Tiểu Luận yếu tố trang trí trên đồng tiền việt nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi trangtrang88, 2/3/15.

  1. trangtrang88

    trangtrang88 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    2. Đối tượng nghiên cứu
    3. Phạm vi nghiên cứu
    4. Mục đích của đề tài
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Đóng góp của đề tài.

    B. NỘI DUNG
    Chương1: Nguồn gốc và lịch sử ra đời của đồng tiền Việt Nam
    1.1. Khái niệm tiền là gì?
    1.2. Nguồn gốc của đồng tiền.
    1.3. Đặc điểm của đồng tiền.
    1.4. Chức năng của đồng tiền.
    Chương 2: Yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt nam qua các thời kỳ
    2.1. Khởi thuỷ của tiền
    2.1.1. Xã hội thời nguyên thuỷ.
    2.1.2. Hình ảnh hiện vật trao đổi thời nguyên thuỷ.
    2.1.3. Giá trị sử dụng để trao đổi.
    2.2. Tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam.
    2.2.1. Hoàn cảnh xã hội của triều đại phong kiến Việt Nam
    2.2.2. Hình ảnh
    2.2.3. Yếu tố trang trí được sử dụng trên tiền.
    2.3. Tiền Việt Nam thời Pháp thuộc và tiền của Nguỵ quyền Sài Gòn.
    2.3.1. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam thời bị chiếm đóng
    2.3.2. Hình ảnh
    2.3.3. Yếu tố trang trí được sử dụng trên đồng tiền.
    2.4. Hệ thống tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (giai đoạn 1945- 1975)
    2.4.1. Hoàn cảnh lịch sử
    2.4.2. Hình ảnh
    2.4.3. Mô típ trang trí được sử dụng thời kỳ này.
    2.5. Hệ thống tiền hiện tại của nước CHXHCN Việt Nam.
    2.5.1. Xã hội Việt Nam hiện tại.
    2.5.2. Hình ảnh những đồng tiền Việt Nam
    2.5.3. Mô típ trang trí được sử dụng.

    C. KẾT LUẬN




    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Việc nhìn nhận đối tượng tiền tệ - bên cạnh vai trò lưu hành thông thường với chức năng trung gian tiền tệ, còn có một giá trị rất đặc biệt xét trên khía cạnh văn hoá - nghệ thuật, ý nghĩa chính trị quốc gia, hay một nền kinh tế - xã hội và còn phản ánh trình độ phát triển khoa học công nghệ in, đúc tiền.
    Tiền Việt Nam đã có lịch sử ra đời và phát triển hàng ngàn năm (từ đồng tiền đầu tiên năm 970 dưới triều đại nhà Đinh đến nay). Mỗi một đồng tiền trong mỗi giai đoạn lịch sử đều gắn chặt với với những đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội của thời kỳ đó, mang những đặc trưng văn hoá, truyền thống và bản sắc dân tộc Việt Nam. Những đồng tiền hình tròn lỗ vuông tượng trưng cho quyền năng của trời và đất trong suốt các triều đại phong kiến trước đây, những đồng tiền trong các giai đoạn cách mạng Việt Nam sau này, là một tập hợp đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức và đều có chung một sức sống mãnh liệt, khát vọng hoà bình và chứa đựng những giá trị nghệ thuật đậm nét văn hoá, con người Việt Nam.
    Lịch sử tiền tệ Việt Nam đã có từ lâu, nhưng thực sự chưa có một công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn diện về các giá trị lịch sử, kinh tế, xã hội của các đồng tiền qua các triều đại. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử tiền tệ nói chung, lịch sử đồng tiền nói riêng của các nhà chuyên môn, nhà khoa học, nhà sưu tầm trong và ngoài Ngành. Nhưng đến nay, có thể nói chưa có một công trình nào thực sự hoàn chỉnh, bởi lịch sử đồng tiền nước ta đã có từ lâu, đa dạng, phong phú trải dài theo chiều dài lịch sử, và bản thân đồng tiền lại chứa đựng một cách tinh sảo nhất những giá trị lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá và nghệ thuật.
    2. Đối tượng nghiên cứu
    3. Phạm vi nghiên cứu
    4. Mục đích của đề tài
    5. Phương pháp nghiên cứu
    6. Đóng góp của đề tài.













