Tiểu Luận Yếu tố lãng mạn trong Những người khốn khổ của V.Huygô

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤCA. LỜI MỞ ĐẦU 2
    1. Lý do chọn đề tài 2
    2. Lịch sữ nghiên cứu vấn đề. 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    4. Mục đích nghiên cứu. 4
    5. Phương pháp nghiên cứu. 4
    6. Đóng góp của đề tài 5
    7. Cấu trúc của đề tài 5
    B. NỘI DUNG 6
    CHƯƠNG I : VICHTO HUYGÔ VÀ TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ” 6
    1.1. Vichto Hugô – hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn. 6
    1.2. “Những người khốn khổ” - kiệt tác của bút pháp lãng mạn. 9
    1.3. Giới thuyết thuật ngữ “tiểu thuyết lãng mạn”. 12
    CHƯƠNG II : BÚT PHÁP LÃNG MẠN TRONG TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ” CỦA VICHTO HUYGÔ 14
    2.1. Bức tranh về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ. 14
    2.1.1. Cuộc đời nghèo khổ của những con người nghèo khổ. 14
    2.1.2. Những bi kịch về số phận của những người nghèo khổ. 21
    2.2. “Những người khốn khổ” và lý tưởng của nhà văn. 25
    2.2.1. Những ước mơ và khát vọng về một xã hội tốt đẹp. 25
    2.2.2. Bức thông điệp về một thế giới mới 30
    C. KẾT LUẬN 33
    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
    A. LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNói đến Văn học Pháp thì ta không thể không nhắc đến nhà văn Vichto Hugo - một trong những nhà văn lãng mạn nhất nước Pháp, thế kỷ XIX và được cả thế giới biết đến như một “danh nhân vĩ đại”. Các tác phẩm của ông luôn toát lên tấm lòng nhân đạo cao cả, và thông qua đó các độc giả cảm nhận được một tình yêu thương nồng cháy, lòng thiết tha yêu hòa bình, lòng tin tưởng cao cả vào con người lao động. Một trong số đó là "Những người khốn khổ" - một tác phẩm đặc sắc về số phận của những con người khổ cực đến bần cùng hóa, luôn đau khổ và cắn rứt lương tâm trong suốt cuộc đời. “Những người khốn khổ” là bức tranh rộng lớn về cuộc sống khốn cùng, tăm tối của những người lao động nghèo khổ ở Pháp trong thế kỷ XIX. Qua đó, tác giả biểu lộ tấm lòng thương yêu vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản và trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn của họ, đề ra một quan điểm nhân đạo tuyệt đối :”Yêu thương là tha thứ”; tố cáo cái xã hội tư sản bất công, vô nhân đạo và hệ thống của nó là nguyên nhân nỗi khổ của nhân dân. Đồng thời, tác phẩm còn là những trang sử hào hùng về nhân dân lao động Paris trên chiến lũy, hé mở một niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của cách mạng Pháp. Vì thế, người ta đã công nhận Vichto Huygô là một nhà văn tiến bộ không những của nước Pháp mà còn là của toàn thể nhân loại.
    Nghiên cứu “Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vichto Huygô” giúp chúng ta thấy được tài năng nghệ thuật bậc thầy của Huygô, hiểu sâu hơn về thời đại lịch sử xã hội Pháp thế kỷ XIX. Và đây là một phương diện quan trọng để nhà thơ bộc lộ tư tưởng của mình.
    2. Lịch sữ nghiên cứu vấn đềVới những thành tựu chói lọi trên văn đàn thế giới, Vichto Hugo cũng như tác phẩm của ông đã thu hút bao tâm trí của các nhà phê bình nghiên cứu trong và ngoài nước.
    Mácxim Gocky đã từng nhận xét Huygô rằng : “ là nhà thơ và là cả một diễn đàn, ông gầm thét lên trên đỉnh đầu thế giới như một cơn dông tố”.
    Ở Việt Nam, sự phổ biến của V.Hugô khá mạnh mẽ. Phùng Văn Tửu nói rằng : “ Vichto Huygô đã có mãnh lực thu hút đông đảo đọc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật và một cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sữ văn học xưa nay”. Bởi vậy mà Huygô và những tác phẩm của ông là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều độc giả và các nhà phê bình, nghiên cứu.
    Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học phương Tây đã dành hẳn một chương để viết về Huygô và một số bài viết về “ hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”.
    Ngoài ra, còn có một số tác giả như : Lê Nguyên Cẩn trong cuốn Hợp tuyển văn học Châu Âu, Nguyễn Trung Hiếu trong cuốn Văn học nước ngoài cũng đã có những nghiên cứu về Huygô, mặc dù còn sơ lược và khái quát.
    Nghiên cứu Những người khốn khổ có Phùng Văn Tửu trong cuốn Vichto Huygô và Đặng Anh Đào trong cuốn Văn học Phương Tây, Lưu Đức Trung trong cuốn Giáo trình văn học thế giới. Riêng về vấn đề lãng mạn trong văn học Pháp nói chung và Vichto Huygô nói riêng cũng đã được Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm đề cập đến.
    Nhìn chung, các công trình này đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của ông. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc đi vào tìm hiểu “yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V.Hugô” thì hầu như chưa có một công trình cụ thể, chuyên biệt.
    Nghiên cứu “yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vichto Hugô” là một đề tài khá lí thú, mới mẻ và cũng không đơn giản. Do đó, với vốn kiến thức còn ít nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Để hoàn thành đề tài này chúng tôi dựa vào một số tài liệu của các tác giả kể trên và những tài liệu liên quan đến V.Hugo (được liệt kê ở mục Tài liệu tham khảo).
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài này là yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vichto Huygô
    Phạm vi chúng tôi nghiên cứu là khảo sát trong tiểu thuyết Những người khốn khổ gồm 3 tập (tập 1, tập 2, tập 3) do Huỳnh Lý dịch, nhà xuất bản văn học, 2004
    4. Mục đích nghiên cứuVới đề tài “Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vichto Huygô” thì chúng tôi mong muốn làm rõ hơn yếu tố lãng mạn trong tác phẩm và giúp chúng ta hiểu thêm về con người của Vichto Huygô cũng như tiểu thuyết xuất sắc nhất của ông. Bên cạnh đó, nó còn giúp ta trang bị những kiến thức văn học cần thiết khi tiếp cận với văn học Pháp nói riêng và văn học phương Tây nói chung.
    Cùng với việc nghiên cứu đề tài “Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của Vichto Huygô” chúng tôi đã góp thêm một bài viết vào các công trình nghiên cứu về Huygô, làm cho nó ngày càng phong phú và đa dạng hơn.
    5. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã thực hiện một số bước và phương pháp sau:
    - Sưu tầm tài liệu.
    - Phương pháp so sánh
    - Phương pháp phân tích- tổng hợp.
    - Phương pháp diễn dịch- quy nạp.
    6. Đóng góp của đề tàiVichto Hugô, “con người của thành phố Paris hoa lệ”, tuy cách chúng ta nửa vòng trái đất nhưng tư tưởng của ông lại rất gần gũi, phù hợp với truyền thống của dân tộc ta. Ông là con người của chủ nghĩa nhân đạo cao cả, của tình thương yêu nhân loại xốn xang. Ông không lúc nào không nghĩ đến, không bênh vực, không đấu tranh cho quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người cần lao với mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp bằng giải pháp tình thương.
    Hy vọng rằng với đề tài này sẽ mang đến một cách tiếp cận mới, có hiệu quả về tác phẩm văn học nước ngoài, nó sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đồng môn trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy sau này. Và tôi tin rằng, những tư tưởng, ý niệm tốt đẹp mà Hugô hoài vọng sẽ mãi là hành trang cho mỗi người chúng ta vững bước vào đời với sự tin yêu, tin tưởng cuộc sống này hãy còn tươi đẹp biết bao! Có được sự đồng cảm, sự thương yêu và tin cậy lẫn nhau thì con người sẽ sống và làm việc với tinh thần thái độ hăng say hơn, góp phần làm cho xã hội ngày càng phồn vinh hơn.
    7. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm hai chương chính sau :
    Chương I: Vichto Hugô và tiểu thuyết “Những người khốn khổ”
    Chương II: Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” của Vichto Hugô
    B. NỘI DUNGCHƯƠNG I : VICHTO HUYGÔ VÀ TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ”1.1. Vichto Hugô – hiện thân của chủ nghĩa lãng mạnĐược mệnh danh “thần đồng thi ca”, Vichto Hugô (1802- 1885) là nhà văn lãng mạn số một của dân tộc Pháp. Sinh ra tại thành phố Besancon, Huygô xuất thân từ một gia đình bình dân, ông nội làm nghề thợ mộc ở vùng Nancy, cha ông là một quân nhân dưới thời Napoleon I, thường đi chinh chiến liên miên hết Ý đến Tây Ban Nha. Cậu bé Hugô sống êm đềm trong sự chăm sóc của mẹ, một người phụ nữ trí thức tiến bộ, cứng cỏi, theo quan điểm bảo hoàng và rất mộ đạo, luôn quan tâm đến việc phát triển tài năng của con.
