Thạc Sĩ đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Đặt vấn đề
    Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta.
    Khi xã hội cà ng phát triển, nhu cầu ăn ngon của người dân ngày càng tăng vì vậy lúa chất lượng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài nước.
    Diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng, hiện nay có khoảng gần 154 triệu ha. Tổng sản lượng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp cho cả dân số thế giới (Theo thông báo của tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc).
    Tại Việt Nam từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng lúa gạo không ngừng được mở rộng, năng suất ngày một tăng, nhân dân ta có truyền thống cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong thực tiễn lao động sản xuất, biết vận dụng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT) vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất của lúa gạo. Từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước (1986) chúng ta vẫn nằm trong danh sách các nước thiếu lương thực trầm trọng, song với đường lối đổi mới của Đảng ngành nông nghiệp đã có bước khởi sắc, chúng ta từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan).
    Thành phố Việt Trì là đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Trong tương lai gần Việt Trì hướng tới là trung tâm vùng của các tỉnh miền núi phía T ây Bắc. Việt Trì có dân số 172.454 người, đời sống vật chất không ngừng được nâng cao, nhu cầu lương thực ngày càng tăng theo xu hướng sử dụng gạo có chất lượng trong bữa ăn hàng ngày của người dân đô thị. Nhưng hiện tại mới có 1 vài nơi gieo trồng lúa chất lượng cao với quy mô nhỏ hẹp với tổng diện tích ước khoảng gần 100 ha, số lượng này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ từ 5 – 10%, còn lại toàn bộ lượng thiếu hụt phải nhập từ các tỉnh lân cận khác. Trong khi đó đất đai Việt Trì màu mỡ, lao độ ng dư thừa, khí hậu ôn hoà phù hợp cho mở rộng, phát triển diện tích lúa chất lượng.
    Sở dĩ chúng ta chưa khai thác lợi thế về tiềm năng và thị trường tiêu thụ bởi những năm qua chúng ta chưa có đề tài nghiên cứu và ứng dụng đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích. Người dân chủ yếu trồng lúa bằng các giống lúa thuần, theo tính chất tự phát, thiếu bộ giống tốt, thiếu kỹ thuật, thiếu định hướng từ các cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn, do đó diện tích lúa chất lượng tại Việt Trì còn ít, năng suất thấp và vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại không cao.
    Cơ cấu giống lúa nhất là các giống chất lượng có giá thành cao, có hiệu quả kinh tế tại địa bàn Thành phố Việt Trì còn đơn điệu, chưa có nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, ổn định và có thể sản xuất bền vững, đảm bảo đáp ứng được mục tiêu chung của xã hội.
    Thành phố Việt Trì có diện tích đất tự nhiên 10.636,94 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.581,46 ha chiếm 52,5% diện tích đất tự nhiên, đất 2 vụ lúa có 1.500 ha chiếm 26,9% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy chúng ta thấy rằng diện tích đất 2 vụ chiếm một phần khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Hàng năm diện tích đất 2 vụ ở Việt Trì thường được trồng 2 vụ lúa nước vào vụ Xuân và vụ Mùa.
    Việc khai thác sử dụng đất 2 vụ trong vụ Xuân và vụ Mùa hiện nay ở Việt Trì đang được thúc đẩy theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhằm nâng cao năng sấut, chất lượng và hiệu quả kinh tế góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Thành phố, giải quyết vấn đề lương thực nhất là gạo có chất lượng cho người dân đô thị, tận dụng nguồn lao động nông nhàn sẵn có, ngoài ra khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa chất lượng cũng là góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân nông thôn, đó là nh ững mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là chuyển dịch cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân.
    Tuy nhiên do bước đầu triển khai thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là giống lúa chất lượng còn gặp phảI khó khăn đó là thay đổi tập quán lâu đời của người dân khi họ chỉ biết sản xuất ra các sản phẩm tự cung, tự cấp, họ ít quan tâm đến sản xuất hàng hoá vì vậy người dân còn đang lúng túng chưa tìm ra một loại giống lúa chất lượng có giá trị kinh tế vào sản xuất.
    Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ Xuân, vụ Mùa tiến tới khai thác các cây trồng vụ Đông, xây dựng thành công mô hình những cánh đồng đạt và vượt 50 triệu đồng trên 1 ha theo phong trào thi đua mà ngành nông nghiệp phát động.
    Để thực hiện chủ trương của Thành uỷ, uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Việt Trì về việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cung cấp lượng lúa gạo chất lượng phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, theo hướng đó Việt Trì cũng cần có vùng chuyên canh gieo ấcy lúa chất lượng, không những đủ thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn cung cấp cho 1 số tỉnh bạn, Hà Nội và có thể tham gia vào chương trình xuất khẩu chung của toàn ngành. Tuy nhiên muốn làm được điều đó, trước hết cần phải có những nghiên cứu thử nghiệm ban đầu để làm mô hình khuyến cáo mở rộng.
    Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực hiện đề tài:
    “Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ”.


