Tiểu Luận Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyêt Rô-bin-xơn Cru-xô của Đi-phô

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhà văn Mỹ Thomas Wolf cho rằng: “Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình”. Quả thật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ cái tôi cá nhân, bởi vậy có thể tìm thấy ở mỗi trang viết những trải nghiệm, suy ngẫm và cái tôi rất riêng của ông ta. Các nhà văn thường hay lấy chính cuộc đời mình làm chất liệu trong sáng tác. Tuy nhiên, đối với Đa-ni-en Đi-phô lại có sự khác biệt lớn. Đa-ni-en Đi-phô đã lấy chất liệu từ đời sống hiện thực xung quanh – một câu chuyện có thật chuyện có thật về thủy thủ tên Alexander Selkirk do đắm tàu, lạc trên hòn đảo hoang ngoài khơi Chilê làm nguồn cảm hứng sáng tạo cho riêng mình, tạo nên một tiểu thuyết có giá trị và có tầm ảnh hưởng rộng. Đa-ni-en Đi-phô là nhà văn tiên phong góp phần tạo nên “Ánh sáng” mới cho nền văn học Anh đầu thế kỉ XVIII đặc biệt về thể loại tiểu thuyết.
    Người đọc yêu thích sáng tác của Daniel Defoe chắc hẳn sẽ rất ấn tượng với cuốn tiểu thuyết Rôbinxơn Crusoe - bài học vĩ đại cho mọi thế hệ về sự cố gắng không mệt mỏi của con người trong cuộc chiến chống lại số phận, chống lại sự lãng quên của con người. Rô-bin-xơn Cru-xô là tác phẩm tiểu thuyết phiêu liêu mang lại sự nổi tiếng cho tiểu thuyết nước Anh lẫn tác giả Đi-phô.Trong tiểu thuyết này, người trực tiếp đứng ra tự kể lại câu chuyện của mình xưng tôi ở ngôi thứ nhất. Đây là điểm khác biệt so với các tiểu thuyết phiêu lưu cùng thời. Tính chất tự thuật này góp phần tăng thêm độ tin cậy của bạn đọc đối với tác phẩm. Với tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô, Đa-ni-en Đi-phô được mệnh danh là “cha đẻ của tiểu thuyết Anh”.
    Tìm hiểu đề tài nghiên cứu “yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Rôbinxơn Cru-xô của Đa-ni-en Đi-phô” sẽ giúp cho chúng ta có thêm cái nhìn cận cảnh trong cách thức mà Đi-phô làm nên một tiểu thuyết phiêu lưu vĩ đại, đồng thời minh họa rõ cho giá trị của những thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã khoác lên nhân vật của mình để gửi đến người xem.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Hoàng Thái Anh (2012), Văn Học Cổ Điển – Rô-bin-xơn Cru-xô, Nxb Văn học, Hà Nội.
    2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
    3. Lê Huy Bắc (2010), Giáo trình văn học phương Tây trong trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội
    4. Lê Nguyên Cẩn, Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương Tây thế kỉ XVIII, tạp chí Thông báo khoa học, số 5- 2002
    5. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ Văn Học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
    6. Đỗ Đức Hiểu (2006), Tự truyện, Từ điển văn học- Bộ mới, Nxb Thế giới, Hà Nội
    7. Thời Thái Thịnh, Nhân vật và kết cấu của tác phẩm Rô-bin-xơn Cru-xô, tạp chí Văn học nước ngoài, số 5 – 2000
    8. Phùng Văn Tửu (1985), Văn học phương Tây thế kỉ XVIII, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
    9. Google.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...