    B. NỘI DUNG:
    Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử ra đời của đồng tiền Việt Nam.
    1.1. Khái niệm tiền là gì?
    Tiền là thứ để trao đổi hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn bản thân và mang tính dễ thu nhận ( nghĩa là mỗi người đều sẵn sàng chấp nhận sử dụng). Tiền là một chuẩn mực chung để có thể so sánh giá trị của các hàng hoá và dịch vụ. Thông qua việc chứng thực các giá trị này dưới dạng của một vật cụ thể ( thí dụ như tiền giấy hoặc tiền kim loại) hay dưới dạng văn bản ( dữ liệu được ghi nhớ của một tài khoản) mà hình thành một phương tiện thanh toán được cộng đồng công nhận trong một vùng phổ biến nhất định. Một phương tiện thnah toán trên nguyên tắc dùng để trả nợ. Khi một phương tiện thanh toán, tiền là phương tiện chuyển tiếp vì hàng hoá hay dịch vụ không thể trao đổi trực tiếp cho nhau được. Người ta có thể nhìn tiền như vật môi giới, biến việc trao đổi trực tiếp hàng hoá và dịch vụ, thường trao đổi phải mất nhiều công sức tìm kiếm, thành một sự trao đổi có 2 bậc.
    Nói một cách chặt chẽ thì tiền chỉ là những gì mà pháp luật bắt buộc phải công nhận là một phương tiện thanh toán. Trong kinh tế học, có một số khái niệm về tiền:
    Tiền mặt là tiền dưới dạng tiền giấy hoặc tiền kim loại.
    Tiền gửi là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại nhằm mục đích phục vụ các thanh toán không dùng tiền mặt. Chúng có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt.
    Chuẩn tệ là những tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền, chẳng hạn như trái phiếu, kỳ phiếu, hối phiếu hay tiền tiết kiệm, ngoại tệ.
    Ngoài giá trị hiển nhiên của một phương tiện thanh toán, tiền còn thể hiện đặc trưng của một quốc gia và một vùng lãnh thổ phát hành. Có những đồng tiền dày đặc chi tiết nhỏ, nhưng cũng có những tờ trình bày đơn giản bằng những hình khối, màu sắc hiện đại và ấn tượng. Điều đó cho thấy khả năng sáng tạo vô hạn của các nhà thiết kế trong việc truyền tải những hình ảnh đực trưng của quốc gia, dân tộc cũng như nói lên giá trị lịch sử ( một chứng nhân lịch sử sống động) lên từng tờ giấy bạc.
    1.2. Nguồn gốc của đồng tiền:
    * Thế giới: Tiền hình thành như một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Nếu như trước kia tiền thường được kiên kết với các phương tiện trao đổi hiện thực có giá trị thí dụ như đồng tiền bằng vàng thì tiền ngày nay thông thường là từ vật liệu mà chính nó không có giá trị (tiền giấy). Trong trao đổi quốc tế người ta gọi các loại tiền khác nhau là tiền tệ. Giá trị của tiền hình thành từ trị giá đối ứng mà tiền đại diện cho chúng. Ngày xưa vàng và bạc là các vật bảo đảm giá trị của tiền tại châu Âu. Ngày nay việc này không còn thông dụng nữa và tiền là tượng trưng cho giá trị của hàng hóa mà người ta có thể mua được. Chính vì thế mà khi đưa thêm tiền giấy hay tiền kim loại vào sử dụng thì tổng giá trị của tiền lưu thông trong một nền kinh tế không được nâng cao thêm mà chỉ dẫn đến lạm phát.
    Người ta tin rằng đầu tiên hàng hóa và các dịch vụ được trao đổi trực tiếp với nhau (thương mại trao đổi). Vì điều này không thực dụng nên hàng hóa và dịch vụ được trao đổi với các loại hàng hóa khác mà có thể được tiếp tục trao đổi một cách dễ dàng. Loại hàng hóa là tiền này là những vật có giá trị đẹp hay hữu ích như bò, lạc đà, lông súc vật, dao, xẻng, vòng trang sức, đá quý, muối và nhiều loại khác. Khi người ta khám phá ra rằng một số vật không còn được sử dụng nữa mà chỉ được tiếp tục trao đổi thì các bản sao chép nhỏ hơn và ít có giá trị hơn của các vật này được sử dụng làm phương tiện thanh toán. Thuộc về các loại hàng hóa trở thành tiền là các vỏ sò cho đến khi người Trung Quốc tiến quân vào năm 1950 (chữ "bối" 貝 trong "bảo bối" 寶貝 chỉ đến con sò).
    Đó là các hình thức thanh toán đầu tiên trước khi có tiền. (Tiền trong tiếng La tinh là pecunia bắt nguồn từ pecus có nghĩa là con bò vì đồng tiền kim loại đầu tiên của La Mã tượng trưng cho giá trị của một con bò.) Khả năng có thể đếm được, dễ bảo toàn, dễ vận chuyển đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lựa chọn vật liệu cũng như khả năng có thể giữ được giá trị. Các thỏi hay sợi dây bằng đồng thiếc hay bạc đáp ứng được các yêu cầu này vì có giá trị bền vững và có thể bảo toàn dễ dàng.
    Tiền kim loại: Mãi cho đến trong thế kỷ 18 giá trị của các loại tiền tệ của châu Âu được định nghĩa thông qua lượng kim loại quý. Bên cạnh việc theo dõi sản xuất trong nước, các xưởng đúc tiền quốc gia còn theo dõi cả việc đúc tiền của nước ngoài. Một tiền tệ được đánh giá quá cao hay quá thấp khi đồng tiền được tính trên hay dưới giá trị của kim loại trong lúc tính toán với các tiền tệ khác trên thế giới. Các đồng tiền kim loại đầu tiên được người Lydia ở phía Tây của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay đúc từ vàng, trong thời gian giữa 640 và 600 TCN, có nhiều kích thước và giá trị khác nhau và được dùng như là một phương tiện thanh toán để đơn giản hóa việc trả lương cho những người lính đánh thuê. Một lượng nhất định của các hạt bụi vàng được nấu chảy thành đồng tiền và sau đó hình của nhà vua được dập nổi lên trên. Nhà vua người Lydia cuối cùng, Croesus, vì thế mà mang danh là giàu có vô hạn. Các đồng tiền kim loại này đã làm cho việc thương mại dễ dàng đi rất nhiều vì chúng có ưu điểm là bao giờ cũng có kích thước, trọng lượng và hình dáng không thay đổi và thay vì là phải cân thì có thể đếm được. Các chỉ trích và phê phán về thuyết cho rằng tiền hình thành từ thương mại trao đổi xuất phát từ những người đại diện cho Chủ nghĩa Nợ (tiếng Anh: Debitism), đặc biệt là Paul C. Martin. Lý luận được đưa ra là sử dụng một vật trao đổi thứ ba trước tiên là sẽ làm cho việc trao đổi phức tạp thêm. Từ một giao dịch biến thành hai giao dịch. Điều quyết định chính là chức năng của tiền, dùng để nối tiếp thời gian giữa nhu cầu cần dùng hàng hóa A và sự sản xuất hàng hóa B. Vì thế mà tiền ngay từ đầu không phải là hàng hóa và cũng không phải là một vật trao đổi mà là dấu hiệu cho một mối quan hệ nợ. Việc cố tình mài mòn đồng tiền để lấy bớt đi kim loại đã tạo nên nhiều vấn đề rất lớn trong việc sử dụng tiền kim loại. Việc giá trị của các kim loại quý biến động khi so sánh với nhau còn mang lại nhiều vấn đề lớn hơn. Giá trị của các loại tiền tệ khác nhau, bao gồm các đồng tiền bằng vàng, bạc và đồng, không thể giữ ổn định khi so sánh với nhau được. Bạc được mang ra khỏi Tây Ban Nha và Anh vì các thương gia người Tây Ban Nha và người Anh đánh giá các đồng tiền vàng cao hơn một ít so với các đối tác thương mại quốc tế của họ, tạo thành một vấn đề lan rộng khắp trong thương mại quốc tế: Ở châu Á người ta lại không thấy có lý do gì để đánh giá vàng cao hơn như ở châu Âu. Vì thế mà bạc được mang đến châu Á để đổi lấy vàng. Giải pháp cho vấn đề này trong đầu thế kỷ 18 tại Anh là loại tiền tệ về nguyên tắc dựa trên vàng, Ngân hàng Quốc gia Anh (Bank of England) bảo đảm sẽ trả cho người sở hữu đồng tiền Anh quốc giá trị tương ứng với giá trị của vàng trên thị trường tại mọi thời điểm. Các vấn đề của cuộc cải cách này có thể nhìn thấy ngay trước mắt: Làm sao có thể bảo đảm là ngân hàng không phát hành tiền nhiều hơn là số lượng tiền được bảo chứng bằng vàng của ngân hàng? Trong thập niên 1730 đã có một cuộc khủng hoảng tín nhiệm và Ngân hàng Quốc gia Anh chỉ được cứu thoát khi giới đại thương nghiệp của Luân Đôn sẵn sàng gánh vác lấy sự bảo đảm này. Về mặt khác các thủ đoạn gian lận trong tiền kim loại và biến động giá trị giữa các loại tiền kim loại trong nước không còn nữa.
    Mãi cho đến trong thế kỷ 19 một số tiền tệ thí dụ như Đô la Mỹ vẫn được bảo chứng bằng vàng và cho đến ngày hôm nay việc hủy bỏ bảo chứng vàng cũng không phải là một điều tất nhiên.
    Tiền giấy: Mặc dù tư tưởng dùng tiền giấy có thể nhận thấy qua ý thức sử dụng hối phiếu và phiếu nhận của người Babylon cổ từ rất sớm khoảng 2500 TCN, những đồng tiền giấy đầu tiên lần tìm được đầu tiên ở Trung Hoa cổ đại, thời Bắc Tống. Tiền giấy Trung Quốc được sử dụng từ thế kỷ VII dưới triều đại nhà Đường. Khi ấy hệ thống tiền tệ chính của Trung Quốc vẫn là tiền xu tròn lỗ vuông và tiền vàng, bạc. Xuất phát từ hoạt động của các hiệu cầm đồ, kim hoàn nhận giữ tiền hộ khác hàng, người ta nghĩ ra cách thanh toán bằng những tờ giấy chứng nhận gửi tiền để dễ vận chuyển và an toàn trong sử dụng. Tiền ngày ấy được gọi là “phi tệ” vì nó nhẹ. Đến thế kỷ X, tiền giấy Trung Quốc đã được sử dụng rất rộng rãi trên địa bàn rộng lớn và đã có một hệ thống thanh toán ngân hàng khá hoàn chỉnh. Năm 1023, triều đình Bắc Tống đã chiếm lấy quyền phát hành tiền giấy, lập Giao Tử Vụ tại Ích Châu, đến năm 1024 phát hành “Quan Giao Tử” từ 1 đến 10 quan. Năm 1033 Giao Tử cải lại làm hai loại: 5 quan và 10 quan. Năm 1068, Giao Tử lại cải thành hai loại: 1 quan và 500 đồng. Rồi ngày càng phát triển rộng ra. Năm 1069, lập Giao Tử vụ tại Lộ Châu, phát hành Giao Tử tại lộ Hà Đông. Năm 1071, phát hành Giao tử tại Thiểm Tây. Rồi Giao tử cải thành “Tiền dẫn”, thành “Hội tử”, thành “Giao sao” .