    Mục lục

    STT Nội dung Trang
    Mở đầu 1
    1 Đặt vấn đề 1
    2 Mục tiêu của đề tài 4
    2.1 Mục tiêu tổng thể 4
    2.2 Mục tiêu cụ thể 4
    2.3 Ý nghĩa của đề tài 5
    Chương 1: Tổng quan tài liệu 6
    1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6
    1.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 9
    1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 10
    1.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 14
    1.3 Tình hình nghiên cứu lúa trong và ngoài nước 17
    1.3.1 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 17
    1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 22
    1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam 22
    Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc
    25 sản ở Việt nam
    Chương 2: Đ ối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28
    2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 28
    2.2 Địa điểm, phạm vi và thời gian tiến hành nghiên cứu 32
    2.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 32
    2.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 33
    2.2.3 Bố trí thí nghiệm 33
    2.3 Nội dung nghiên cứu 33
    2.3.1 Điều tra thu thập thông tin 33
    2.3.2 Các nội dung nghiên cứu 34
    2.4 Phương pháp nghiên c ứu 34
    2.4.1 Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa chất lượng tại TP Việt Trì 34
    2.4.2 So sánh một số giống lúa chất lượng 35
    2.4.2.1 Thí nghiệm vụ xuân 2007 35
    2.4.2.2 Thí nghiệm vụ mùa 2007 37
    2.4.3 Thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân 38
    2.4.3.1 Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm 38
    2.4.3.2 Bố trí thí nghiệm 38
    2.4.4 Phương pháp theo dõi, giám sát thí nghiệm 49
    2.4.4.1 Nông dân tham gia quản lý theo dõi giám sát thí nghiệm 49

    2.4.4.2 Nông dân tham gia thu hoạch đánh giá kết quả 50

    2.4.5 Phương pháp sử lý số liệu 51
    Chương 3: Kết quả và thảo luận 52
    3.1 Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 52
    3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52
    3.1.2 Địa hình 52
    3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu 53
    3.2.1 Nhiệt độ 53
    3.2.2 Lượng mưa 54
    3.2.3 Số giờ nắng 54
    3.2.4 Ẩm độ không khí 55
    3.3 Tình hình sản xuất lúa tại địa phương 55
    Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa và sử dụng đất đai
    55 của TP Việt trì
    Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và cơ cấu diện tích năng
    58 xuất lúa

    3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 64
    3.4.1 Thời gian sinh trưởng phát triển của mạ 64
    3.4.2 Thời gian sinh trưởng phát triển của từng giống lúa 66
    3.4.3 Khả năng đẻ nhánh của từng giống lúa 67
    3.4.4 Chiều cao cây của các giống lúa 69
    3.4.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh chính hại lúa 70
    3.4.6 Đặc điểm sinh học của các giống thí nghiệm 72
    3.4.7 Một số đặc điểm hình thái 74
    3.4.8
    Chỉ số diện tích lá
    Các yếu tố cấu thành năng suất lúa
    78
    3.4.10
    Chỉ tiêu chất lượng gạo
    83
    3.4.11
    Hiệu quả kinh tế của đề tài
    86
    3.5
    Kết quả sản xuất thử nghiệm ở vụ Mùa 2007
    88
    3.5.1
    Đánh giá năng suất thống kê các giống thí nghiệm
    89

    3.5.2
    Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh các giống thử
    nghiệm
    90
    3.5.3
    Hiệu quả kinh tế của các giống thử nghiệm
    91
    Kết luận và đề nghị
    92
    1
    Kết luận
    92
    2
    Đề nghị
    93
    Tài liệu tham khảo
    94
    1
    Tiếng việt
    94
    2
    Tiếng anh
    97 .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...