Thạc Sĩ Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất phương trình, hệ phương trình vô

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 22/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ
    về phương pháp giáo dục phổ thông như sau: "Phương pháp giáo dục phổ
    thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của học
    sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng năng lực
    tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình
    cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh".
    (Luật giáo dục chương II, mục 2, điều 28).
    Tiếp đó là nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương
    Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII khẳng định: "Cuộc cách mạng về phương
    pháp giảng dạy phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng
    suy nghĩ, khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo
    ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp dụng những phương
    pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo,
    năng lực giải quyết vấn đề".
    Trong công cuộc đổi mới giáo dục Bộ giáo dục và Đào tạo cần tiến hành
    theo ba hướng:
    + Đổi mới sách giáo khoa ở tất cả các cấp học phổ thông.
    + Đổi mới phương pháp dạy học.
    + Đổi mới việc kiểm tra đánh giá học sinh.
    Đi đôi với việc đổi mới SGK, đổi mới chương trình dạy là đổi mới
    phương pháp dạy học, nhưng đổi mới phương pháp dạy học lại chưa được
    tiến hành với phần đông giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trên lớp hiện nay.
    Số ít giáo viên đã thực hiện áp dụng phương pháp mới nhưng chưa hiệu quả,
    chưa tích cực hóa và khơi dậy được năng lực học tập của tất cả các đối tượng
    học sinh. Hầu hết các giáo viên mới chỉ quan tâm đến đối tượng học sinh có
    lực học trung bình, nắm được kiến thức cơ bản trong SGK còn đối tượng học
    sinh khá giỏi có năng lực tư duy sáng tạo về toán và học sinh có lực học yếu
    kém còn chưa được quan tâm, bồi dưỡng trong giờ học, chưa khuyến khích
    phát triển tối đa và tối ưu những khả năng của từng cá nhân học sinh.
    Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, việc bồi dưỡng học sinh
    giỏi là vấn đề rất cần thiết và cần được thực hiện ngay ở trong những tiết học
    đại trà nhằm phát hiện và bồi dưỡng những tài năng cho đất nước trong tương
    lai. Không những đảm bảo chất lượng phổ cập, đại trà mà đồng thời chú trọng
    phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về toán. Từ trước đến nay, đổi
    mới phương pháp dạy học chưa được chú trọng, hầu hết các giáo viên chỉ
    dừng ở mức độ trang bị kiến thức cơ bản cho đối tượng học sinh có lực học
    loại trung bình đại trà trong lớp, chưa thực sự quan tâm bồi dưỡng đến đối
    tượng học sinh khá giỏi. Bởi lẽ họ có tư tưởng sợ kiến thức nặng, cháy giáo
    án, không đủ thời gian . ngại đầu tư thời gian nghiên cứu bài soạn. Có những
    giáo viên vẫn dạy theo cách như đã dạy từ mấy chục năm qua, phương pháp
    đàm thoại chủ yếu, và về thực chất vẫn là "thầy truyền đạt, trò tiếp nhận, ghi
    nhớ". Trong mấy năm gần đây xuất hiện một hiện tượng là sử dụng khá phổ
    biến cách dạy "thầy đọc, trò chép", dạy theo kiểu nhồi nhét, dạy chay.
    Ngược lại, một số giáo viên lại chỉ chú ý đến đối tượng học sinh khá giỏi
    song chưa thực sự quan tâm đến sự tiếp thu kiến thức của đối tượng trung
    bình và yếu trong lớp làm cho các em này không hiểu bài và có tư tưởng sợ
    học, giáo viên không bồi dưỡng lấp lỗ hổng kiến thức cho các em ngay trong
    giờ học chính khóa.
    Bên cạnh đó là một số phương pháp dạy học truyền thống như thuyết
    trình, đàm thoại, giảng giải, vấn đáp .còn nhiều mặt hạn chế, chưa khắc phục
    được nhược điểm này.
    Vậy, câu hỏi đặt ra là cần phải dạy học như thế nào để trong một giờ dạy
    đảm bảo: bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho đối tượng học sinh khá giỏi, trang
    bị kiến thức cơ bản cho học sinh trung bình và bồi dưỡng lấp chỗ hổng cho
    học sinh yếu kém?
    Theo tôi, hoàn toàn có thể áp dụng được trong một tiết học toán cho tất
    cả các đối tượng học sinh trong lớp bằng những hệ thống câu hỏi, hệ thống
    bài tập thích hợp, bằng những biện pháp phân hóa nội tại hợp lý, phù hợp với
    thực trạng học sinh trong lớp. Cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh
    trong lớp làm nền tảng, bổ sung một số nội dung và biện pháp phân hóa để
    giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt
    được yêu cầu cơ bản. Sử dụng những biện pháp phân hóa đưa diện học sinh
    yếu kém lên trình độ chung. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tiên
    tiến như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học chương trình hóa .
    đặc biệt là phương pháp dạy học phân hóa ngay trong giờ học sẽ giúp các đối
    tượng học sinh phát huy được hết khả năng của mình, tiếp thu kiến thức một cách
    chủ động, sáng tạo tùy theo mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.
    Đạt được như vậy mới thực sự là đổi mới phương pháp dạy học, góp
    phần xây dựng đào tạo con người mới: chủ động, sáng tạo phù hợp với sự
    phát triển khoa học kỹ thuật như hiện nay.
    Trong những năm học vừa qua, vào thời điểm thay đổi chương trình và
    sách giáo khoa mới, người giáo viên dù đã vào nghề nhiều năm hoặc mới
    chập chững bước vào nghề đều gặp vướng mắc nhất định, đặc biệt là giáo
    viên toán thường gặp nhiều khó khăn hơn bởi bộ môn này chiếm tỷ trọng lớn
    nhất so với các bộ môn khác.
    Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: " Dạy học phân hoá qua tổ chức ôn tập một số chủ đề phương trình, bất phương trình, hệ phương trình vô tỉ THPT”.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Giả thuyết khoa học . 4
    3. Mục đích nghiên cứu 4
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 4
    5. Phương pháp nghiên cứu 4
    6. Bố cục luận văn 5
    CHưƠNG 1. DẠY HỌC PHÂN HOÁ . 6
    1.1. Tư tưởng chủ đạo về dạy học phân hoá . 6
    1.2. Dạy học phân hóa nội tại 7
    1.2.1. Quan điểm chung của dạy học phân hoá nội tại . 7
    1.2.2. Những biện pháp dạy học phân hoá . 7
    1.3. Những hình thức dạy học phân hoá . 11
    1.3.1. Dạy học ngoại khoá 11
    1.3.2. Dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi 11
    1.3.3. Dạy học giúp đỡ học sinh yếu kém toán . 13
    1.4. Vai trò của dạy học phân hoá 14
    1.4.1. Vai trò và nhiệm vụ môn toán trong trường phổ thông 14
    1.4.2. Những ưu, nhược điểm về dạy học phân hoá trong trường phổ
    thông 15
    1.4.3. Mối quan hệ giữa dạy học phân hoá và các phương pháp dạy học
    khác 17
    1.5. Quy trình dạy học phân hoá . 18
    1.5.1. Nhiệm vụ của thầy trước khi lên lớp 18
    1.5.2. Nhiệm vụ của trò trước khi lên lớp . 23
    1.5.3. Quy trình tổ chức giờ học . 26
    1.6. Phân bậc hoạt động trong dạy học môn toán . 26
    1.6.1. Những căn cứ phân bậc hoạt động . 27
    1.6.2. Điều khiển quá trình học tập dựa vào sự phân bậc hoạt động 28
    Kết luận chương 1 . 29
    CHưƠNG 2. DẠY HỌC PHÂN HOÁ VỀ PHưƠNG TRÌNH, BẤT PHưƠNG
    TRÌNH VÀ HỆ PHưƠNG TRÌNH Ở TRưỜNG THPT 30
    2.1. Thực trạng và định hướng dạy học phân hoá môn toán ở trường phổ
    thông . 30
    2.1.1. Thực trạng dạy học phân hoá môn toán ở trường phổ thông . 30
    2.1.2. Định hướng về dạy học phân hoá môn toán ở trường phổ thông . 31
    2.1.3. Điều hành các hoạt động cho học sinh trong giờ dạy học phân
    hoá . 34
    2.2. Dạy học phân hoá các chủ đề về phương trình, bất phương trình và
    hệ phương trình vô tỷ . 37
    2.2.1. Chủ đề 1: Biến đổi tương đương phương trình, bất phương trình . 37
    2.2.2. Chủ đề 2: Sử dụng ẩn phụ trong giải phương trình và bất phương
    trình vô tỉ . 54
    2.2.3. Chủ đề 3: Lượng giác hoá phương trình và bất phương trình vô tỉ 72
    2.2.4. Chủ đề 4: Sử dụng hàm số giải phương trình và bất phương trình
    vô tỷ . 77
    2.2.5. Chủ đề 5: Những phương trình và bất phương trình vô tỉ không
    mẫu mực 83
    2.2.6. Phương trình, bất phương trình vô tỉ có chứa các biểu thức lượng
    giác, hàm mũ, logarit . 86
    2.2.7. Sử dụng điều kiện cần và đủ giải phương trình, bất phương trình
    vô tỉ 92
    2.2.8. Chủ đề 6: Hệ phương trình vô tỷ 98
    Kết luận chương 2 . 107
    CHưƠNG 3. THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 108
    3.1. Mục đích thực nghiệm 108
    3.2. Tổ chức thực hiện . 109
    3.2.1. Về khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh 109
    3.2.2. Về kết quả kiểm tra . 109
    3.3. Kết quả thử nghiệm 111
    KẾT LUẬN 113
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...