    Nhờ vậy, tài năng thi ca của Vichto Hugô phát triển rất sớm, từ một "cậu bé trác việt", 15 tuổi tham gia cuộc thi thơ của Viện Hàn Lâm Pháp. 17 tuổi, đoạt giải Bông huệ vàng. Hai mươi tuổi, tập "Tụng ca" của ông được giải thưởng của nhà vua. 21 tuổi, ông kết hôn với người bạn thời niên thiếu của mình: Adele Foucher. Năm 22 tuổi, viết Đoản thi mới ( Nouvelles Odes). 24 tuổi cho ra đời Đoản thi và Balát (Odes et Ballades)
    Từ năm 1827, xã hội biến động, khuynh hướng sáng tác của Vichto Hugô cũng dần thay đổi. Kịch Crôm-oen ( Cromwell) ra đời và một loạt tác phẩm khác của ông như tập thơ Về phương Đông (Les Orientales, 1829) kịch Hécnani (Hernani -1830), tiểu thuyết Nhà thờ đức bà Paris ( Notre Dame de Paris - 1831) bộc lộ những tư tưởng tự do dân chủ và đã đưa tên tuổi ông đứng đầu trường phái lãng mạn Pháp.
    Năm 1841 (39 tuổi) Vichto Hugô được bầu vào Viện Hàn Lâm Pháp, 1845(43 tuổi): nguyên lão nước Pháp.1848 (46 tuổi): nghị viên.
    Năm 1851, bị truy nã vì chống việc phục hồi Đế chế của Napoléon đệ tam, phải lưu vong sang Bỉ, rồi ra đảo Jersey, đảo Guernesay. Tại đây, cuộc đời lưu vong xa đất nước ở lứa tuổi 50 chín muồi tài năng, ngày đêm đối diện với biển cả bao la, từng cơn sóng như nỗi căm phẫn trước hành vi phi pháp của Napoléon đệ III, sự đàn áp dữ dội trong nước .cứ trào dâng, Hugô đã viết miệt mài - thứ vũ khí duy nhất của ông. Trừng phạt (Châtiments - 1853) rồi ba năm sau là Chiêm ngưỡng (Contemplations -1856), thơ anh hùng ca Truyền kỳ các thời đại (La légènde des siècles - 1859 -1883) lần lượt ra đời.
    Năm 1870, ông trở về Paris sau khi chế độ Luis Napoléon sụp đổ, chứng kiến khí thế "xông lên đoạt trời" của công xã Paris, rồi lại mất gần hết những người thân : vợ, con trai, con gái . Ông viết Năm khủng khiếp (L' anne terrible - thơ, 1872) để khắc sâu khúc ca công xã đầy bi tráng, tiểu thuyết Năm 93 ( Quatre-vingt- treize, 1874) để nhớ lại cách mạng tư sản. Nghệ thuật làm ông (L’Art d'être Grand-Père- thơ, 1877) dành cho hai cháu trai và gái của mình. Giai cấp tư sản từ sau 1871, đã biết vỗ về dân chúng bằng cách tôn vinh Vichto Hugô: tên ông được đặt cho đường phố ông đang sống, 600.000 người Paris diễu hành trên đường phố mừng năm ông bước vào tuổi 80. Vichto Hugô trở thành âm vang của thời đại bằng sự đồng vọng nhân đạo lớn lao.
    Ngày 22.5.1885, trái tim vĩ đại của những kiếp người khốn khổ đã đi vào cõi vĩnh hằng trong "chiếc quan tài của kẻ khó ". Ông khước từ lễ cầu hồn của nhà thờ, chỉ " cầu xin ở mỗi tâm hồn một lời cầu nguyện" và viết trong di chúc: "Tôi để 50 vạn quan cho người nghèo". Gần hai triệu người đã đưa tiễn ông về an nghỉ tại điện Panthéon - nơi an táng các vĩ nhân của nước Pháp.
    Ra đời cách đây vừa đúng 2 thế kỷ, Vichto Huygô đã khẳng định vị trí của mình trên văn đàn thế giới với những danh hiệu không ai lặp lại được "Huygô khổng lồ", "Huygô trái núi", "Huygô cây sồi", "Huygô chim đại bàng" . Trong sự nghiệp sáng tác gần 80 năm của mình, Vichto Huygô đã để lại cho di sản văn học nhân loại một khối lượng đồ sộ các tác phẩm văn học ở nhiều thể loại: tiểu thuyết, kịch, thơ ca. ở tất cả những lĩnh vực mà Huygô đặt chân đến, ông đều để lại dấu ấn của một thiên tài, nhưng độc giả khắp nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam lại yêu thích và biết nhiều đến Huygô qua những trang tiểu thuyết lãng mạn, đầy nhân ái và các nhân vật nổi tiếng của ông như Giăng Van Giăng, Giave, Côdét, Phăngtin, Quadimôdo .Những di sản nghệ thuật đồ sộ của ông là bằng chứng của một tài năng vô tận, một sức sáng tạo đa dạng, diệu kỳ. Huygô đã phá vỡ những quy tắc thông thường của chủ nghĩa cổ điển, về nghệ thuật Huygô đã từng nhấn mạnh “Những tác phẩm vĩ đại đều có một tiêu chuẩn chung là tính tuyệt đối. Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”. Bởi vậy, những nhân vật trong các tác phẩm của ông thường là những nhân vật phi thường, mang tính lý tưởng hóa như Napôliông, Give, Cadimôđô Ông thường hòa trộn những cái bi với cái hài, cái cao quý, đẹp đẽ với cái tầm thường, thô kệch. Ông khắc họa những cái xấu đến độ kệch cỡm của hình dáng bên ngoài nhưng bên trong có một vẻ đẹp tâm hồn đến mức cao cả.
    Về nội dung, Huygô phản ánh đầy đủ những hoài vọng, những ảo tưởng, những lầm lạc, những tiên báo, những yêu thương và thù hận, những lo sợ và hy vọng. Và hơn cả, ông vượt lên trên thực tại xã hội để mơ ước, khát vọng về một thế giới mới. Một thế giới tốt đẹp cho con người mà chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa hiện thực chưa làm được. Có thể nói Huygô là ngọn gió của chủ nghĩa lãng mạn và ngọn gió ấy đã lan tỏa đi khắp chân trời của thế giới. Đúng như Pautốpxki từng nói về Huygô : “Ông xông vào thế kỷ cổ điển và đáy ngán như một ngọn gió cuồng phong, một cơn gió lốc. Nó mang lại những dòng mưa ào ạt, những lá, những đám mây đen, những cành hoa, khói thuốc sung và những huy hiệu gài trên mũ bị giạt xuống. Ngọn gió đó tên là lãng mạn. Nó luồn vào trong bầu không khí tù hãm của châu Âu và lấy hơi thở của niềm mơ ước bất kham mà nó mang trong mình, làm tràn ngập bầu không khí đó”.
    Với tầm vóc là vị chủ soái của chủ nghĩa lãng mạn Pháp, Huygô đã dám đương đầu đấu tranh với những quy phạm ngặt nghèo của chủ nghĩa cổ điển và chủ nghĩa hiện thực, Huygô là trợ lực hùng mạnh của những nhà văn lãng mạn ở Đức, Nga, Anh, và cả Việt Nam trong cuộc đấu tranh cho khuynh hướng sáng tác của mình.
    Vichto Hugô chính là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, đại biểu xuất sắc nhất của thế kỷ đã đem lại cho nước Pháp những vòng nguyệt quế vinh quang. Lòng yêu thương con người không bờ bến của ông chính là lương tâm của loài người.
    1.2. “Những người khốn khổ” - kiệt tác của bút pháp lãng mạn“Những người khốn khổ” là một bộ truyện lớn nhất mà cũng là tác phẩm có giá trị nhất trong sự nghiệp sáng tác của Vichto Huygô. Đề tài về "kẻ phạm tội nhưng đồng thời cũng là người lương thiện" này đã được V.Hugo ấp ủ suốt hơn 30 năm, hiện diện trong tác phẩm của ông từ 1829 trong tác phẩm Ngày cuối cùng của kẻ bị kết án, trong Clốt-gơ (1834) và ám ảnh ông suốt đời. Trong những năm tháng lưu đày xa quê hương, những buồn đau, căm giận, những chiêm nghiệm sâu lắng của ông về con người và cuộc đời đã kết tinh thành tác phẩm vĩ đại “Những người khốn khổ” (Les Misérables-1862)- bản anh hùng ca về nhân dân lao động và bản cáo trạng đanh thép của giai cấp tư sản thống trị .
