Chuyên Đề Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian thực hiện: 01/2010


    Ðề tài: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế



    LỜI MỞ ĐẦU

    Quản lý nguồn nhân lực luôn là vấn đề mà lãnh đạo các tổ chức quan tâm hàng đầu. Quy tắc vàng ở đây là: “Quản lý những người khác theo cách bạn muốn được quản lý”. Các nhà lãnh đạo hiệu quả nhận ra rằng nhân viên có các mục tiêu và tham vọng khác nhau. Học những điều họ có thể giúp để giành được hiệu quả, lòng trung thành và cách làm việc từ nhân viên.


    Quản trị nguồn nhân lực quả là một lĩnh vực phức tạp và khó khăn không dễ như người ta thường nghĩ. Nó bao gồm nhiều vấn đề như tâm lý, sinh lý, xã hội, triết học, đạo đức học và thậm chí cả dân tộc học. Nó là một khoa học nhưng đồng thời là một nghệ thuật – nghệ thuật quản trị con người. Là một khoa học ai trong chúng ta cũng có khả năng nắm vững được. Nhưng nó lại là một nghệ thuật, mà nghệ thuật thì không phải ai cũng áp dụng được. Việc quản lý tốt vấn đề này không phải do tài năng thiên phú mà còn cả một quá trình rèn luyện. Có thể hiện tại em vẫn đang là sinh viên, điều này có nghĩa là kinh nghiệm làm việc chưa có, nhưng không phải ai cũng có thể giỏi một vấn đề ngay từ đầu mà không cần tìm hiểu về vấn đề đó, chính vì vậy mà em chọn môn Quản trị nguồn nhân lực để tạo tiền đề phát triển khả năng lãnh đạo của mình, từ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn và hoàn chỉnh hơn con người mình và đây cũng chính là lý do em chọn môn này làm chuyên đề môn học.

    Đối tượng của môn học: Sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, những giám đốc điều hành, những người quản lý, .


    Phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, logic, thống kê, so sánh.


    Dưới đây là một vấn đề tiêu biểu liên quan đến môn học này được chọn làm cơ sở thực tiễn có ảnh hưởng đến việc quản lý nguồn nhân lực trong mỗi tổ chức.


    Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bước đầu đang tiếp cận dần đến nền kinh tế tri thức, do đó nền kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ. Sự chuyển dịch kép từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực có đủ khả năng, đủ trình độ để đáp ứng những đòi hỏi khách quan của nó. Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời đã đưa ra rất nhiều chính sách về giáo dục – đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


    Từ sự chú trọng đó, nguồn nhân lực nước ta đã có những bước tiến đáng kể, góp phần không nhỏ trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, nguồn nhân lực nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, một phần là do vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập và chưa hợp lý. Vì vậy em đã chọn đề tài: “Đào tạo phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, để đánh giá, phân tích những mặt được và những mặt còn hạn chế của vấn đề đào tạo. Từ đó đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.


    Kết cấu đề tài:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về môn quản trị nguồn nhân lực

    Chương 2: Thực trạng vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam

    Chương 3: Nhận xét và đánh giá về môn quản trị nguồn nhân lực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...