Tài liệu Yếu tố việt nam trong hệ thống an ninh khu vực

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Yếu tố việt nam trong hệ thống an ninh khu vực












    Nhiều khi các nhà nghiên cứu có quan điểm xem xét hệ thống an ninh trong khu vực không phải là chung của khu vực Á Đông, mà là của riêng vùng Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Điều đó có thể giải thích là do có những chuyên gia chỉ chuyên nghiên cứu về chính sách của các nước trong vùng Đông Bắc Á và không coi trọng vùng Đông Nam Á. Quan điểm như thế theo tôi là hoàn toàn trái ngược với thực tế. Hiện nay, chúng ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình và chấp nhận là trong khu vực Á Đông chỉ có thể xây dựng một hệ thống an ninh riêng của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhưng cố gắng thành lập hệ thống an ninh riêng của các nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á không thích hợp với thực tế. Chính vì thế, báo cáo của tôi là “Yếu tố Việt Nam trong hệ thống an ninh khu vực”.




    1. Yếu tố Việt Nam trong thế kỷ XX


    Vào thế kỷ XX, yếu tố Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong hệ thống an ninh khu vực Á Đông. Sau Thế chiến thứ hai, yếu tố Việt Nam đã xuất hiện mấy lần trong các mối quan hệ của các cường quốc:
    ã Thế chiến thứ II (Đệ nhị thế chiến) (1939 – 1945).
    ã Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I (1946 – 1954).
    ã Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II (1965 – 1975).
    ã Lật đổ chế độ Khơme đỏ tại Campuchia năm 1978.
    ã Cuộc chiến tranh Việt – Trung (1979).













    ã Những cuộc xung đột trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Trường hợp nào cũng có tầm nhìn địa chính trị.


    Các nước Pháp, Nhật Bản, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc và Campuchia đã liên quan đến những xung đột nói trên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó chứng minh Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. Những cố gắng để xây dựng hệ thống an ninh trong khu vực mà không coi trọng Việt Nam thì không đạt được thành công. Số phận của khối SEATO (1954 – 1977) đã chứng minh điều đó. Các cuộc chiến tranh nói trên đều bùng nổ vì các cường quốc đều muốn thay đổi tình hình, cơ cấu an ninh trong khu vực theo khái niệm của họ.




    2. Các khái niệm về hệ thống an ninh trong vùng Á Đông


    Trong thập niên 30, 40 của thế kỷ trước, Nhật Bản tiến hành bành trướng theo khái niệm Vùng thịnh vượng chung Đại Á Đông. Trong đó, chúng tôi cũng thấy thái độ rất rõ ràng là Nhật Bản định xây dựng hệ thống an ninh chung trong vùng Á Đông dưới chiêu bài của họ. Nhật Bản chiếm được nhiều nước trong vùng Á Đông. Nhật Bản khai thác được nhiều tài nguyên và bóc lột dân bản địa. Nhưng cuối cùng Nhật Bản thất bại vì cùng một lúc phải đương đầu với các đồng minh và lực lượng giải phóng dân tộc tại các nước bị chiếm đóng. Hơn nữa, họ không kiểm soát được các tuyến đường giao thương trên Biển Đông.


    Năm 1945, sau khi Nhật rút quân khỏi Việt Nam, Pháp tái thiết lập các chế độ bù nhìn tại Việt Nam. Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Vì thế, Bắc Việt Nam bắt đầu có biên giới chung với các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa. Sự cân bằng giữa khối cộng sản và tư bản hồi đó đã tạo ra hai quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam và sự khôi phục chính quyền dân tộc ở phía Bắc đối lập với chế độ bù nhìn ở Nam Việt Nam.


    Sau khi thực dân Pháp bị thất bại thì Mỹ xây dựng chính sách của mình theo học thuyết Đôminô. Theo quan niệm này, Mỹ cho rằng nếu Nam Việt Nam bị cộng sản chiếm, thì cả Đông Nam Á sẽ bị rơi vào tay của Nga cộng và Trung cộng, hiện tượng này như trên bàn cờ đôminô. Tất nhiên vào thời gian đó Liên Xô và Trung Quốc không có ý định đó, nhưng các nhà phân tích người Mỹ làm việc trong các trung tâm nghiên cứu (thing tank) đều cho rằng như vậy. Ông McNamara cũng công nhận điều này mấy chục năm sau trong cuốn hồi ký của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...