Tiểu Luận Yếu tố tạo nên thành công của mô hình công vụ chức nghiệp hoặc mô hình công vụ việc làm là gì ?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mô hình công vụ việc làm sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế của nền công vụ, tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong đội ngũ công chức không chỉ về chất lượng mà cả ở tư duy làm việc, cách thức làm việc, và do đó hiệu quả làm việc cũng sẽ được cải thiện, đồng thời khả năng phù hợp của nó với nền kinh tế thị trường cũng cao hơn. Áp dụng mô hình này sẽ tạo điều kiện để xây dựng một nền công vụ hiệu quả, mang tính chuyên môn hóa cao sẽ rất phù hợp. Tuy nhiên ở Việt Nam ta hiện nay, khi các điều kiện cần thiết cho việc vận hành nền công vụ việc làm chưa đáp ứng được, thì chúng ta nên áp dụng kết hợp cả hai mô hình này bởi vì nhược điểm của mô hình này sẽ được khắc phục bởi ưu điểm của mô hình kia và ngược lại

    Trên thế giới hiện nay có ba mô hình cơ bản về tổ chức công vụ là
    - Mô hình lột xác (spoil);
    - Mô hình chức nghiệp hay còn gọi là mô hình ngạch, bậc (career system);
    - Mô hình việc làm hay còn gọi là vị trí công việc (position-based system or job-based system).
    * Yếu tố tạo nên thành công của mô hình công vụ việc làm:
    Mô hình công vụ việc làm là cách thức bố trí nhân sự theo từng công việc cụ thể trong tổ chức. Mỗi một người làm một việc cụ thể trong suốt cuộc đời của họ với một mức lương nhất định. Tổ chức chia hệ thống hoạt động của tổ chức thành rất nhiều công việc cụ thể và mỗi một nhân sự trong tổ chức được giao một công việc.

    Triết lý cơ bản của mô hình công vụ việc làm là : “Công việc được thực hiện tốt và ai là người thực hiện”
    Đặc điểm của mô hình công vụ việc làm : Thực chất là một hệ thống tiền lương được thiết lập dựa trên cơ sở đánh giá công việc, do đó coi trọng công việc hơn là đặc điểm cá nhân của người nắm giữ công việc. Nền công vụ bao gồm một hệ thống thứ bậc công việc được thiết lập dựa trên việc phân tích một cách hệ thống nội dung các công việc đó. Công việc được sắp xếp theo một trật tự thứ bậc chứ không phải bản thân công chức và trình độ học vấn của họ như trong mô hình chức nghiệp. Đánh giá công việc và phân loại công việc thường được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia mang tính chuyên môn cao. Các vị trí công việc khác nhau được xếp vào các mức (level) khác nhau căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc. Vấn đề được quan tâm nhất trong mô hình này là đảm bảo việc trả lương công bằng theo các vị trí công việc. Mô hình công vụ việc làm dựa trên khái niệm “chuyên gia”. Hay nói cách khác, mỗi công chức được coi là một chuyên gia, bởi mỗi một vị trí công việc nhất định đòi hỏi một công chức cụ thể với những tiêu chuẩn phù hợp để đáp ứng yêu cầu công việc. Về nguyên tắc, công chức cũng có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác nhưng với điều kiện các vị trí đó phải có nhiệm vụ và mức độ trách nhiệm tương tự, và do đó tiền lương được nhận cũng tương đương.
    Chính từ những đặc điểm trên đã tạo nên thành công của mô hình công vụ việc làm ở những điểm sau đây :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...