    “Những Người Khốn Khổ” là bức tranh của một xã hội Pháp thời bấy giờ. Nó đề cập đến những vấn đề lớn lao trong xã hội Pháp đầu thế kỷ XIX. Trong đó là những mảnh đời đen tối, khốn cùng, những con người tì vết bị xã hội chà đạp, xua đuổi nhưng phi thường, mạnh mẽ và đầy lòng yêu thương. Đó là một bản anh hùng ca của thời đại chống lại cường quyền, chống lại áp bức bóc lột. Đó là lòng thương sâu xa đối với những con người bị xã hội chà đạp. Giăng Van Giăng bị xã hội tư sản bóp nghẹt, chăng lưới bao vây, lùng bắt cho đến chết, vẫn sống một cuộc sống hy sinh cao quý vì những kẻ bị xã hội ruồng bỏ. Phăngtin bị xã hội đạp xuống, vẫn là một tâm hồn thanh cao, là một tấm gương sáng của tình mẹ con. Gavorốt là một đứa trẻ bị vứt bên lề đường Pari, vẫn là một tâm hồn thơ ngây, yêu đời, dũng cảm, nghĩa hiệp. Những nhân vật phản diện như Giave, Tênácđiê cũng được tác giả phản ánh rõ nét, nó tiêu biểu cho cái xã hội Pháp lúc bấy giờ. Tác phẩm đã vượt lên hiện thực khô khốc với sức mạnh ghê gớm của đồng tiền, của luật pháp để hướng đến những tình cảm yêu thương của con người. Đó là tình thương yêu giữa những người trong gia đình, tình yêu và trên hết là tình yêu thương đồng loại của những con người trong cộng đồng có chung hoàn cảnh và số phận của cuộc đời éo le, nghèo khổ. Một Giăng Van Giăng thương yêu chị gái và đàn cháu nhỏ; yêu thương Côdét bằng một tình yêu vĩ đại. Făngtin một người mẹ với tình yêu thương con vô bờ bến. Nam tước Phôngmecxi người cha yêu con hết lòng. Ông chấp nhận sống cô độc một mình và chỉ đứng nhìn trộm con trong nhà thờ để Mariuytx được thừa kế gia sản của người ông và bà cô. Và đặc biệt là tình yêu thương của Mariuytx và Côdét. Họ yêu nhau bằng tình yêu trong sáng và nồng nàn của tuổi trẻ. Bên cạnh đó còn có tình yêu thương đồng loại của đức cha Myrien, của cụ Mabớp, của Gavrốt, Giăng Van Giăng Những tình cảm ấy đã làm lay động cả một bộ mặt luật pháp khô cứng, tối tăm mà Giave chính là đại diện tiêu biểu.
    Đọc lại Những Người Khốn Khổ hôm nay ta như thấy đâu đây khí thế cách mạng 1832 sống dậy tưng bừng, anh dũng và cảm phục một Pari nghèo khổ nhưng thiết tha yêu tự do.
    Như vậy, Những người khốn khổ mang ý nghĩa xã hội rộng lớn, thể hiện cảm quan nhân đạo sâu sắc của Victor Hugo. Đề tài viết về những con người khốn khổ tận cùng dưới đáy, sống ven rìa của xã hội. Tiếng nói của họ trong tác phẩm, qua chính cuộc đời bi thảm của mình là lời tố cáo mãnh liệt, là sự phản kháng đối với cái thực tại tư sản đã vùi dập, xô đẩy họ vào ngõ cùng của số phận. Đó là cái xã hội mà: "Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đoạ của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích.". (Lời đề từ Les Misérables) và ông đã thống thiết kêu gọi: " Dân chúng đau khổ, dân chúng đói, dân chúng lạnh. Vì nghèo đói, họ đã đi đến tội ác hoặc sa đoạ .Hãy thương lấy dân chúng." (Clôtgơ).
    1.3. Giới thuyết thuật ngữ “tiểu thuyết lãng mạn”Khái niệm tiểu thuyết
    Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách. Belinski gọi tiểu thuyết là sử thi của đời tư, do chỗ nó “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố đời sống riêng tư và đời sống nội tâm của con người”.
    Tiểu thuyết trình bày đời sống cá nhân và đời sống xã hội như những tố chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn kiệt đucợ nhau. Không ngầm nuốt được nhau, đây là đặc điểm quyết định nội dung thể loại của tiểu thuyết. Mặc dù chịu sự quy định trước hết của “tính độc lập ấy”, câu chuyện của mỗi cá nhân vẫn có ý nghĩa khái quát chung, ý nghĩa bản thân. Đồng thời sự giao tiếp của nhân vật tiểu thuyết với những lý tưởng, những mục tiêu của tập thể (xã hội, dân tộc, quốc gia), thường là điểm kết thúc, điểm đỉnh trong sự phát triển cái ý thức về bản thân của nhân vật; nhưng mọi ý đồ diễn tả các kết quả của đỉnh điểm ấy đều đưa đến chỗ biến dạng cả bản chất nội dung lẫn cấu trúc thể loại của tiểu thuyết.
    Với mọi khác biệt của tiểu thuyết về đề tài (tình yêu, xã hội – chính trị, lịch sữ, triết lý, giả tưởng ) về dung độ, về mức độ kịch tính, về các nguyên tắc kết cấu – cốt truyện, về các phương thức trần thuật, có thể thấy một số điểm nhấn về phong cách. Một trong những điểm nhấn dễ nhận thấy nhất là đặc tính nội dung trực tiếp của tiểu thuyết thấm đẫm tràn ngập mọi thành tố cốt truyện, khi đó tình tiết rắc rối sẽ trở thành phương tiện phản ánh xung đột giữa cá nhân và xã hội, sẽ trở thành “lò xo” thúc đẩy hành động của nhân vật, sẽ tăng cường vai trò cấu tạo cốt truyện của nó. Do tạo được kịch tính cho trần thuật, sự rắc rối sẽ chi phối được cả sự phát triển của một mâu thuẫn nào đó (nảy sinh, gay gắt, giải quyết), cả tiến trình lẫn các thành phần của những biến cố cốt truyện, cả bản thân “chìa khóa” kết cấu của tác phẩm. Tuy vậy sự rắc rối gay cấn lại không bao giờ là giải pháp ở điểm cởi nút, bởi vì thước đo đích thực của tiểu thuyết không phải là sự hoàn tất hay mở ngỏ của côt truyện mà trước hết ở tính chất của sự miêu tả cuộc sống với tư cách một quá trình.
    Khái niệm tiểu thuyết lãng mạn
    Tiểu thuyết lãng mạn: Với Sainte Beuve, Théophile Gautier, Prosper Mérimée, Alexandre Dumas, George Sand cùng nhiều tác giả khác. Tác phẩm thường đề cao sở thích cá nhân, đòi hỏi mở rộng chân trời nghệ thuật, lên án chủ nghĩa thần bí, chống lại khuynh hướng bi quan, đề ra nhiệm vụ văn học cần tìm tòi “cái đẹp và điều tốt lành” trong cuộc sống. Tiểu thuyết đã kế thừa những thành tựu của thế kỷ trước và trở thành một thể loại chiếm ưu thế để thể hiện khát vọng chủ quan của nhà văn và phản ánh hiện thực xã hội.

    CHƯƠNG II : BÚT PHÁP LÃNG MẠN TRONG TIỂU THUYẾT “NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ” CỦA VICHTO HUYGÔ2.1. Bức tranh về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ2.1.1. Cuộc đời nghèo khổ của những con người nghèo khổNhững người khốn khổ là một bức tranh rộng lớn về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ. Được Vichto Hugô phản ánh sinh động qua thế giới nhân vật của tác phẩm. Họ gồm những con người nghèo khổ với đủ các tầng lớp xã hội, đủ mọi lứa tuổi trẻ, già, gái, trai . tạo thành bề rộng và sự đồ sộ của tác phẩm, là bức tranh hiện thực rộng lớn của xã hội Pháp. Mỗi nhân vật với một số phận riêng nhưng lại cùng gặp nhau ở một điểm tương đồng duy nhất là cuộc đời nghèo khổ và mang đặc điểm chung của mẫu nhân vật trung tâm: Con người tì vết, con người khốn cùng, con người cô độc, con người bị xua đuổi. Họ là những kẻ mồ côi, đói rách, lang thang nhưng tâm hồn luôn hướng thiệnHọ đề có cuộc sống thiếu thốn bới những gánh nặng và khốn cùng vì miếng cơm manh áo.
