Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc

Thảo luận trong 'Kiểm Duyệt Tài Liệu' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 24/11/13
    Last edited by a moderator: 22/12/14
    Luận văn dài 109 trang:
    PHẦN MỞ ĐẦU​
    Kỹ năng hợp tác có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người nói chung và trẻ em nói riêng. Bởi, sự phát triển của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hòa nhập cuộc sống, xã hội hóa của cá nhân đó. Đối với trẻ em, kỹ năng hợp tác là điều kiện quan trọng để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách: trí tuệ, tình cảm, ý chí, ngôn ngữ, chú ý Đặc biệt khi tham gia vào các hoạt động chung thì các hành vi xã hội của trẻ cũng được cải thiện và thử thách.
    Mục tiêu chiến lược về phát triển giáo dục mầm non đến năm 2020 được xác định: “Hướng tới việc đặt nền móng, tiền đề nhân cách con người mới phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm đạo đức- xã hội và thẩm mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Giáo dục mầm non tạo ra sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện cho trẻ, đặt nền tảng cho việc học tập ở các bậc học tiếp theo và việc học tập suốt đời ”
    Để đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại, mục tiêu giáo dục mầm non nhấn mạnh vào việc hình thành những giá trị, kĩ năng sống cần thiết cho bản thân, gia đình và cộng đồng như: tự tin, mạnh dạn, tự lực, linh hoạt, sáng tạo, chia sẻ, hợp tác, nhân ái, hội nhập Như vậy, việc giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ là một trong những nhiệm vụ ngành giáo dục mầm non hiện nay đang hướng đến.
    Có rất nhiều phương tiện để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ và trò chơi dân gian là một trong những phương tiện đó. Bởi thông qua trò chơi dân gian trẻ được tiếp xúc với cuộc sống và xã hội của con người Việt Nam, giúp trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nền văn hóa người. Mặt khác, trò chơi dân gian mang tính cộng đồng rõ nét, trong khi chơi trẻ phải biết hợp tác cùng nhau để thực hiện nhiệm vụ chơi chung. Đây chính là môi trường để rèn luyện kỹ năng hợp tác, tập cho trẻ biết ứng xử và tham gia vào hoạt động cộng đồng với tư cách là con người xã hội.
    Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy, việc sử dụng trò chơi dân gian như một phương tiện để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo chưa thực sự được giáo viên quan tâm hoặc chỉ quan tâm một cách sơ sài mang tính hình thức. Phần lớn giáo viên mầm non có xu hướng thiên về sử dụng các trò chơi có sẵn trong chương trình khiến trẻ phải chơi lặp đi lặp lại nhiều lần một trò chơi dẫn đến trẻ nhàm chán, không hứng thú tham gia chơi. Đặc biệt trẻ em dân tộc thiểu số ít có cơ hội được chơi những trò chơi của dân tộc mình. Chính điều này làm hạn chế sức hấp dẫn và tính giáo dục của trò chơi dân gian đối với trẻ em. Vì vậy, việc sưu tầm và tìm ra các biện pháp để tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc H’Mông nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm.
    Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dân tộc H’Mông” được chúng tôi chọn để nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm: