LờI NóI ĐầU Sự Tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất của xã hội phát triển phản ánh trình độ phát triển của xã hội hay nói cách khác nó nói lên diện mạo và sức mạnh của xã hội đó. Cùng với sự phát triển của xã hội, nền sản xuất ngày càng phát triển, những sản phẩm được sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đời sống. Để quản lý tốt quá trình kinh doanh trong điều kiện nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cần nhận biết đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế, hiện tượng xã hội, quá trình kĩ thuật, hoạt động tài chính, nắm bắt đầy đủ và kịp thời hơn thông tin về nhu cầu ngày càng tăng, để từ đó ra các quyết định đúng đắn thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Trước tình hình đó, hoạt động Marketing ra đời. Đối với nước ta thì đây là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới mẻ và có tuổi đời trẻ hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Marketing vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính khoa học. Nó là một công cụ phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, nhằm hiểu biết sâu hơn về tình hình thị trường, về khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. Do vậy, nó góp phần mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những mặt tích cực và mặt hạn chế. Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là quy luật đào thải. Chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn luôn vận động theo chiều hướng đi lên. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố tiên quyết là phải có phương án kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đảm bảo bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận. Nhưng làm sao để xây dựng và thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn nhân lực, thị trường doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới cả về chiến lược và nội dung kinh doanh, ngoài ra còn phải đổi mới cả chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chiến lược kinh doanh đó, có như vậy mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và tăng dần sức cạnh tranh của sản phẩm mà mình kinh doanh trên thị trường. Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Cát Lâm(doanh nghiệp kinh doanh máy phát điện), được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Marketing mà trực tiếp là cô giáo Nguyễn Thị Tâm, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty nơi em thực tập, em đã lựa chọn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm”. Với kết cấu bài viết gồm ba chương: Chương một: Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thần của các doanh nghiệp. Chương hai: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm. Chương ba: Những biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. Mục lục: Chương1: Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp I. Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt. 1. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt: 1.1 Giới thiệu khái quát về đấu thầu 1.2 Khái niệm về đấu thầu lắp đặt 2. Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt: 2.1 Nguyên tắc công bằng 2.2 Nguyên tắc bí mật 2.3 Nguyên tắc công khai 2.4 Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ 2.5 Ngyên tắc đảm bảo cơ sở pháp lý 3. Hình thức dự thầu và phương thức đấu thầu: 3.1 Hình thức dự thầu 3.2 Phương thức đấu thầu 3.2.1 Đấu thầu một túi hồ sơ(một phong bì) 3.2.2 Đấu thâu hai túi hồ sơ(hai phong bì) 4. Một số văn bản liên quan đến đấu thầu. 5. Quá trình tham gia đấu thầu: 5.1 Trình tự tổ chức đấu thầu. 5.2 Trình tự dự thầu. III. Marketing - giải pháp tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu: 1. Vai trò của Marketing trong đấu thầu. 2. Khái niệm Marketing ứng dụng trong đấu thầu. 3. Cạnh tranh trong đấu thầu: 3.1 Bản chất của cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt 3.2 Yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trong đấu thầu lắp đặt Chương 2: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm I. Giới thiệu chung về công ty và một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật ảnh hưởng đến công tác đấu thầu của công ty: 1. Sự hình thành và phát triển 1.1 Sự hình thành 1.2 Mốc phát triển và những thay đổi trong quá trình hoạt động 2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 3. Đặc điểm về sản xuất kinh doanh 4. Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh trong công ty: 4.1 Cơ cấu tổ chức trong công ty 4.2 Đặc điểm về vốn và khả năng tài chính 4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 4.4 Tình hình lao động 4.5 Đặc điểm tổ chức kinh doanh II. Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát Lâm. 1. Công tác mua hồ sơ dự thầu. 2. Công tác lập, nộp hồ sơ dự thầu và ký kết hợp đồng. 2.1 Lập hồ sơ dự thầu 2.2 Nộp hồ sơ dự thầu 2.3 Thời gian đánh giá 2.4 Ký hợp đồng sau khi trúng thầu III. Đánh giá về quá trình tham gia đấu thầu của công ty. 1. Những thuận lợi. 2. Những khó khăn. 3. Một số nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của công ty. - Chủ quan - Khách quan IV. ứng dụng Marketing trong công tác đấu thầu của công ty. 1. Những hoạt động Marketing đã thực hiện. 2. Đánh giá hoạt động Marketing trong công tác đấu thầu của công ty. Chương ba: Những biện pháp marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. 1. Dự báo môi trường kinh doanh. 2. Dự báo thị trường máy phát điện trong những năm tới. 2.1 Đánh giá chung về tình hình thị trường và những mục tiêu đặt ra trong tương lai. 2.2 Các biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của công ty. 2.3 Các biện pháp khác