    Khi ấy người châu Âu hầu như không biết gì về Trung Quốc. Một sự kiện rất nổi tiếng và được coi là đem lại những hiểu biết đầu tiên của châu Âu về Trung Quốc là cuộc phiêu lưu của một người Italia tên là Marco Polo đến Trung Quốc vào thế kỷ XIII. Cuộc phiêu lưu này được chính Marco Polo kể lại bằng một cuốn hồi ký làm xôn xao dư luận châu Âu thời đó vì vô vàn những điều mới lạ. Trong đó, ông có trình bày về cách sản xuất và lưu hành tiền giấy. Khi đó, tiền giấy là một điều hoàn toàn mới lạ ở châu Âu, nhiều người tỏ ra không tin và nghi ngờ giá trị của một loại tiền được làm bằng giấy.
    Tuy nhiên tiền giấy này thực chất mới chỉ là các “ngân phiếu”, nó không thay thế hoàn toàn cho tiền kim loại trong đời sống thường nhật. Nó cũng chỉ lưu hành trong một tầng lớp thương nhân và quý tộc giàu có bởi mệnh giá của nó rất lớn. Để trở thành một đồng tiền hoàn chỉnh như ngày nay thì còn có một khoảng cách rất dài. Tiếc rằng tiền giấy Trung Quốc đã không có nhiều cơ hội tiếp tục phát triển do những hạn chế về chính trị. Năm 1455, triều đại nhà Minh đã ban hành nhiều biện pháp hạn chế tiền giấy đồng thời đóng cửa nhiều trung tâm tài chính lúc đó. Từ đó tiền giấy Trung Quốc hầu như không được nhắc đến nữa.
    Ở Mesopotamia cổ đại người ta đã sử dụng draft (một loại giấy tờ bảo đảm cho thóc lúa dự trữ trong kho) trong thanh toán như tiền. Ở Hy Lạp, đơn vị tiền giấy cổ xưa được sử dụng là drachma (xuất phát từ drama = 1kg thóc). Ở Nhật Bản thời phong kiến cổ, đồng tiền giấy lấy cơ sở là lúa gạo của 1 năm bằng 1 koku. Và Ai Cập cũng đã sử dụng tiền giấy vào thế kỷ 1 trước công nguyên.
    Năm 1282, Kubla Khan phát hành giấy bạc làm từ giấy lụa trên đó có hình triện và chữ ký của các quan trông coi ngân khố của ông ta. Tiền Quan là giấy bạc thực sự cổ nhất. Tờ tiền có kích thước 8,5×11 inches được lưu hành tại Trung Hoa vào triều đại nhà Minh trong khoảng thời gian từ năm 1368 đến 1399.
    Tờ giấy bạc châu Âu đầu tiên được in tại Thuỵ Điển năm 1661, và nước Pháp đã đưa tiền giấy vào lưu thông rộng rãi ở thế kỷ 18. Tiền giấy đầu tiên sử dụng ở Đế quốc Anh có dạng Promissory Note (tức là chứng từ nhận nợ) cấp cho binh lính tại Massachusetts vào năm 1690, lúc này công cuộc bao vây Quebec bị thất bại và không còn tiền để trả cho họ. Tư tưởng dùng tiền giấy trở nên phổ biến với các thuộc địa khác, không chỉ với binh lính vẫn được trả theo cách như vậy.
    * Việt Nam: Tiền Việt Nam được phát hành lần đầu vào giữa thế kỷ 10, thời kỳ nhà nước Đại Cồ Việt dưới sự trị vì của Đinh Bộ Lĩnh. Thời phong kiến, gần như mỗi đời vua lại cho phát hành loại tiền mới. Nhiều khi, mỗi lần thay đổi niên hiệu, vua lại cho phát hành loại tiền mới. Suốt một thời gian dài, tiền kim loại là thứ tiền duy nhất và mô phỏng theo tiền kim loại của các triều đình Trung Quốc. Cho đến tận thời kỳ Pháp thuộc Việt Nam vẫn lưu thông tiền kim loại, nhưng trong lịch sử, tiền giấy đã từng xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm. Tiền giấy được phát hành lần đầu tiên năm 1396 dưới thời vua Trần Thuận Tông, tuy nhiên người quyết định khi đó lại là Hồ Quý Ly.
    Hồ Quý Ly là trọng thần cuối thời nhà Trần. Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ nhà vua Trần, do đó ông sớm được đưa vào triều đình. Ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa nên được các đời vua Trần trọng dụng. Năm 1400, ông truất ngôi vua Trần Thuận Tông, lập nên nhà Hồ, chấn chỉnh bộ máy quan lại và tiến hành một loạt cải cách về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, ngoại giao, pháp luật
    Trước đó, vào tháng 4, năm Bính Tý, niên hiệu Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly lúc đó đang giữ chức Nhập nội phụ chính, Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc Đại vương, đã cho in và phát hành tiền giấy "Thông bảo hội sao" để thay thế cho loại tiền đúc bằng đồng trước đó. Đây là đồng tiền giấy đầu tiên trong lịch sử tiền tệ Việt Nam. Thể thức tờ tiền giấy đầu tiên như sau: Tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu. Về sự kiện này, nhiều sử gia có những đánh giá rất khác nhau. Có người cho rằng Hồ Quý Ly cần thu đồng để đúc vũ khí. Cũng có người đánh giá cao cải cách tiền giấy của Hồ Quý Ly bởi cùng với tiền giấy, Hồ Quý Ly còn có những cải cách khác rất tiến bộ và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội bấy giờ. Mục đích phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao của Hồ Quý Ly còn phải nghiên cứu thêm, tuy nhiên, rõ ràng đây là một bước tiến lớn trong hình thức hoạt động tiền tệ - tài chính của đất nước từ hơn 600 năm trước rất đáng được tự hào. Các tài liệu lịch sử đều chép phép chế tiền giấy Thông bảo hội sao quy định: Bên ngoài vẽ cái khung vuông có hoa văn, số tiền viết ngang, bên tả viết số hiệu, bên hữu viết chữ "khoa" (tức là bộ, như chữ Pháp: série). Bên ngoài nữa viết chữ triện gồm những chữ "làm giả bị tội chém, ai tố cáo hay bắt được thì được thưởng". Giấy làm tiền chế tạo từ vỏ cây dâu.
    Có thể hình dung rằng, một loạt các động tác ngoài tài chính - tiền tệ sẽ xảy ra đồng bộ, có tổ chức với quy mô lớn (trong toàn quốc) trong việc phát hành tiền giấy như: thết kế mẫu, vẽ mẫu, làm giấy chuyên dùng, in ấn, phát hành, cho thấy một khía cạnh văn hoá rất phát triển và có hiệu quả trên toàn cõi Đại Việt lúc bấy giờ.
    Để tránh việc làm tiền giả, Hồ Quý Ly hạ lệnh ai làm tiền giả phải tội tử hình, tịch thu điền sản sung công; cấm trong dân gian không được tiêu tiền đồng; ai có tiền đồng phải đem đổi (cứ 1 quan tiền đồng ăn 1,2 quan tiền giấy) để nộp về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Nếu người nào cố tình tàng trữ và lưu hành tiền đồng, sẽ bị xử tội ngang với tội làm tiền giả. Tiền giấy Thông bảo hội sao được lưu hành và tồn tại trong khoảng thời gian 11 năm (kể từ tháng 4/1396, đến tháng 6-1407, khi nhà Minh bắt được Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương - nhà Hồ mất). Tuy chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn ngủi và còn nhiều tranh cãi về mục đích phát hành, nhưng đồng tiền giấy Thông bảo hội sao của Hồ Quý Ly cũng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đáng trân trọng của mình và được lưu danh thiên cổ với tư cách là đồng tiền giấy đầu tiên của Việt Nam.
    1.3. Đặc điểm của đồng tiền:
    Ngoài giá trị hiển nhiên của một phương tiện thanh toán, tiền còn thể hiện đặc trưng của các quốc gia và vùng lãnh thổ phát hành. Chính vẻ đẹp đó được các nhà sưu tập cất công tìm kiếm. Những tờ tiền giấy đủ kích cỡ, khi thì bé xíu bằng 3 ngón tay như tiền của Somaliland, có tờ lại mong manh như một tấm vé số - tiền Nam Cực . Nhưng tổng hòa lại, tiền của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ có những đặc điểm dễ nhận ra. Chẳng hạn tiền các nước khu vực châu Phi thường có màu sắc sặc sỡ, chi tiết cầu kỳ; tiền khu vực châu Mỹ thường gắn với những vị anh hùng, những cuộc khởi nghĩa, hình các bộ tộc đặc trưng . Chính vẻ đẹp phong phú đó mang đến niềm cảm hứng cho các nhà sưu tập tiền đang lưu hành.
    Qua so sánh tổng quan giữa tiền các nước với tiền Việt Nam, những đồng tiền cổ xưa hay những tờ tiền giấy nhỏ ấy chứa đựng trong nó những giá trị mỹ thuật cực kỳ phong phú và đa dạng.
    *Hình thức tiền cổ: có những đặc điểm khá riêng biệt và đặc sắc.
    Mặt trước : Ngoại trừ tiền giấy phát hành dưới thời Hồ Quý Ly, tiền cổ của Việt Nam đều được đúc bằng kim loại dạng hình tròn với lỗ vuông ở chính giữa.
    Mặt chính của đồng tiền có các chữ Hán mà ít nhất có hai chữ (vị trí 1 và 2) thường là niên hiệu của nhà vua và hai chữ sau (vị trí 3 và 4) dùng để chỉ loại tiền. Cũng có thể có loại tiền không có hai chữ này. Vị trí của bốn chữ đôi khi viết theo chiều thuận của kim đồng hồ và đôi khi viết theo kiểu chéo (Xem phần: "Tên gọi tiền cổ" bên dưới).