    Giăng Van Giăng - một nông dân nghèo khổ xứ Bơri. Lúc nhỏ, anh chẳng được học hành gì, lớn lên làm nghề xén cây ở Phavơrôn. Vì thương đàn cháu đói khát mà trở thành tên tù khổ sai. Anh bị kết án khổ sai và chỉ được thả sau 19 năm ngồi tù nhưng phải mang giấy thông hàng màu vàng của người đã từng có tiền án. Rời khỏi nhà tù, Giăng Van Giăng mang tâm trạng hằn học, căm thù: " Trước thì ngớ ngẩn, sau thì thành độc ác, xưa chỉ là cành củi khô, sau thì thành khúc gỗ cháy” , “Lúc vào tù anh run sợ, khóc lóc, đến khi ra anh thành người thản nhiên, trơ như đá. Lúc vào lòng anh đau khổ, tuyệt vọng, bây giờ trở ra lòng anh đen tối, hung dữ.” chỉ muốn trả thù cuộc đời và những bất công mà anh đã gánh chịu một cách vô lí.
    Không thân thích, không nhà cửa, không nghề nghiệp, bị xua đuổi khắp nơi, Giăng ở tận cùng nỗi tuyệt vọng, như một con thú cùng đường. Và Cuộc đời Giăng Van Giăng thay đổi sau khi gặp giám mục Myrien, anh hủy giấy thông hành và quyết định làm lại cuộc đời. Vì được cảm hoá bởi hành động nhân từ cao cả của ông và tiếng khóc nức nở của bé Giecve đã giúp anh hối hận, thức tỉnh, thực sự lột xác trở thành một con người khác : Thị trưởng Madeleine.
    Hết lần này đến lần khác, Giăng Van Giăng đã vượt lên mọi hiểm nguy để tự cứu mình, tự tìm một chỗ đứng trong xã hội, để thực hiện lời hứa với người đã khuất, để cứu một kẻ vô tội bị hàm oan, để mang hạnh phúc cho Côdét . Giăng Văn Giăng đã đánh đổi cả tài sản, tên tuổi, mạng sống, hy sinh cả niềm vui, hạnh phúc riêng mình, toàn tâm toàn ý thực hiện lý tưởng " yêu thương là tha thứ".
    Từ bình diện cứu rỗi cá nhân, với lý tưởng tuyệt đối: yêu thương là tha thứ, hình tượng nhân vật lý tưởng Giăng Văn Giăng đã mở rộng sang bình diện cứu rỗi xã hội. Giăng Văn Giăng đã tiếp nối lý tưởng nhân ái mà trước đây giám mục Myrien đã thắp sáng trong tâm hồn anh. Đó chính là giải pháp tình thương để cải tạo xã hội mà Vichto Hugô chủ trương, là thái độ phản ứng lại xã hội tư sản. Nếu xã hội tư sản là tàn bạo, bất công thì Vichto Hugô chủ trương dùng tình thương, dùng công lí tha thứ để cải tạo, để làm thay đổi xã hội. Phải có niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người, vào tính hướng thiện của con người, làm cho con người không còn cô đơn giữa đồng loại, làm cho con người sống có ích và có trách nhiệm với đồng loại và vì đồng loại. Chân lý nhân đạo của Vichto Hugô là "Trong đời chỉ có một điều ấy thôi là yêu nhau". Tuy nhiên, đó chỉ là ước mơ, hoài bão của tác giả, một người chịu ảnh hưởng của học thuyết chủ nghĩa xã hội không tưởng. Thực tế hoàn toàn không đơn giản. Để làm việc thiện, Giăng Van Giăng phải thay tên đổi họ (Madeleine, Fauchelevent), phải luôn luôn lẩn tránh từ nơi này sang nơi khác ( Montreuil, Paris .) vì luôn luôn bị truy đuổi. Chỉ có đêm đen là màn che cho Giăng Văn Giăng
    Vì vậy, Hugô đã đề ra một giải pháp thứ hai để hỗ trợ cho giải pháp tình thương : Giải pháp bạo lực . Hình ảnh chiến lũy được dựng lên ngay trên đường phố Paris, ở đó chính nghĩa đối mặt với bạo tàn. Cái ác cần phải bị đập tan, mà xã hội tư sản với guồng máy bạo lực của nó là nguồn gốc của cái ác. Hugô đã huy động thế giới những người khốn khổ lên chiến lũy, tự cầm súng để khẳng định sức mạnh của mình, để tự đòi quyền sống. Đó là sự nổ tung giận dữ và tuyệt vọng, lối thoát duy nhất để những người nghèo khổ có thể ra khỏi đêm đen của xã hội. Hình ảnh hiện thực của chiến lũy đã thay thế cho hình ảnh ảo tưởng thị trấn Montréuil - nơi mọi người nghèo đều có việc làm để sống, được chăm sóc khi đau ốm, được học hành
    Như vậy, cả hai giải pháp đều có quan hệ hỗ trợ nhau nhưng dường như Vichto Hugônghiêng về giải pháp cảm hoá, tha thứ nhiều hơn. Vì thế mà tác phẩm mang đậm màu sắc lãng mạn của thi pháp sáng tác Hugô. Nấm mồ không tên tuổi chìm trong "cỏ che mưa xoá" của Giăng Van Giăng phải chăng chính là bản anh hùng ca của lương tâm con người.
    Cuộc đời khốn khổ không chỉ có ở Giăng Van Giăng mà Phăngtin cũng vậy. Nỗi khổ vật chất đè ngập lên cả cuộc đời tối tăm của cô. Chỉ vì miệng lưỡi người đời mà cô đành phải gửi con cho gia đình Tênacđiê nuôi. Phăngtin phải làm việc quần quật suốt ngày chỉ mong có tiền gửi về cho gia đình Tênacđiê để đứa con yêu quý của mình được sung sướng. Nhưng khốn khổ cho Phăngtin, cô càng cố gắng làm, cố gắng gửi tiền bao nhiêu thì gia đình Tênacđiê lại tăng số tiền đó lên bấy nhiêu. Và cũng bởi không có tiền gửi cho con mà Phăngtin phải bán cả răng, cả tóc và phải làm điếm để nuôi thân. Nhưng Côdet đâu có sung sướng Côdet bị gia đình Tênacđiê ghét bỏ, chửi bới, đánh đập, chỉ xem như một con vật hay đứa đi ở. Thật đáng thương khi một đứa trẻ chưa đầy sáu tuổi : “Mùa rét chưa sáng con bé. ấy đã ra đường quét tước. Nó run lẩy bẩy trong mảnh giẻ cho thân. Hai bàn tay nhỏ xíu và đỏ nhừ ôm một cái chổi to tướng, trong mỗi khóe mắt, như giọt lệ ngập ngừng”. Tất cả cũng chỉ vì cái khổ của miếng cơm manh áo !
    Cuộc sống của những con người khốn khổ mà Vichto Huygô vẽ nên là cuộc sống của những con người dưới đáy xã hội. Họ bị chèn ép, ngược đãi, coi thường chỉ vì thân phận thấp cổ bé họng của họ. Trong Những người khốn khổ ta còn gặp hình ảnh của cậu bé Giavrôt. Đó là " Tên trộm cắp bé con hào hiệp", " đứa trẻ ranh đói nghèo rộng lượng", là hình tượng nhân dân Pháp với Công xã Paris, là Paris thu nhỏ khi phóng to lại là hiện thân kì vĩ của nhân dân - đại dương, của quần chúng- đám đông. Cuộc đời của em là những trang viết đầy xúc động lẫn tự hào. Người đọc luôn có cảm tưởng như có hai Giavrôt trong tiểu thuyết của Hugo:
    Một Giavrôt khoảng mười một, mười hai tuổi đã bị cha mẹ tống cổ ra đường. Nó ăn mặc rách rưới, nhưng trông vui vẻ. Nó đi đi lại lại, ca hát, chơi đùa, ăn cắp đôi chút để sống như con mèo con. Không có nhà ở, không có bánh ăn, không có lò sưởi, nhưng nó sung sướng vì được tự do. Khi chú bước vào buồng thì người ta hỏi : “Mày ở đâu về ?” Chú trả lời : “Ở ngoài đường”. Khi chú đi thì nhà lại hỏi : “Mày đi đâu ?” Chú trả lời : “đi ra đường”. Cậu bé sống không có tình thương của bố mẹ như cây cỏ dại mọc hoang. Nhưng nó không buồn vì không được yêu. Bởi lẽ, nó chưa từng đựơc bố mẹ yêu thương bao.
