệm về quản lý thuế, luận giải những vấn đề về bản chất, đặc điểm và mục tiêu
    của quản lý thuế theo cách nhìn hệ thống. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra những
    vấn đề đặt ra cho quản lý thuế trong điều kiện nền kinh tế hội nhập. Những phân
    tích đó sẽ làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng quản lý thuế trên thực
    tiễn. Bên cạnh đó, luận án đưa ra mô hình tổ chức quản lý thuế của một số nước để
    rút ra các kinh nghiệm có ích cho đổi mới quản lý thuế ở nước ta.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...