    Mặt trước của đồng tiền, viền tròn của rìa tiền và viền vuông của lỗ tiền thường được viền nổi để giảm bớt sự hao mòn của chữ đúc và việc mài dũa mặt tiền để lấy bớt chất đồng của kẻ gian.
    Mặt sau : Mặt sau của tiền thường không có chữ, tuy nhiên một số nhỏ có chữ để chỉ một trong các ý nghĩa sau:
    ã Triều đại nhà vua, như chữ Ðinh của tiền Thái Bình Hưng Bảo, chữ Lê của tiền Thiên Phúc Trấn Bảo của nhà Tiền Lê, chữ Trần của tiền Thiệu Phong thông bảo của vua Trần Dụ Tông.
    ã hoặc năm phát hành của tiền, như Nhâm Tuất của tiền Cảnh Hưng Thông Bảo để chỉ tiền đúc trong năm Nhâm Tuất 1742, như chữ Tỵ của tiền Vĩnh Thịnh Thông Bảo để chỉ năm đúc Qúy Tỵ 1713.
    ã hoặc lòng yêu qúy của vua như chữ Càn Vương, để chỉ Càn Vương Lý Nhật Trung là con vua Lý Thái Tông, trên tiền Thiên Cảm Thông Bảo của Lý Thái Tông.
    ã hoặc nơi đúc đồng tiền như Hà Nội hoặc Sơn Tây trên tiền Tự Ðức Thông bảo, như chữ Công cho Bộ Công - một trong 6 Bộ - trên tiền Quang Trung Thông Bảo
    ã hoặc một chữ có ý nghĩa tốt đẹp như chữ Chính, để chỉ đến chính pháp công bằng, trên tiền Quang Trung Thông Bảo
    ã hoặc mang những ký hiệu đặc biệt đánh dấu đợt tiền đúc, như 4 hình cong úp vào hay vểnh ra từ lỗ vuông của tiền Quang Trung Thông Bảo, như 1 dấu chấm và 1 dấu hình cong tượng trưng cho 2 chữ Nhật Nguyệt, tức chữ Minh, để tưởng nhớ nhà Minh, trên tiền Thái Bình Thông Bảo do Mạc Thiên Tứ đúc ở Hà Tiên
    ã Hoặc ghi trọng lượng của tiền như chữ Thất Phân trên tiền Gia Long Thông Bảo
    ã hoặc ghi trị giá ấn định của tiền như chữ Lục Văn trên tiền Tự Ðức Thông Bảo.
    Kích thước và trọng lượng : Các đồng tiền cổ có đường kính trung bình từ 22mm- 24mm, những đồng lớn có đường kính 25 - 26mm (như tiền Thành Thái thông bảo) và những đồng nhỏ 18 - 20mm (như đồng Bảo Ðại thông bảo).
    Kích thước của lỗ vuông trung bình vào khoảng 5 mm, nhưng cũng có những đồng tiền có lỗ vuông to đến 7 mm như trường hợp tiền ngoại thương Trường Kỳ tiêu dùng ở Hội An vào thế kỷ 17. Chiều dày của tiền cổ thường vào khoảng 0,5mm, ngoại lệ tiền Ðoan Khánh thông bảo của Lê Uy Mục dày đến 1 mm.
    Ðường kính và bề dầy là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trọng lượng của đồng tiền. Những đồng tiền có kích thước và trọng lượng cân đối vừa đủ, không quá dầy nặng sẽ dễ dàng trong việc tiêu dùng. Tiền quá nhẹ mỏng thì dễ gẫy vỡ. Với kích thước trung bình như trên, trọng lượng khoảng 3,5 - 4 gram là vừa phải. Tiền Ðoan Khánh Thông Bảo của Lê Uy Mục được coi là ngoại cỡ so với các đồng tiền khác, vừa dầy vừa to, có đồng nặng đến 6,2 gram.
    Tên gọi tiền cổ: Hai chữ ở vị trí 1 và 2 trên đồng tiền thường là niên hiệu của vị vua cho đúc tiền. Hai chữ này do đó thường phản ánh thời gian tiền được đúc.
    Các chữ thứ 3 và thứ 4 trên đồng tiền có ý nghĩa, nguồn gốc khác nhau, trong đó có những chữ noi theo cách gọi của tiền cổ do các triều đại Trung Quốc phát hành; hoặc do hoàn cảnh, sự kiện lịch sử đương thời; hoặc đơn giản chỉ là hàm ý nhấn mạnh giá trị đồng tiền:
    ã Thông bảo 通寶 là chữ thường thấy nhất trên các đồng tiền, nghĩa là đồng tiền lưu hành thông dụng. Hai chữ này xuất hiện đầu tiên trong tiền Khai Nguyên Thông Bảo do Đường Cao Tổ của Trung Quốc đúc năm 621 [2].
    ã Nguyên bảo 元寶: tiền mới đầu tiên
    ã Đại bảo 大寶: tiền có giá trị lớn
    Ngoài những chữ trên hay được dùng, còn có những chữ khác đúc trên tiền cổ là:
    ã Vĩnh bảo 永寶: tiền lưu thông mãi mãi
    ã Chí bảo 至寶: tiền cao quý nhất. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chí bảo" là tiền Gia Định Chí Bảo của Tống Ninh Tông (1208-1224).
    ã Chính bảo 正寶: tiền chính thống. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "chính bảo" là tiền Gia Định Chính Bảo của Tống Ninh Tông (1208-1224).
    ã Cự bảo 巨寶: tiền có giá trị to
    ã Trọng Bảo 重寶: Đồng tiền trọng yếu. Đồng tiền đầu tiên dùng hai chữ "trọng bảo" là tiền Càn Nguyên Trọng Bảo của Đường Túc Tông (758-759).
    ã Thuận Bảo 順寶: tiền của vua Lê Hiển Tông, kỷ niệm dịp chiếm đóng Thuận Hóa và lấy súng đồng của chúa Nguyễn ở Thuận Hoá mà đúc thành tiền .
    ã vv .
    Đơn vị và mệnh giá: (Đơn vị đếm)
    Ðơn vị đếm cơ bản của tiền cổ Việt Nam quan, tiền và đồng. Theo đó "đồng" là đơn vị đếm nhỏ nhất. Một quan luôn bằng 10 tiền. Còn một tiền thì bằng từ 60 đồng đến 100 đồng tùy thời.
    ã Ðời vua Trần Thái Tông, vua xuống chỉ là 1 tiền ăn 69 đồng cho dân gian mua bán với nhau, nhưng đối với việc công thì 1 tiền ăn 70 đồng.
    ã Ðến thời Lê Lợi xưng vương, vua đã ấn định 1 tiền ăn 50 đồng.
    ã Vào thời Nam Bắc triều, chiến tranh đã khiến đồng tiền được đúc nhỏ dần so với những đồng tiền cổ đời trước. Tiền nhỏ bấy giờ gọi là tiền gián, còn tiền cổ to gọi là tiền quý. Và 1 quan tiền quý vẫn ăn ngang 600 đồng, nhưng 1 quan tiền gián chỉ ăn 360 đồng.
    ã Thời Hậu Lê: 1 tiền là 60 đồng; do đó cứ 600 đồng xu tròn lỗ vuông là 1 quan. Tiền được xâu vào một dây dài, cột hai đầu thành một xâu mà khoác trên vai khi đi mua bán.
    ã Ðời nhà Nguyên, người Việt mua bán ở biên giới Trung Quốc thì dùng đơn vị 1 tiền ăn 67 đồng.
    ã Ðơn vị tiền tệ ở Đại Việt thay đổi khi tiền kẽm bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 18 bởi nhiều lý do [3] Một đồng tiền đồng ăn 3 đồng tiền kẽm.
    ã Khi vua Gia Long thành lập nhà Nguyễn, đã cho đúc cả hai thứ tiền đồng và tiền kẽm. Giá trị tiền kẽm lúc ban đầu không khác biệt tiền đồng, nhưng dần dần tiền đồng ăn 2 tiền kẽm, rồi 3, rồi 6, cho đến đời vua Thành Thái, tiền Thành Thái Thông Bảo Thập Văn ăn ngang 10 tiền kẽm.[4].
    Từ thời Pháp thuộc, ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện các đơn vị đếm là hào, xu, chinh và cắc. Tiền Việt Nam kể từ sau khi đất nước giành độc lập có các đơn vị đếm là đồng, hào và xu. Một đồng bằng mười hào. Một hào bằng mười xu. Hiện nay, tiền giấy và tiền kim loại chỉ được phát hành với một đơn vị đếm duy nhất là đồng.
    Mệnh giá
    Tiền cổ thường chỉ có một mệnh giá, đó là 1 đồng. Một tiền thường là một xâu các 1 đồng. Và một quan thường là mười xâu một tiền. Tiền giấy do nhà Hồ có nhiều mệnh giá khác nhau. Mệnh giá nhỏ nhất là 10 đồng. Mệnh giá lớn nhất là 1 quan. Tiền kim loại từ thời nhà Nguyễn cũng bắt đầu có các mệnh giá khác nhau. Tiền Việt Nam hiện nay loại có mệnh giá thấp nhất là 100 đồng (tiền kim loại), loại có mệnh giá cao nhất là 500.000 đồng (tiền giấy).
    Chất liệu: Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại:
    ã Tiền đúc bằng đồng: là kim loại thông dụng nhất dùng đúc hầu hết tiền cổ của Việt Nam. Ðây là một hợp kim của đồng gồm thêm kền, sắt, thiếc mà thành phần rất thay đổi bởi kỹ thuật luyện kim thời xa xưa chưa được tiêu chuẩn hóa. Tác giả Tạ Chí Ðại Trường đã trích dẫn một bảng kết quả phân tích thành phần hóa học của tiền Trị Bình Nguyên Bảo gồm 63,6 % đồng, 21 % chì, 0,14% thiếc và 0,27% sắt. Ðến thời nhà Nguyễn, nhờ kiến thức phát triển hơn, đồng dùng đúc tiền chỉ gồm đồng và kẽm theo tỷ lệ 6/4, 7/3 hay 8/2.
    ã Tiền đúc bằng kẽm: kẽm là kim loại thông dụng thứ nhì sau đồng được dùng để đúc tiền, nhất là từ thế kỷ 17 trở về sau. Như hợp kim đúc tiền đồng, người ta xử dụng những tạp chất có thành phần kẽm khá cao, gọi chung là ô diên mà đúc tiền. Lacroix Désiré dẫn từ Agenda du chimiste của Ad Wurtz cho thấy thứ kẽm tạp này chứa 55% đồng, 23 % kền, 17 % kẽm, 3% sắt và 2% thiếc. Tương tự tiền đồng, triều đình nhà Nguyễn cũng biết tinh luyện kẽm hoặc mua kẽm nguyên chất từ nước ngoài mà đúc tiền.
    ã Tiền đúc bằng chì: chì là kim loại mềm được pha thêm kim loại khác để có một hợp kim đúc tiền chì. Loại tiền có lượng chì cao khá mềm, đặt nhẹ giữa hai ngón tay, ấn nhẹ là đồng tiền có thể bị bẻ cong. Hiện nay, hơn 400 mẫu tiền chì Việt Nam đã được nhận diện nhưng nguồn gốc của thứ tiền này vẫn còn là một nghi vấn chưa được giải đáp thỏa đáng.
    ã Tiền đúc bằng sắt: Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi Mạc Đăng Dung lấy ngôi vua của nhà Hậu Lê, sử thần cho rằng nhà Mạc không được lòng trời nên đúc tiền đồng không thành mà phải đúc tiền sắt để tiêu dùng. Ðó là lần đầu tiên tiền sắt được nhắc đến. Tuy vậy, di chỉ khảo cổ hiện đại cho thấy không có tiền sắt Minh Ðức Thông Bảo của nhà Mạc, mà chỉ thấy tiền đồng. Và trong tiền cổ Việt Nam có một số mẫu tiền đồng nhưng lại rỉ sét đỏ khá bất thường của sắt, nhất là tiền Hồng Ðức Thông Bảo và Minh Ðức Thông Bảo. Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết, có thể vào lúc đó, hợp kim đồng có chứa nhiều sắt hơn lúc bình thường được sử dụng, vì ngẫu nhiên hoặc vì cho dễ đúc, chứ không có loại tiền sắt.
    ã Tiền đúc bằng vàng: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua
    ã Tiền đúc bằng bạc: Thường là tiền dùng để ban thưởng của vua