    Khi chiến tranh nổ ra, một Giavrôt thứ hai xuất hiện lớn hơn, cậu cũng lên chiến lũy để chiến đấu. Em cũng đi đi lại lại, trèo lên trèo xuống, em nói và thở cũng nhiều. Hình như em có mặt ở đó là để động viên mọi người. Chỗ nào em cũng có mặt. Em làm người này cười, người khác nổi giận. Em như con chim bay rồi đậu. Đôi tay bé nhỏ của em luôn hoạt động, còn từ buồng phổi bé nhỏ của em luôn bật ra tiếng hát, tiếng cười:
    Tôi chẳng có quyền thế
    Đó là lỗi Voltaire
    Tôi là con chim nhỏ
    Đó là lỗi Rousseau

    Tính tôi vốn vui vẻ
    Đó là lỗi Voltaire
    Ao quần tôi tơi tả
    Đó là lỗi Rousseau [SUP][8][/SUP]
    Những trang viết về chú bé con nhanh nhẹn, dũng cảm phi thường vừa trút bao đạn trên mình những xác chết, vừa tránh đạn, vừa hát vang, đùa giỡn với cái chết ấy là những trang viết đầy sức hấp dẫn, tràn ngập chất thơ, kì lạ, đột biến, bất ngờ đến huyễn hoặc góp phần tạo ra giá trị của cuốn tiểu thuyết vĩ đại này. Đó cũng là hình ảnh tương lai của nước Pháp :" ngã xuống để mà chồm lên". Một thế hệ trẻ Paris khác đã xuất hiện. Hugo đã từng cảnh báo: “Bất cứ anh là ai, dù tên anh là gì. Thành kiến, lạm dụng, ô nhục, áp bức, bất chính, chuyên quyền, bất công, cuồng tín, độc tài, hãy dè chừng với những đứa trẻ mồm há hốc: Đứa trẻ đó sẽ lớn”. Giavrôt chính là một đứa trẻ như thế !
    Bức tranh về cuộc sống của những người khốn khổ là vậy. Nhưng Huygô còn cho chúng ta thấy cuộc đời khốn khổ ngay cả ở tầng lớp tư sản hay giám mục. Mariuyx vốn thuộc tầng lớp tư sản, không phải chịu thiếu thốn về vật chất, không phải lo nghĩ đến bữa ăn hằng ngày. Nhưng vì mâu thuẫn với ông ngoại cậu đã ra ngoài sống, hòa mình vào cuộc đời khốn khổ của nhân dân. Mariuyx phải sống thiếu thốn một cách lạ thường “Ngày không có cái ăn, đêm không nhắm mắt, tối không đèn, lò không lửa, hằng tuần không có việc làm, tương lai không hy vọng, áo rách khuỷu, cái mũ nát làm bọn con gái chê cười, buổi chiều về nhà thì cửa đóng vì thiếu tiền nhà, người gác cổng láo xược, anh chủ quán vô lễ, láng giềng khinh rẻ, mọi thứ nhục nhã, phẩm giá tiêu ma, bất cứ việc gì cũng phải nhận làm, chán ngán, chua cay, ê chề”. Có thể nói Mariuyx phải sống một cuộc sống khốn khổ mà anh chưa bao giờ biết đến. Nhưng cuộc đời khốn khổ ấy như là số mệnh “Số mệnh ném con người vào cái lò đun ấy mỗi khi muốn có một thằng đễu cáng hay muốn tạo nên một bậc vĩ nhân”
    Và đến cả Ănggiôrát, một nhân vật có ngoại hình và nội tâm đẹp đến mức tuyệt vời, là nhân vật anh hùng của thời kỳ đỉnh điểm của cách mạng. Là một thanh niên trẻ, yêu đời, có lý tưởng cao đẹp, liêm khiết trong sinh hoạt, không khoan nhượng trong chiến đấu, Hugo đã không tiếc lời ngợi ca khi viết về Ănggiôrát: “chàng thanh niên mà chất người là ánh sáng, là pha lê mà cũng là đá”. Trên chiến lũy, trong số 40 người khởi nghĩa, Ănggiôrát là người chỉ huy sáng suốt, dũng cảm, coi thường cái chết. Chàng đã bình tĩnh bố trí chống cự, kêu gọi anh em sửa chiến lũy thận kiên cố, trực tiếp đi nắm tình hình địch và vô cùng kiên quyết không để anh em hy sinh vô ích.
    Cái chết của người anh hùng khởi nghĩa được Hugô lý tưởng hoá cao độ: Ănggiôrát chết đứng với 8 viên đạn xuyên qua người “tuồng như đạn đã đóng đinh chàng vào đấy, chỉ có đầu chàng khẽ ngả sang một bên” thế mà lời nói hào hùng của anh vẫn động viên đồng đội:" Anh em, chết ở nơi này là chết trong hào quang của tương lai và chúng ta sẽ bước vào nấm mồ tràn ngập ánh bình minh.". Và, khó ai có thể quên được hình ảnh nhân vật huyền thoại Ănggiôrát tựa vào tường, đẹp lộng lẫy như một “Apollon tái thế”. Những cái chết của các nhân vật trong tiểu thuyết “Những người khốn khổ” đã được Huygô huyền thoại hóa gây những cảm giác xao xuyến. Chính điều đó đã góp phần thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Huygô và làm nổi bật được cuộc đời khốn khổ của các nhân vật ấy.
    Ngay cả Giave, cũng mang tính chất cô độc, cũng bị tì vết. Hắn chỉ biết mẹ mình là con mẹ bói bài tây. Cha là một tên tù khổ sai, quãng đời ấu thơ của hắn cũng qua đi rất mờ nhạt trong nhà tù khổ sai. Hắn không có một gia đình bình thường êm ấm, không vợ, không con, sống lạnh lùng, cô độc.
    Tất cả những nhân vật ấy đều là những con người bé nhỏ, không tên tuổi, bởi “đừng hỏi tên họ của một kẻ đi xin chỗ trú chân”, ngay cái tên riêng của họ cũng mang tính chất vô danh, đó chỉ là những biệt hiệu mà họ nhặt được ở lúc này, lúc khác. Nhưng họ không phải là những “người thừa” bị gạt ra ngoài xã hội của nhân vật lãng mạn.
    Những con người khốn khổ đó đã trở thành một phần xã hội, đối lập với xã hội tư sản thực tại. Đó là hai thế giới đầy cách biệt giữa kẻ giàu - người nghèo, kẻ thống trị - người bị trị, trái tim đầy yêu thương và tâm hồn chai cứng đến lạnh lùng tàn nhẫn. Thế nhưng ở đây, thế giới nghèo khổ đòi quyền lên tiếng phán xét cái xã hội thống trị vô nhân đạo đang đè nặng lên họ - những nạn nhân của xã hội tư sản, xã hội đồng tiền - đẩy họ vào con đường bần cùng, tối tăm, tội lỗi.