    Một đồng tiền thưởng của vua Khải Định

    ã Tiền làm bằng giấy: của nhà Hồ phát hành
    * Hình thức tiền giấy:

    1.4. Chức năng của đồng tiền:
    Nếu một người có tiền thì có thể dùng tiền để làm những việc sau đây:
    ã Tiêu tiền (tiêu thụ, phương tiện thanh toán)
    ã Gửi tiền để lấy tiền lãi (đầu tư)
    ã Đổi lấy một loại tiền tệ khác (trao đổi)
    ã Trữ tiền (bảo toàn giá trị)
    Tổng số tiền trong lưu hành phản ánh sự phân chia của sản phẩm quốc gia: Lượng tiền mà một người sở hữu tương ứng với lượng sản phẩm quốc gia mà người đó có thể có khi tiêu dùng lượng tiền sở hữu.
    * Chức năng là phương tiện thanh toán: Trong một nền kinh tế không có một chuẩn mực đo giá trị chung (thí dụ như là tiền) thì một giao dịch thành công giữa 2 vật trong kinh tế đòi hỏi các nhu cầu trao đổi phải phù hợp với nhau. Một thí dụ: Một người nông dân muốn bán ngũ cốc và cần dụng cụ. Một thợ thủ công muốn đổi dụng cụ để lấy thịt. Giữa 2 người này sẽ không bao giờ có một cuộc mua bán trao đổi vì ý định bán của người nông dân không phù hợp với ý định mua của người thợ thủ công. Cả hai người có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được một người có ý định giao dịch phù hợp. Cùng với tiền quá trình này được đơn giản hóa đi rất nhiều: Người nông dân có thể bán ngũ cốc cho một người thứ ba và dùng tiền thu được dể đổi lấy dụng cụ tại người thợ thủ công. Người thợ thủ công có thể dùng tiền thu được mua thịt tại một người thứ tư.
    * Chức năng là phương tiện tính toán: Khi tiền là một chuẩn mực chung để đo giá trị thì tất cả các giá cả của một nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Trong một nền kinh tế với 1 triệu loại hàng hóa khác nhau khi so sánh giá trị trao đổi của mỗi hai loại hàng hóa một sẽ có vào khoảng 500 tỉ giá tương đối khác nhau (thí dụ: 1 giờ lao động = 5 bánh mì; 1 giờ lao động = 1 cái áo; 1 giờ lao động = 1kg thịt; 5 bánh mì = 1 cái áo; 1 cái áo = 1 kg thịt, .). Khi sử dụng tiền như là một chuẩn mực giá trị chung thì chỉ còn 1 triệu tỷ lệ trao đổi (5 đơn vị tiền = 1 giờ lao động = 5 bánh mì = 1 cái áo = 1 kg thịt = .), vì thế mà khi so sánh giá cả không còn phải tốn nhiều công sức nữa.
    * Chức năng bảo toàn giá trị: Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì thế mà hầu như chỉ là các loại hàng hóa không hư hỏng mới được thỏa thuận là "tiền" (thí dụ như là vàng hay kim cương). Nếu tiền không tồn tại thì một người nông dân chỉ có khả năng trao đổi ngũ cốc để lấy các hàng hóa khác cho đến khi ngũ cốc này bị hư hỏng. Vì thế mà người nông dân tốt nhất là nên trao đổi ngũ cốc sớm để đổi lấy tiền "không bị hư hỏng". Điều này còn được gọi là chức năng bảo toàn giá trị hệ quả (consecutiv). Chức năng bảo toàn giá trị tạo thành (constitutiv) là chức năng tạo tài sản từ tiền bằng cách cất giữ, tức là giữ tiền duy nhất chỉ vì muốn bảo toàn giá trị.
    * Chức năng lưu giữ văn hoá, tái tạo lịch sử: mỗi một đồng tiền Việt Nam đều ghi rõ những mốc lịch sử rất đáng chú ý trong lịch sử nước ta. Khi nhìn vào hình ảnh, hoạ tiết trang trí trên đồng tiền ta biết được đồng tiền đó ra đời trong hoàn cảnh nào, tại sao lại được trang trí như vậy, hay đó còn được coi là những bức tranh thu nhỏ giới thiệu cảnh đẹp của quê hương đất nước ( chùa một cột, cảnh đẹp thanh bình của người dân lao động làm việc, ), giới thiệu bản sắc văn hoá dân tộc ( những bông sen cách điệu, hoa văn dân tộc ), hay chân dung của các triều đại vua trong lich sử và ngày nay hầu hết trên các tờ giấy bạc Việt Nam là hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ cao nhất, sáng ngời nhất của dân tộc Việt Nam.






    Chương 2: Yếu tố trang trí trên đồng tiền Việt Nam qua các thời kỳ
    2.1. Khởi thuỷ của tiền
    2.1.1. Xã hội thời nguyên thuỷ:
    Cách ngày nay khoảng 30 – 40 vạn năm, trên đất nước Việt Nam đã có Người tối cổ (1) sinh sống. Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã tiến hoá thành người hiện đại, đưa xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam chuyển dần qua các giai đoạn hình thành, phát triển của công xã thị tộc và từng bước tạo tiền đề cho sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ. Trong các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), người ta đã tìm thấy một số chiếc răng Người tối cổ giống với răng Người tối cổ Bắc Kinh, có niên đại cách đây khoảng 30 – 40 vạn năm và nhiều xương cốt động vật thời cổ. Ở nhiều địa phương khác như núi Đọ, Quân Yên, núi Nuông (Thanh Hoá), Hàng Gòn, Dầu Giây (Đồng Nai), An Lộc (Bình Phước) v.v cũng tìm thấy nhiều công cụ đá được ghè đẽo rất thô sơ. Người tối cổ sống thành từng bầy. Mỗi bầy có khoảng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ. Họ săn bắt và hái lượm để sinh sống. Trong quá trình tiến hoá, Người tối cổ đã chuyển biến thành Người tinh khôn. Trên lãnh thổ nước ta đã phát hiện được những hoá thạch răng và nhiểu công cụ đá có hình dáng rõ ràng, được ghè đẽo của Người tinh khôn. Ở hang Hùm (Yên Bái), có những hoá thạch răng của Người tinh khôn giai đoạn sớm. Ở di tích Ngườm (Thái Nguyên), có nhiều công cụ đá của Người tinh khôn giai đoạn sớm. Người hang Hùm được nhiều nhà sử học coi là Người tinh khôn đầu tiên ở Việt Nam.Ở di tích Sơn Vi (Phú Thọ), các nhà khảo cổ học tìm thấy nhiều công cụ đá của Người tinh không giai đoạn muộn. Chủ nhân văn hoá Sơn Vi cư trú trong các hang động, mái đá ngoài trời, ven bờ sông suối trên một địa bàn khá rộng từ Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang đến Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Trị. Họ sống thành các thị tộc, bộ lạc, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.
    Công cụ của cư dân Sơn Vi đều làm bằng đá cuội, được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi sắc. Do cách ghè đẽo còn thô sơ nên mặt vỏ cuội tự nhiên còn giữ lại rất nhiều. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu cải tiến công cụ sản xuất và phương thức kiếm sống ngày càng cao. Ở Hoà Bình và nhiều địa phương khác trên đất nước ta đã tìm thấy nhiều dấu tích của một giai đoạn phát triển cách ngày nay khoảng 7000 – 12000 năm và được gọi chung là văn hoá Hoà Bình.
    Các dấu tích của văn hoá Hoà Bình được phát hiện ở các tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị. Cư dân Hoà Bình sống định cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước hợp thành các thị tộc và lấy săn bắn, hái lượm làm nguồn sống chính. Ngoài ra, họ còn biết trồng các loại rau, củ, cây ăn quả. Một nền nông nghiệp sơ khai đã bắt đầu. Cư dân Hoà Bình còn biết ghè đẽo nhiều hơn lên cả một bên mặt công cụ như rìu ngắn, rìu bầu dục và bước đầu biết mài ở lưỡi rìu. Ngoài ra, có một số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ.
    Nối tiếp văn hoá Hoà Bình là văn hoá Bắc Sơn, có niên đại cách ngày nay khoảng 6000 – 10000 năm. Các dấu tích văn hoá Bắc Sơn được tìm thấy ở nhiều tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An
    Cư dân Bắc Sơn cũng định cư trong các hang động đá vôi và dùng đá cuội để chế tạo công cụ. Họ đã biết đến kỹ thuật mài công cụ và đồ trang sức, biết làm đồ gốm. Công cụ phổ biến nhất của cư dân Bắc Sơn là rìu mài ở lưỡi. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Bắc Sơn vẫn là săn bắt, hái lượm, đánh cá và chăn nuôi. Sản xuất nông nghiệp của họ có bước tiến triển cao hơn. Các nhà khảo cổ học thường coi đó là cuộc cách mạng đá mới. Khoảng 5000 – 6000 năm cách ngày nay, trên đất nước Việt Nam, con người đã phát triển kỹ thuật mài, cưa, khoan đá, làm gốm. Vì vậy, công cụ lao động có hình dạng gọn, đẹp hơn, thích hợp với từng loại công việc, từng vùng đất khác nhau. Nhờ thế, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn nông nghiệp trồng lúa (dùng cuốc đá). Cùng với sự gia tăng dân số là sự mở rộng trao đổi sản phẩm được đẩy mạnh giữa các bộ lạc. Đời sống vật chất của cư dân đã ổn định hơn, đời sống tinh thần được nâng cao. Mỗi gia đình đều có các công cụ lao động và một số vật dụng, như đồ đựng, nồi, bát Quần áo làm bằng da thú, vỏ cây sui, đã có dấu vết quần áo được làm bằng sợi dệt, tuy còn rất ít. Con người đã chế tác, sử dụng nhiều đồ trang sức như vòng chuỗi, khuyên tai làm bằng đá, đất nung, vỏ ốc biển Người chết được chôn theo nhiều cách: chôn theo tư thế ngồi xổm, chân tay gập lại; ngồi xổm bó gối; năm co; nằm ngửa duỗi thẳng tay, chân; bị buộc chặt trước khi đem chôn. Địa bàn cư trú của các thị tộc, bộ lạc bấy giờ đã mở rộng đến nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều dấu tích văn hoá hậu kì đá mới đã được phát hiện ở nhiều nơi như Mai Pha (Lạng Sơn), Nậm Tun (Lai Châu), Sập Việt (Sơn La), Cái Bèo (Hải Phòng), Hạ Long (Quảng Ninh), Đa Bút (Thanh Hoá), Quỳnh Văn, Trại Ổi (Nghệ An), Thạch Lạc (Hà Tĩnh), Bàu Tró (Quảng Bình), Bàu Dũ (Quảng Nam), Biển Hồ (Plây **), Đraixi (Đắk Lắk), Cầu Sắt (Đồng Nai) v.v
    2.1.2. Hình ảnh hiện vật trao đổi thời nguyên thuỷ.( bổ sung sau )
    2.1.3. Giá trị sử dụng để trao đổi.
    Việt Nam là đất nước có cư dân sinh sông từ rất lâu đời. Cách đây 30 vạn năm (thời đồ đá cũ ở di tích núi Đọ- Thanh Hoá) con người sống bằng hái lượm, săn bắn, chưa có hình thức trao đổi. Đến thời đồ đá giữa, cách đây 1 vạn năm ( văn hoá Hoà Bình) đã có dấu vết cảu sự thay đổi. Thời đại đồ đá mới cách đây 5000 năm (văn hoá Bắc Sơn) đến thời đồ đồng ( văn hoá Phùng Nguyên- cách đây 4000 năm) thấy dấu vết của nền sản xuất nông nghiệp: trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc. Nhiều xưởng chế tạo đồ đá, gốm, đồ đồng còn di tích- Thuyền bè vượt biển đã phổ biến. Sự giao lưu trao đổi cần có những hiện vật ngang giá chung. Tuy nhiên chưa thấy xuất hiện tiền tệ. Các nhà nghiên cứu dự đoán, những hiện vật có giá trị do khó kiếm hoặc mất nhiều công chế tác, tìm thấy ở các di chỉ khảo cổ có thể là những vật ngang giá chung.
    Vỏ ốc biển Cypraea, các loại vòng đá được dự đoán là những vật ngang giá chung từ xưa nhất. Vỏ ốc được xâu thành chuỗi, có vân và màu sắc óng ánh, sống ở biển sâu vùng nhiệt đới thấy nhiều ở các di tích từ thời đồ đá giữa. Các loại vòng đá quý, kiểu dáng phong phú, chế tác công phu có nhiều từ thời đồ đá mới đến tận thời đại đồ sắt sau này.
    Ở thời đại đồng thau, các vật dụng bằng đồng có trình độ thẩm mỹ cao, kỹ thuật luyện kim điêu luyện. Nhiều loại được dự đoán là những hiện vật ngang giá chung như lưỡi xéo nhỏ, vòng, nhẫn, kể cả trống đồng nhỏ Có ý kiến cho là các sản phẩm nông nghiệp như gia súc, vải, muối cũng có lúc, có nơi được trao đổi như vật ngang giá chung. Chúng là những mầm mống của tiền tệ thời nguyên thuỷ- với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian tới các nhà nghiên cứu chắc sẽ xác định được các hình thức tiền tệ thời đầu dựng nước của nước ta.
    2.2. Tiền của các triều đại phong kiến Việt Nam.
    2.2.1. Hoàn cảnh xã hội của triều đại phong kiến Việt Nam:
    Năm 938, Việt Nam giành được độc lập. Năm 968, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, năm 1054 đổi tên thành Đại Việt. Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (thế kỷ 11, 12), nhà Trần (thế kỷ 13, 14), nhà Hồ (đầu thế kỷ 15), nhà Hậu Lê (thế kỷ 15, 16, 17, 18), nhà Tây Sơn (cuối thế kỷ 18).
    Trong thời kỳ này các vương triều Trung Hoa mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt đẩy lui 2 lần quân nhà Tống (thế kỷ 10 và 11), nhà Trần đánh bại quân nhà Nguyên 3 lần (thế kỷ 13). Đầu thế kỷ 15 nhà Minh xâm chiếm được Việt Nam và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi và thành lập nhà Hậu Lê, cuối thế kỷ 18 nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18 trở đi phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.
    Lịch sử Việt Nam, từ khi Đại Việt độc lập vào thế kỷ 10, mang dấu ấn của hai khuynh hướng chính.
    Dấu ấn đầu là sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa. Sang đến thế kỷ 15 thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa; cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chương và nghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa.
    Dấu ấn thứ hai là sự bành trướng xuống phương Nam. Với một quân đội có tổ chức hơn, cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số của Đại Việt. Giữa thế kỷ 11 và 17, Đại Việt chiếm hoàn toàn Vương quốc Champa (ngày nay là miền Trung Việt Nam). Tiếp đó (thế kỷ 17, 18) chiếm đồng bằng Nam Bộ của người Khmer và vào đầu thế kỷ 19 cạnh tranh giành ảnh hưởng với Thái Lan ở Campuchia.
    Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động sản xuất, thương mại hầu như chưa phát triển mặc dù vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán với các vương quốc trong vùng tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Trịnh - Nguyễn buôn bán với Châu Âu tại các trung tâm như Thăng Long, Hội An.
    2.2.2. Hình ảnh ( bổ sung sau )
    2.2.3. Yếu tố trang trí được sử dụng trên đồng tiền:
    Đồng tiền của triều đại phong kiến xưa nhất còn lại đến ngày nay là đồng tiền mang niên hiệu Thái Bình Hưng Bảo - đồng tiền này được đúc từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (968-980), sau khi nhà vua thống nhất đất nước. Đồng tiền hình tròn, lỗ vuông tượng trưng cho trời và đất theo quan niệm của người phương Đông. Quan niệm trời đất vẫn được giữ gìn nhất quán trong việc đúc tiền, qua hơn một chục triều đại vua tiếp theo - chất liệu bằng đồng, sau đó hiếm nguyên liệu có khi được đúc bằng hợp kim đồng hoặc kẽm. Ngời tiền đồng và kẽm ra, nhiều triều đại còn đúc vàng, bạc thành thoi để mua bán thay tiền; đúc các đồng tiền kích thước to để thưởng như các loại huân chương. Thời Trần Thuận Tông (1390-1398), Hồ Quý Ly làm phụ chính cho nhà vua, cho in tiền bằng giấy, gồm có 7 loại gọi là “thông bảo hội sao”. Đây là những đồng tiền giấy đầu tiên của nước ta và cũng là loại tiền giấy xuất hiện sớm trên thế giới, cách đây gần 600 năm với kỹ thuật in thô sơ chủ yếu là vẽ hình đơn giản như rong biển, con sóng, đám mây, con rùa, . Sau thời Hồ, suốt cả thời đại phong kiến, không có một triều vua nào cho in và lưu hành tiền giấy nữa. Hầu hết các đồng tiền đều được đúc bằng đồng, kẽm, thiếc nhưng thời Mạc Đăng Dung, cách đây trên 460 năm lại đúc tiền “Đại Chính Thông Bảo” bằng sắt. Có lẽ đây không là những đông tiền sắt duy nhất trong lịch sử Việt Nam mà còn của cả thế giới nữa.