    2.1.2. Những bi kịch về số phận của những người nghèo khổCuộc đời khốn khổ của những người lao động nghèo khổ đã dẫn đến những bi kịch cuả cuộc đời, về miếng cơm manh áo lẫn đời sống tinh thần. Huygô đã từng nói trong tác phẩm rằng : “Nghèo khổ đến một mức nào đó thì người ta hóa ra vô tình; khi ấy người ta nhìn đồng loại cũng như nhìn con sâu con kiến. Cả đến những người thân nhất cũng chỉ là cái bóng nhạt trên nền nhờ của cuộc sống, dễ dàng lẫn biến vào thế giới vô hình”
    Thiếu thốn về vật chất là một sự bi thảm đối với nhân vật của Huygô nhưng sự đau đớn nhất của lương tâm là bi kịch tinh thần. Cả cuộc đời Phăngtin đều là sự khốn khổ. Khốn khổ về tình yêu, cuộc sống và nỗi đau đớn của người mẹ. Phăngtin yêu Tôlômiet thật lòng và là mối tình đầu của cô. Cô yêu Tôlômiet với một tình yêu nông nhiệt và hiến thân hoàn toàn cho người mình yêu. Thế nhưng sự ra đi bất ngờ của Tôlômiet đã làm cho cô vô cùng đau đớn và cô chỉ biết khóc và oán trách cuộc đời. Rồi bi kịch tâm hồn xảy ra với Phăngtin, khi cô đang cố gắng chăm chỉ làm việc vì tương lai của đứa con thân yêu, nhưng cô đã bị đuổi việc vì lí do đơn giản là đứa con của cô là đứa con hoang. Điều đó làm cho cô vô cùng thất vọng và buồn chán. Phăngtin buộc phải bán tóc, bán tóc chỉ để nuôi con và vì lòng tham vô độ của Tênatđiê. Thất nghiệp buộc cô phải chọn con đường là đi làm đĩ. Và đến lúc này thì bi kịch về tâm hồn của cô càng lớn hơn. Phăngtin muốn sống cho tốt nhưng càng cố gắng bao nhiêu thì cuộc sống của cô càng đen tối và khốn khổ bấy nhiêu. Đến khi phải xa lìa đứa con thân yêu vì loạn lạc thì nỗi đau của người mẹ thương yêu con lên đến tột cùng. Vichto Huygô chưa bao giờ cho cô được hưởng một giây phút hạnh phúc nào, cuộc đời của cô là cả một chuỗi dài bi kịch về vật chất lẫn tinh thần. Giăng Văn Giăng cũng là một nhân vật có số phận bi đát như thế. Vì miếng ăn, vì thương đàn cháu nhỏ mà Giăng Văn Giăng phải vào tù. Tù ngục đã biến đổi anh trở thành con người khác. Không có cách nào khác để bào chữa cho hành động ăn cắp bộ đồ bạc của giám mục Miryen và đồng hào của bé Giecve. Nhưng tiếng khóc của đứa bé đã làm anh phải đấu tranh tư tưởng. Giăng đau đớn khi nhận ra “Ta là một thằng khốn nạn ! Trái tim như vỡ tan, anh khóc rưng rưng. Mười chin năm trời, bây giờ anh mới khóc lần này là lần đầu” Có lẽ tiếng khóc ấy chính là sự thức tỉnh lương tâm của một tâm hồn lầm lạc. Từ đây Giăng Văn Giăng trở thành một con người cao cả và hy sinh cho mọi người. Cũng chính điều này làm cho tâm hồn ông trở nên bi kịch. Ông sống bằng tất cả tấm lòng nhân ái và giúp đỡ mọi người. Nhưng Giave vẫn luôn rình rập , trong mắt hắn ông vẫn là phần tử nguy hiểm cho xã hội. Ông cứu Tênatđiê nhưng hắn lại lợi dụng lòng tốt của ông để vòi thêm tiền. Và lần đầu tiên trong cuộc đời ông phải chiến đấu với sự ích kỷ của mình. Giăng Văn Giăng cõng Mariuytx trên lưng nhưng lòng vẫn cứ lo sợ mất Côdét bởi Mariuytx. Cú va chạm của của lý tưởng cá nhân và lý tưởng xã hội đã xảy ra. Giăng Văn Giăng đã vượt qua sự ích kỷ của mình để cứu Mariuytx. Từ đó xây đắp hạnh phúc cho Côdet và Mariuytx. Nhưng tâm hồn ông thực sự đau đớn khi nhận ra con gái ông sắp rời xa mình bởi sự cách ly dần của Mariuytx. Mariuytx không hề hay biết ai đã cứu sống mình và số tiền vẫn nghĩ số tiền Giăng Văn Giăng để lại cho Côdet là số tiền không lương thiện, bởi vậy Mariuytx muốn tách Côdet ra xa một người cha tội nghiệp, hết lòng yêu thương con. Ông đau đớn đến mức chỉ trong vài tháng, Giăng Văn Giăng đã già đi hơn hai mươi tuổi. Mặt ông xanh xao và đôi mắt ông đã mờ, ráo khô nước mắt bởi đã khóc nhiều, ông đã không chịu đựng nỗi cuộc chia cắt với Côdet, sự chia cách phần nào theo ý muốn nhưng trở nên trầm trọng đau đớn vì trái tim đó đã mang đi tất cả tình yêu của ông theo nó. Cả cuộc đời ồn hy sinh nhiều nhưng ông lại chỉ nhận cho mình những đau khổ. Bi kịch của Giăng Văn Giăng là bi kịch của một con người đầy trách nhiệm, của một con người giàu lòng thương yêu và vị tha nhưng luôn gặp bất hạnh. Giăng Văn Giăng muốn lấy tình yêu thương của mình để thay đổi con người xấu xa và xã hội đen tối, nhưng lại bị những con người ấy, xã hội ấy làm hại. Khi ông đến với xã hội bằng hai bàn tay trắng thì ông ra đi cũng hai bàn tay trắng, đơn độc. Có thể nói cuộc đời khốn khổ đã dẫn đến những bi kịch tinh thần lớn lao của các nhân vật trong tác phẩm này.
    Bên cạnh nỗi đau tinh thần của Giăng Văn Giăng, Phăngtin thì Côdet cũng mang trong mình nỗi khổ về bi kịch tinh thần như thế. Côdet sau này lớn lên có sung sướng hơn nhưng cô vẫn mù quáng. Giăng Văn Giăng đã yêu thương cô và chăm sóc cô hết lòng như một phần máu thịt của ông và tất cả mọi việc anh làm là mong muốn cho Côdet được hạnh phúc, nhưng Côdet vẫn quá ngây thơ, cô không biết đến sự hi sinh của ông. Côdet đang dần xa người cha mà cô vô cùng kính trọng, nhưng tình yêu dành cho Mariuytx đã làm cô quên mất điều đó. Cô không còn quan tâm đến người cha tội nghiệp của cô như trước. Thậm chí cô không hề băn khoăn khi nghe người ta trả lời với cô là cha cô đã đi du lịch và lần nào cũng trả lời như vậy. Cô không hề biết rằng có một người cha đang mong đợi cô đến thăm từng ngày. Khi cô nhận ra sự lãng quên của mình thì đã quá muộn, cha cô sắp từ giã cuộc đời. Côdet đau đớn, khóc thương người cha tội nghiệp của mình. Nhưng điều đó không làm vơi bớt đi sự khổ đau của một con người lầm lạc.
    Không chỉ có Giăng Văn Giăng, Phăngtin, Côdet bị rơi vào bi kịch tinh thần mà ta những con người có một tấm lòng nhân từ, độ lượng như cụ Mabớp cũng rơi vào tấn bi kịch ấy. Đối với cụ Mabớp sách là thứ quý giá nhất cuộc đời ông. Nhưng bi kịch miếng cơm manh áo đa dẫn đến bi kịch trong tâm hồn một con người già khốn khổ như ông. Bà vợ ông lăn ra ốm, không có tiền mua bánh mì, cũng không có tiền mua thuốc. Ông cụ Mabớp đành nghĩ đến những cuốn sách của mình. “Cụ bèn mở tủ sách ra nhìn khắp một lượt hết cuốn này đến cuốn kia, tần ngần dai dẳng chẳng khác gì một người cha vì bắt buộc phải hy sinh một đứa con của mình nên nhìn con trước khi chọn”. Và rồi cụ cũng đành phải bán cuốn này đến cuốn kia. Cuốn sách cuốn cùng mà ông quý nhất cũng đành phải bán đi. Từ đây, cụ Mabớp rơi vào tấn bi kịch thực sự. “Sáng hôm sau, từ rạng đông cụ đã ra vườn ngồi trên cái trụ đổ. Đứng ngoài đường, nhìn ra hàng rào, người ta có thể thấy cụ ngồi cúi mặt suốt cả buổi sáng, đôi mắt thẩn thờ nhìn những luống hoa khô héo. Chốc chốc, trời đổ mưa nhưng cụ không biết”. Như vậy, nỗi khốn khổ về miếng cơm manh lại làm cho một con người sống tâm huyết với đời, yêu cây cối và say mê đọc sách rơi vào bi kịch đau đớn, chán nản và thất vọng. Vì thế, khi nghe tin có khởi nghĩa, ông cụ đã lấy mũ rồi đi ngay ra chiến lũy để chiến đấu và để mong thay đổi cuộc đời nghèo khổ. Cái chết của cụ Ma bớp là một cái chết cao đẹp và vĩ đại nhưng nó không giúp cho cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi.
    Trong Những người khốn khổ, những nhân vật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có chung nỗi khốn khổ của cuộc đời về vật chất lẫn tinh thần. Không chỉ có những con người khốn khổ mới rơi vào bi kịch ấy, mà giới thượng lưu cũng không tránh khỏi. Đó là hình ảnh người cha của Mariuytx với nỗi khổ vì thương con vì quyền lợi của người con nên đã giao con cho ông ngoại thù địch nuôi và buộc phải dứt tình con suốt cả cuộc đời. Vì thương nhớ con mà ông phải lén lút nhìn trộm con ở nhà thờ. Và hi vong cuối cùng của một người cha đau khổ là mong gặp đứa con trai của mình khi nằm trên giường bệnh. Nhưng Mariuytx không hề hay biết, khi Mariuytx đến thì ông vừa tắc thở. Như vậy cái chết của ông cũng như là sự kết thúc của nỗi đau tâm hồn của một người cha hết lòng thương con. Bởi vì sau đó Mariuytx đã nhận ra và vô cùng yêu quý ông và đi theo con đường mà ông đã lựa chọn. Chính nỗi khổ tâm của nhân vật này đã khắc họa rõ nét hơn về cuộc đời khốn khổ và những bi kịch của cuộc đời làm nên.