    Đồng tiền Đại Chinh Thông Bảo
    Tiền cổ Việt Nam có nhiều loại không dùng để mua bán song lại được lưu hành khá rộng rãi. Phổ biến hơn cả là tiền thưởng. Tiền thưởng là những đồng tiền cỡ lớn, “mặt tiền” ghi niên hiệu nhà vua, “lưng tiền” ghi những câu chúc tụng bốn mặt, tám chữ. Đúc hình rồng bay là tiền Phi Long, biểu tượng giầu có, nhiều con trai, sống lâu là tiền Tam Đa, còn đúc hình năm con dơi là tiền Ngũ Phúc . Kỳ lạ hơn là những đồng tiền bùa, dân gian gọi là tiền cúng, tiền này được các thầy bói, thầy cúng sử dụng lúc hành nghề. Nhiều đồng mang những câu thần chú bí ẩn mà đến nay vẫn chưa ai hiểu được.


    Độc đáo nhất trong số tiền cổ Việt Nam là đồng tiền đúc nổi một đôi nam nữ giao hoan, biểu hiện triết lý phương Đông coi việc trường tồn dân tộc là thiêng liêng nhất. Triết lý này cũng được thể hiện trên nhiều cổ vật đặc biệt là trống đồng. Đồng tiền đúc hình con ngựa phi với bốn chữ “Đường trường thiên lý” chỉ dùng khi vua, chúa ban cho con ngựa tốt cho một người nào đó. Mỗi ông vua lên ngôi đều đổi niên hiệu và phát hành tiền để khẳng định sự chính thống của mình. Buồn cười hơn cả là năm 1521, Trần Cao nổi binh chiếm Đông Đo trị vì được có bốn ngày, mà vẫn khẩn cấp đúc tiền “Thiên Ưng Thông Bảo” để cho lưu hành.
    * Tiền nhà Đinh và nhà Tiền Lê


    Đồng Thái Bình hưng bảo dưới thời Đinh Tiên Hoàng
    Việt Nam lần đầu tiên có vua xưng hoàng đế là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu Thiên Đức (544-548), nhưng thời đó Lý Nam Đế chưa đúc tiền. Tới khi Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế năm 968 và đặt niên hiệu Thái Bình từ năm 970, Việt Nam mới có đồng tiền đúc đầu tiên mang niên hiệu của vị hoàng đế nước mình. Khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu là Thái Bình và cho đúc tiền Thái Bình hưng bảo bằng đồng. Đây là tiền duy nhất được phát hành trong thời nhà Đinh, vì cho dù sau này có sự thay đổi ngôi vua trong họ Đinh nhưng không có sự thay đổi niên hiệu. Hiện các nhà sử học và khảo cổ học chưa được xác định chính xác thời điểm xuất hiện tiền này. Khảo cổ học cho thấy Thái Bình hưng bảo có ba loạt khác nhau. Cả ba loạt đều có lỗ hình vuông ở giữa và có đường kính không đều nhưng bình quân khoảng 22 mm. Cả ba loạt đều có mặt trước ghi chữ Thái Bình hưng bảo bằng chữ Hán. Có một loạt thay vì chữ Thái lại là chữ Đại. Hiện chưa rõ: do lâu ngày đồng tiền đó bị hỏng nên mất một chấm, hay đó thực sự là chữ Đại nhưng được đọc là Thái. Về mặt sau, thường có chữ Đinh (họ của vua) đúc nổi; nhưng có một loạt không có chữ gì.
    Nhà Tiền Lê khởi đầu từ Lê Hoàn. Khi cai trị, Lê Hoàn đã dùng ba niên hiệu, song chỉ đúc duy nhất tiền Thiên Phúc trấn bảo, lấy tên theo niên hiệu đầu tiên. Các vua tiền Lê sau không cho đúc tiền.


    Đồng Thiên Phúc trấn bảo (mặt trước)- (mặt sau ghi chữ Lê)
    Sử liệu cũ của Việt Nam là Đại Việt sử ký toàn thư và Việt sử thông giám cương mục đều có nhắc đến việc tiền Thiên Phúc được đúc từ mùa xuân năm 984. Điều này cho thấy: thứ nhất, bốn năm đầu khi lên làm vua nhà Lê vẫn dùng tiền do nhà Đinh phát hành; thứ hai, tiền đã được sử dụng nhiều hơn. Khảo cổ học cho thấy Thiên Phúc trấn bảo có ba loạt đều có hình thù giống tiền của nhà Đinh. Một loạt mặt trước có bốn chữ Thiên Phúc trấn bảo và mặt sau có chữ Lê (họ của vua), một loạt mặt trước giống như loạt trên nhưng mặt sau lại không có chữ gì, và một loạt nữa mặt sau có chữ Lê nhưng mặt trước lại không có chữ gì. Theo Đỗ Văn Ninh, sở dĩ có sự khác nhau như vậy có thể là vì trong quá trình đúc tiền, xưởng đúc đã ráp nhầm hai mặt của các khuôn đúc.
    * Tiền nhà Lý: Đây là tiền kim loại được giới nghiên cứu tiền cổ ở Việt Nam cho là của Lý Thái Tổ vì ông vua này có một niên hiệu là Thuận Thiên. Bên Trung Quốc có Sử Tư Minh khi làm vua cũng có niên hiệu Thuận Thiên, nhưng ông này cho đúc tiền Thuận Thiên nguyên bảo đương bách. Sau này, Lê Thái Tổ cũng lấy niên hiệu Thuận Thiên, nhưng tiền đúc ra gọi là Thuận Thiên thông bảo hoặc Thuận Thiên nguyên bảo.

    Thuận Thiên đại bảo

    Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy tiền đã được sử dụng và phát hành nhiều trong thời Lý Thái Tổ. Cả lương bổng lẫn tô thuế đều có thể trả bằng tiền. Với đường kính chừng 20 mm với mặt trước có bốn chữ Thiên Phù nguyên bảo đọc theo vòng tròn, mặt sau để trơn, có lỗ, không có gờ. Kích thước đồng tiền Thiên Phù nguyên bảo nhỏ hơn so với các đồng tiền thời trước là vì thời Lý Nhân Tông trị vì có nhiều chiến tranh, nên dành được ít đồng hơn cho việc đúc tiền.
    * Tiền nhà Trần: Khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra tiền kim loại Nguyên Phong. Nhưng bên Trung Quốc cũng có loại tiền này, nên hiện chưa kết luận được thứ tìm thấy ở Việt Nam là do nước nào đúc. Nguyên Phong là niên hiệu thứ ba của vua Trần Thái Tông. Vào hai thời có niên hiệu trước, vua cũng cho phát hành tiền, nhưng sử liệu không nói và khảo cổ học không cho biết đó là tiền tên gì Tiền có lỗ ở giữa và có gờ và mép không rõ. Mặt trước tiền ghi bốn chữ Thiệu Phong thông bảo. Mặt sau để trơn. Tiền nhỏ, mỏng, đường kính 21 mm.Đại Trị thông bảo Cũng là tiền do Trần Dụ Tông phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có cho biết rằng vào năm 1360 đã đúc tiền này. Khảo cổ học cho biết tiền này có kích thước lớn hơn tiền Thiệu Phong một chút.
    * Tiền nhà Hồ: Năm 1394, 6 năm trước khi nhà Hồ thay thế nhà Trần làm vua Việt Nam, tiền giấy mang tên Thông Bảo hội sao được phát hành. Lúc đó đang là niên hiệu Quang Thái của vua Trần Thuận Tông, nhưng việc ban bố các chủ trương chính sách quan trọng của đất nước lại do Hồ Quý Ly nắm. Chủ trương phát hành tiền giấy này chính là của Hồ Quý Ly. Mục đích của ông là dùng tiền giấy để thay thế tiền kim loại, qua đó thu hồi kim loại về kho triều đình. Nhiều ý kiến thống nhất rằng, sự ra đời tiền giấy Thông Bảo hội sao không phản ánh trình độ phát triển của kinh tế tiền tệ ở Việt Nam đương thời.

    Tiền giấy Thông Bảo hội sao (會鈔)
    Tiền kim loại đang lưu hành phải được đem đến đổi lấy tiền giấy theo tỷ lệ 1:1,2. Tiền Thông Bảo hội sao có bảy mệnh giá khác nhau, đó là: 10 đồng, 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền, 1 quan. Không thấy Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại tỷ lệ giữa các đơn vị đồng, tiền và quan của tiền Thông Bảo hội sao thế nào. Về hình thức, không rõ kích thước, hình dáng, màu sắc ra sao. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi sơ lược rằng tiền mệnh giá 10 đồng có vẽ hình rong, mệnh giá 30 đồng có vẽ hình sóng, mệnh giá 1 tiền có vẽ mây, 2 tiền có vẽ rùa, 3 tiền có vẽ lân, 5 tiền có vẽ phượng, và 1 quan có vẽ rồng. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi lại rằng tiền Thông Bảo hội sao không được nhân dân ưa dùng, chẳng qua vì luật quy định mà phải sử dụng.
    Thánh Nguyên thông bảo
    Thời nhà Hồ, tuy phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao và đổi thu hồi tiền kim loại về, song có thể Hồ Quý Ly cũng cho phát hành một lượng nhất định tiền kim loại mang niên hiệu Thánh Nguyên (1400-1401) của mình. Khảo cổ học đã phát hiện được ở Việt Nam nhiều đồng tiền kim loại Thánh Nguyên thông. Theo Đỗ Văn Ninh, trong các vua Trung Quốc và Việt Nam, chỉ có Hồ Quý Ly có niên hiệu Thánh Nguyên. Tiền kim loại Thánh Nguyên thông bảo có hình tròn, lỗ vuông, kích thước nhỏ (đường kính từ 19 đến 20 mm), mỏng. Mặt trước có bốn chữ Thái Nguyên thông bảo đọc chéo từ trên xuống và từ phải qua trái, gờ viền mép và lỗ rõ ràng. Nhưng mặt sau lại để trơn và không có gờ và viền mép hay lỗ. Một trong các mục đích phát hành tiền kim loại Thánh Nguyên thông bảo là để quảng bá niên hiệu Thánh Nguyên của vua mới.
    * Tiền nhà Hậu Lê: Sau khi đánh bại hoàn toàn quân Minh xâm lược, chẳng cần đợi nhà Minh công nhận, ngày 15 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi xưng vua và lấy niên hiệu là Thuận Thiên; một tháng sau thì cho đúc tiền kim loại Thuận Thiên thông bảo bằng đồng mà không tiếp tục chính sách sử dụng tiền giấy của nhà Hồ. Đó là theo Đại Việt sử ký toàn thư. Còn theo phát hiện của khảo cổ học, thì tên tiền kim loại đó có lẽ là Thuận Thiên nguyên bảo. Hiện các nhà nghiên cứu còn chưa có kết luận được là sử chép sai "nguyên" thành "thông" hay Lê Lợi cho đúc hai loại nhưng hiện mới chỉ phát hiện di chỉ loại Thuận Thiên nguyên bảo.

    Thuận Thiên thông bảo, Thuận Thiên nguyên bảo
    Thuận Thiên nguyên bảo có kích thước to hơn, dày hơn và được đánh giá là đẹp hơn các đồng tiền kim loại của các thời trước ở Việt Nam. Đường kính tiền là 25 mm, dày dặn. Mặt trước đúc nổi bốn chữ Hán là Thuận Thiên nguyên bảo với nét viết chân phương. Mặt sau không có chữ hay hình gì, viền mép và gờ viền lỗ rõ ràng và đều đặn. Thuận Thiên thông bảo có ba đơn vị đếm là đồng, tiền và quan. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết 1 tiền bằng 50 đồng.

    Quang Thuận thông bảo
    Là tiền do Lê Thánh Tông cho đúc. Di chỉ tiền này được phát hiện khá nhiều. Quang Thuận thông bảo được Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí khen là đẹp vào loại nhất trong các tiền kim loại Việt Nam mà ông biết. Không rõ tiền được bắt đầu phát hành từ năm nào, song niên hiệu Quang Thuận của Lê Thánh Tông bắt đầu từ năm 1460, kết thúc vào năm 1469.
    Hồng Đức thông bảo
    Cũng là tiền do Lê Thánh Tông phát hành từ năm 1470 đến năm 1497 theo niên hiệu thứ hai của mình.
    * Tiền nhà Mạc:
    Minh Đức thông bảo, Minh Đức nguyên bảo
    Đây là các tiền kim loại do Mạc Thái Tổ phát hành. Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến việc này. Minh Đức thông bảo có hai loạt. Loạt thứ nhất bằng đồng được bắt đầu đúc từ năm 1528. Mặt trước có bốn chữ Minh Đức thông bảo đúc nổi đọc chéo. Mặt sau có hai chữ Vạn Tuệ đúc nổi. Loạt này có kích thước lớn, đường kính từ 23 đến 24,5 mm, dày dặn. Loạt thứ hai đúc bằng kẽm. Kích thước vẫn như loạt trước. Mặt sau không còn chữ vạn tuế mà thay vào đó là một vành khuyết nổi ở bên phải và một chấm tròn ở bên trái. Minh Đức nguyên bảo làm bằng sắt. Sách sử Việt Nam không nhắc đến tiền này, nhưng Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Mạc Đăng Dung có cho pha kẽm vào khi đúc tiền rồi sau lại cho đúc tiền bằng sắt. Khảo cổ học Việt Nam không phát hiện ra di vật, song Lacroix có công bố một mẫu vật tiền này, mặt trước có bốn chữ Minh Đức nguyên bảo đọc vòng tròn, mặt sau không có chữ hay hình gì.
    Quảng Hòa thông bảo
    Mạc Phúc Hải làm vua từ năm 1541 đến năm 1546 và chỉ có một niên hiệu là Quảng Hòa. Sử liệu không ghi vị vua nhà Mạc này có cho đúc tiền hay không, song khảo cổ học phát hiện ra di vật tiền Quảng Hòa thông bảo. Tiền này có hơn một loạt nhưng đều đúc bằng đồng và bốn chữ Quảng Hòa thông bảo đọc chéo ở mặt trước, mặt sau để trơn. Có loạt thì các chữ này được viết chân phương. Có loạt thì những chữ này lại được viết theo lối chữ triện.
    * Tiền nhà Nguyễn- Tây Sơn:
    Thái Đức thông bảo
    Tiền do vua Thái Đức Nguyễn Nhạc phát hành và lưu thông trong các vùng lãnh thổ do nhà Tây Sơn kiểm soát. Tiền này được đúc từ đồng. Tiền không dày, nhưng đúc cẩn thận, chữ và dấu hiệu dễ đọc. Đường kính tiền tùy loại từ 22,5 mm đến 24 mm. Mặt trước có bốn chữ Thái Đức thông bảo đọc chéo. Mặt sau thì mỗi loạt một khác, thường thì có các ký hiệu như chấm nổi tròn, hình mặt trăng lưỡi liềm. Có một loạt ở mặt sau có hai chữ Vạn Thọ.


    Quang Trung thông bảo, Quang Trung đại bảo



    Quang Trung thông bảo
    Khi Quang Trung lên ngôi, Việt Nam cơ bản đã được thống nhất, vì thế tiền do Quang Trung phát hành sẽ được lưu thông gần như khắp cả nước. Và trong thực tế, khảo cổ học tìm thấy rất nhiều tiền Quang Trung khắp nơi, đặc biệt nhiều từ đèo Hải Vân ra Bắc. Quang Trung đã cho phát hành hai loại tiền mang niên hiệu của ông, đó là Quang Trung thông bảo và Quang Trung đại bảo. Quang Trung thông bảo được đúc nhiều đợt và kỹ thuật của thời đó đã khiến cho mỗi đợt đúc tiền lại có một chút khác nhau. Tiền này được đúc từ đồng, có kích thước từ 23 đến 26 mm. Mặt trước tiền có bốn chữ Quang Trung thông bảo đọc chéo. Có một loạt chữ bảo lại viết theo lối giản thể. Mặt sau thì có thể để trống hoặc có một trong các chữ nhất, nhị, công, chính, sơn nam hoặc các ký hiệu như dấu chấm, trăng lưỡi liềm, v.v . Viền gờ mép và lỗ rõ ràng. Có một số di vật tiền Quang Trung thông bảo được phát hiện mà ở đó người ta thấy mặt sau của tiền cũng giống mặt trước. Đỗ Văn Ninh cho rằng đó là do thợ đúc tiền ráp nhầm hai mặt của khuôn đúc. Quang Trung đại bảo có chữ bảo viết theo lối giản thể. Mặt sau để trống.

    Cảnh Thịnh thông bảo
    Cảnh Thịnh thông bảo có loại nhỏ và loại lớn. Đây là tiền mang niên hiệu đầu tiên của Nguyễn Quang Toản, vị vua cuối cùng của nhà Tây Sơn. Về kiểu dáng và thiết kế thì Cảnh Thịnh thông bảo loại nhỏ không khác gì tiền Quang Trung thông bảo, nhưng chất lượng đúc có phần tốt hơn. Cảnh Thịnh thông bảo cũng có loạt mặt sau giống mặt trước như một loạt của Quang Trung thông bảo. Ngoài ra lại còn có một loạt tiền mà một mặt là Cảnh Thịnh thông bảo và một mặt là Quang Trung thông bảo. Cảnh Thịnh thông bảo loại lớn được đúc cẩn thận, thiết kế cầu kỳ, đường kính tới 48 mm, dày tới 5 mm. Viền gờ mép ở hai mặt là một vành văn triện hình chữ T, viền gờ lỗ ở hai mặt là hai hình vuông lồng vào nhau. Mặt trước tiền có bốn chữ Cảnh Thịnh thông bảo đọc chéo. Mặt sau có hình rồng, mây ở phía trên lỗ, lại có hình cá chép và hình sóng nước ở phía dưới lỗ. Đỗ Văn Ninh cho rằng tiền này hoa văn giống với tiền Cảnh Hưng nên có thể là theo mẫu tiền Cảnh Hưng mà làm.
    Nền kinh tế phong kiến chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Kinh tế hàng hoá sớm ra đời, nên nước ta sớm có tiền tệ. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đồng tiền dân tộc được thay thế bằng hệ thống tiền tệ của Tư bản Pháp làm công cụ cho việc bóc lột nhân dân ta. Các đồng tiền mang niên hiệu Khải Định, Bảo Đại còn tồn tại đến năm 1945, thực chất là những đồng tiền lẻ của Ngân hàng Đông Dương mà thôi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...