    2.2. “Những người khốn khổ” và lý tưởng của nhà văn2.2.1. Những ước mơ và khát vọng về một xã hội tốt đẹpCó thể nói, cuộc đời nghèo khổ là một sự khốn khổ của những con người dưới đáy xã hội. Họ còn phải chịu đau thương, mất mát, áp bức, bất công mặc dù họ cố gắng sống làm việc và sống tốt. Chính xã hội tư sản đã bóp nghẹt đời họ mà Giave chính là hiện thân cho xã hội đó.
    Nếu Giăng Van Giăng là hiện thân của sự cao cả thì Giave là hiện thân của cái tầm thường. Ở bất kì nẻo đường nào của lòng bác ái, Giăng Van Giăng đều chạm trán với Giave trong mối tương phản sáng - tối.
    Diện mạo của hắn được miêu tả bằng một ngòi bút hết sức độc đáo: “Mũi tẹt, có hai lỗ sâu hoắm .khi hắn cười, hoạ hoằn lắm và cũng dễ sợ lắm, thì đôi môi mỏng dính dang ra, phơi bày nào răng nào lợi. Lúc ấy chung quanh cái mũi là cả một vết nhăn nhúm man rợ, trông như mõm ác thú ." hoặc khái quát hơn: " Giave mà nghiêm nét mặt lại thì là một con chó dữ. Khi cười thì lại là con cọp", và " . cả người hắn toát ra một vẻ oai nghiêm tàn ác". Thủ pháp thú vật hoá khiến bức chân dung của Giave hiện lên khá cụ thể trước mắt người đọc, là hiện thân của những gì tối tăm, lạnh lùng, tàn nhẫn độc ác mà một thanh tra mật thám cần phải có.
    Thực ra, hắn cũng không phải là kẻ xấu xa, hèn hạ. Hắn sống rất khổ hạnh, cô độc, quên mình, trong sạch, không bao giờ vui đùa. Hắn là hiện thân của nhiệm vụ tuyệt đối .là sự rình mò không hở một phút .là công lí dưới mặt mũi một hung thần. Ở hắn có 2 ý thức rất đơn giản : tuyệt đối phục tùng cấp trênthù hằn, khinh bỉ, ghê tởm tất cả những ai trót có lần phạm vào pháp luật. cả đời hắn thu gọn trong hai chữ: tỉnh táocanh phòng, hắn làm mật thám kính cẩn như người ta làm mục sư. Tên thanh tra mật thám - chó săn này rất cực đoan, hắn không khoan thứ một biệt lệ nào. "Vô phúc cho kẻ nào rơi vào tay hắn. Cha hắn vượt ngục, hắn cũng cứ bắt. Mẹ hắn phạm pháp, hắn cũng cứ tố giác. Hắn làm việc ấy một cách đắc ý như người ta làm điều thiện ". Hắn phủ nhận bản chất tốt đẹp của con người, phủ nhận khả năng hướng thiện của con người. Lòng độ lượng của Giăng Van Giăng khiến hắn hoang mang, đau khổ." Hắn buộc phải thừa nhận là trên đời này quả có lòng nhân đức", và "bỗng nhiên thấy ở trong bộ ngực đồng đúc của mình một cái gì phi lý, na ná như một trái tim"
    Giave là tay sai trung thành của xã hội tư sản. Suốt trong cả cuộc đời, Giave trước sau chỉ là một con người công cụ. Hắn không thể hiểu được những gì đang xảy ra trong xã hội, không thể hiểu nổi Giăng Van Giăng. Thậm chí đến lúc chót, hắn cũng không hiểu nổi chính mình. Mười lần chạm trán với Giăng Van Giăng cũng chính là quá trình tan rã của một tính cách. Chi tiết bất ngờ cuối tác phẩm là kết quả sự đột biến mãnh liệt trong tâm hồn Giave. Tha cho Giăng Van Giăng, Giave tự cảm thấy mình cũng là một kẻ phạm pháp. Cái con người nhà nước tuyệt đối trước đây trong hắn đã chết. Mà con người nhà nước lại là toàn bộ con người Giave, toàn bộ ý nghĩa cuộc sống của Giave. Vì vậy, hắn không còn lý do gì để tồn tại nữa. Cái chết tự nguyện bất ngờ của Giave tuy có vẻ không hiện thực nhưng lại mang dấu hiệu thật đẹp về niềm tin ở con người : dẫu con người có sa đoạ, mất nhân tính đến đâu cũng còn giữ lại một chút gì đó được gọi là "tính bản thiện" của con người.
    Từ quan điểm nhân dân, Hugô đã lên án thế lực đen tối đang thống trị toàn xã hội thông qua hệ thống cai trị khủng khiếp của nó: pháp luật tàn nhẫn, cực kỳ hà khắc : một ổ bánh mì bằng mười chín năm tù khổ sai khủng khiếp; chế độ nhà tù tàn nhẫn, hủy hoại mọi khả năng sống của con người, chẳng những không giáo hoá được mà còn khiến cho họ trở thành những kẻ tâm hồn bị thui chột, chỉ chứa đầy thù hận; cảnh sát, quan toà thì bảo vệ quyền lợi những kẻ quý tộc có tiền tài, thế lực. Chân lý của những kẻ điều hành bộ máy nhà nước được biểu hiện qua suy nghĩ của Javert : “Người viên chức nhà nước không thể lầm, ông quan toà không bao giờ xử vô lý” còn “Đứa phạm tội thì trọn đời mãn kiếp là đồ bỏ đi. Không mong gì ở chúng được”. Đáng sợ hơn, là cái xã hội tư sản ghẻ lạnh, đầy định kiến nghiệt ngã, không có lối thoát nào cho những kẻ khốn cùng gục ngã đứng dậy. Chi tiết hiện thực tấm thẻ thông hành màu vàng như một dấu khắc suốt đời thật ấn tượng. Mọi cánh cửa trở về cuộc đời lương thiện đều bị đóng chặt. Ai cũng sợ hãi, xa lánh, khinh miệt, dè chừng. Cái “nhà tù thành kiến xã hội” này chính là bản án chung thân khủng khiếp hơn cả đối với những kẻ lầm lỡ muốn trở về với cuộc đời lương thiện. Ngoài ra, tác giả cũng tố cáo những kẻ xấu xa - con đẻ của cái xã hội bất nhân ấy: gã sở khanh Tolimiette, tên vô công rỗi nghề đểu cáng Bamataboa, và đậm nét hơn cả, đáng khinh ghét hơn cả là tên lưu manh, trộm cắp, lừa đảo độc ác Tênacđiê, vì tiền, đến cả con mình hắn cũng ruồng bỏ. Nếu Giave là cửa ngục, xích sắt thì Tênacđiê là lưỡi lê nung đỏ để giết người cướp của. Tênacđiê luôn có mặt ở mọi nơi, mọi lúc bi thảm của con người để kiếm ăn đục khoét. Cái bong đen của Tênacđiê rình mò trên xác chết của chiến trường. Hắn là biểu tượng rung rợn nhất của những xã hội đã suy tồn tính người. Đông thời là một điển hình sâu thẳm về cái tâm địa tham lam dù hắn khoác dưới bất cư hình dáng nào.
    Huygô là một nhà văn từng trải, lại bị tác động mạnh mẽ của xã hội tư sản Pháp thế kỷ XIX, bởi vậy ông nhận thức rõ cái bản chất xã hội mà ông đang sống. Hơn thế nữa sau một thời gian dài lưu đày trên các hòn đảo ông càng chiêm nghiệm được sức mạnh và sự quý trọng của một xã hội tự do., xã hội lý tưởng vì con người. Cho nên, Huygô đã gửi gắm cái khao khát về một xã hội lý tưởng, xã hội của tự do, bình đẳng vào trong tác phẩm Những người khốn khổ
    Xã hội lý tưởng ấy được thu nhỏ trong hình ảnh một vùng có có xưởng máy của ông thị trưởng Mađơlen. Ở cương vị thị trưởng thành phố, Mađơlen không áp bức, không đè nén một ai, mà chỉ tìm cách cứu giúp những người khốn khổ. Ở cương vị chủ tư bản, ông làm giàu cho bản thân mình, nhưng đông thời cũng đem lại công ăn việc làm, làm giàu cho cả vùng. Ông quyên tiền cho nhà thương thêm giường bệnh, ông xây dựng trường học mới. Xưởng máy của ông trở thành trung tâm, chung quanh đó mọc lên những khu phố của người nghèo, ở đây không có chuyện tư sản bốc lột công nhân. Khắp vùng “ không còn cảnh thất nghiệp, nghèo đói nữa. Không có cái túi áo xấu xí nào là không xủng xoảng ít tiền. không có nhà tranh tồi tàn nào không có tiếng cười vui ”. Đó là một xã hội mà Huygô khao khát nhưng xã hội ấy đã bị vùi dập bởi số phận của thị trưởng Mađơlen. Bởi trong xã hội đó, con người vẫn chưa được sống tự do, con người vẫn phải chịu sự truy đuổi của luật pháp, của tù ngục. Và con người chỉ sống cuộc sống tự do mới thoát khỏi cảnh khốn khổ và được hưởng hạnh phúc.
    Trong Những người khốn khổ Huygô đã khẳng định “Chao ôi! Tự do sao mà vĩ đại thế! Ôi! Sự biến hóa huy hoàng biết bao!chỉ cần tự do là đủ biến nhà tù thành một chỉnh thể cộng hòa” Và cuộc cách mạng của các chiến sĩ cộng hòa Ănggiôratx và Mariuytx đứng đầu như là một cuộc cách mạng dành tự do, giải phóng con người khỏi ách áp bức. Hình ảnh của cụ Mabớp, cậu Giavrốt và cả cái chết của Ănggiôratx cũng như các chiến sĩ khác đẹp nhường nào. Cuộc cách mạng thất bại nhưng cái dư âm mà nó động lại còn dư âm mãi. Sự hi sinh của các chiến sĩ cộng hòa đã là cháy bùng lên một niềm khao khát lớn. Cuộc cách mạng ấy cũng chính là khao khát của Huygô. Khát vọng ấy đã được gửi gắm trọn vẹn trong lời nói của Ănggiôratx với các chiến sĩ cộng hòa : “Các đồng chí, các đồng chí có bao giờ hình dung tương lai không ? Đường phố các đô thị ngập tràn ánh sáng, cành lá xanh tươi trước cửa, mọi dân tộc là anh em, con người công bằng, ông già yêu thương cháu bé, quá khứ yêu mến hiện tại, nhà tư tưởng được hoàn toàn tự do, tín đồ tôn giáo đều hoàn toàn bình đẳng trời cao là tín ngưỡng, đức Chúa không còn hằn thù nữa – mọi người đều có công ăn việc làm, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, hòa bình cho tất cả, không còn đổ máu, không còn chiến tranh, các bà mẹ sung sướng”
    Như vậy, xã hội tự do bình đẳng là khát khao mà Huygô luôn mơ ước. Là một nhà thơ, nhà văn ông luôn yêu thương con người, monh sao cho con người sống trong một xã hội tốt đẹp và được sống một cuộc sống tự do hạnh phúc. Tất cả đều được phản ánh trong tác phẩm Những người khốn khổ cuẩ Vichto Huygô
    2.2.2. Bức thông điệp về một thế giới mớiTừ hiện thực cuộc sống xã hội mà Huygô luôn mong muốn và giử gắm vào tác phẩm của mình những gì là tốt đẹp và cao cả nhất. Huygô – nhà tiên tri của hòa bình thế giới luôn mong muốn con người được sống trong xã hội của tình thương, một thế giới hòa bình mà ở đó con người muốn và khao khát về khả năng vượt qua giới hạn của con người để vươn tới những cái chưa biết, cái tuyệt đối. Tất cả đều được Huygô giử gắm qua các hình tượng nhân vật của mình.
    Vichto Huygô đã từng tuyên bố rằng cuốn sách đồ sộ của ông là một tác phẩm “tôn giáo” và chắc chắn tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuốn sách”. Tôn giáo của Giăng Van Giăng là tình thương. Và ắt hẳn cái vô biên, “nhân vật đầu tiên của cuốn sách” như Huygô từng phát biểu chính là tình thương ? tình thương có trong mọi con người. Nhiệm vụ của nhà văn là khơi dậy, dùng tình thương đối đáp tình thương và đối đáp cả thù hằn. Có như thể thì ba vấn đề lớn của xã hội, “sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động. sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm” theo Huygô mới được giải quyết. Và cho dẫu thực tế xã hôi không đi theo Huygô, thì qua tình thương, đại văn hào lãng mạn đã dựng lên được “một huyền thoại về chính trị và xã hội tự trái tim ông”
    Tình thương như là một nguyên tắc thẫm mĩ cơ bản của Huygô và cũng là giải pháp xã hội, là tư tưởng, là phương tiện đấu tranh nhằm mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho mọi người. Ngoài ra, ở mức độ khác, tình thương còn là nhân vật trong Những người khốn khổ nói riêng và tác phẩm của Huygô nói chung.
    Trong Những người khốn khổ, Huygô đã lấy tình thương của một con người cao cả như đức cha Myrien để khơi dậy nguồn sức sống gần như đã cằn cỗi trong tâm hồn một người tù như Giăng Van Giăng. Và Giăng Van Giăng đã tiếp nhận ánh sáng tinh thần ấy, Giăng đã lấy tình thương để cứu những con người để cứu những con người có cùng số phận như Făngtin, Côdét, cứu lấy những con người trong xã hội Tình thương như là ánh sáng để soi đường cho Giăng Van Giăng đi tận cùng của cái chân, cái thiện. Và Huygô còn lấy tình thương để làm thay đổi bản chất con người. Bởi vậy, trong tác phẩm ông đã xây dựng hình tượng nhân vật Giăng Van Giăng như là một hình mẫu lý tưởng của một xã hội tình thương. Từ chỗ ăn cắp bánh mì cho cháu của Giăng một ngày lan tỏa, chinh phục mọi cái xấu, cái ác trong xã hội như Giăng chiến thắng cái tôi – hận thù của mình và rồi Giăng Van Giăng đã tha chết cho Giave, là rung chuyển cho cái bản chất lạnh lùng và khô cứng trong con người hắn. Giăng cứu Côdét thoát khỏi cuộc đời khốn khổ của một đứa trẻ, để đưa cô đến một cuộc sống chan chứa hạnh phúc. Giăng vượt qua sự ích kỷ của bản thân để cứu sống Mariuytx. Và Giăng luôn giúp đỡ những người khốn khổ. Đặc biệt, trong cuộc khởi nghĩa của các chiến sĩ cộng hòa, Giăng Van Giăng luôn xuất hiện kịp thời để cứu các chiến sĩ cộng hòa, cứu Mariuytx sắp chết. Giăng cầm súng trong tay nhưng ông không hề bắn chết ai, mỗi lần ông bắn ông chỉ nhằm vào cái mũ của hắn bắn để cảnh cáo.
    Như vậy, xây dựng nên hình tượng nhân vật Giăng Van Giăng, Huygô muốn thể hiện ước mơ về một xã hội tình thương. Ông muốn dung tình thương để cải tạo con người, mang lại hạnh phúc cho họ. Kết thúc tác phẩm Giăng để lại cho Côdét hai cây đèn nến trong sò sưởi. “Hai cây đèn ấy là bạc nhưng đối với tôi nó là vàng, là kim cương, những cây nến mỡ bò cắm vào đó sẽ trở thành những cây bạch lạp thờ thánh”. Hai cây đèn ấy như là biểu tượng cho tình thương, nó mãi mãi sống và như là sự nối tiếp tình thương để cứu vớt những con người có số phận khác. Dùng tình thương để thay đổi cuộc sống xã hội đen tối, bất công lúc bấy giờ.
    Bên cạnh đó thì nhân vật Giavrốt mang vẻ đẹp của một thiên thần bé nhỏ cũng là nói lên bức thông điệp của Huygô về một xã hội tình thương. Giavrốt sống trong một xã hội thiếu thốn tình cảm, không nhận được tình thương yêu và sự quan tâm của gia đình, nhưng cậu bé ấy chứa chan tình thương yêu con người. Trong khi trời thì rét cống, trên người cậu cũng chỉ có cái khăn là ấm nhất. Vậy mà Giavrốt đã lấy cái khăn ấy để che lên tấm thân mỏng manh của một bé gái lớn hơn cậu. Và cậu phải chịu một cái rét cắt da cắt thịt. Và trong khi người chủ tiệm cắt tóc hắt hủi hai đức bé nhỏ thì cậu lại dắt chúng đi và cho chúng chỗ ngủ. Khi Giavrốt chỉ còn đồng xu cuối cùng nhưng cậu lại lấy nó để đãi hai đứa bé ấy một bữa ăn. Bởi vậy mà “hai đứa bé nhìn Giavrốt với một vẻ khâm phục lẫn cả kinh ngạc sợ hãi. Tuy cũng lang thang, cũng trơ trọi như chúng, bé bỏng như chúng nhưng đây là một con người vừa khốn khổ, vừa hùng dũng, một con người siêu thường, trên nét mặt có những cái nhăn nhó của một ông Kép xiếc già lẫn nụ cười ngây thơ dễ mến nhất”. Có thể nói, Huygô đã gửi gắm một bức thông điệp lón nhất về xã hội tình thương ở nhân vật này.
    Huygô được mệnh danh là “nhà tiên tri của hòa bình thế giới” bởi thông qua tác phẩm của mình, ông còn gửi gắm cho nhân loại bức thông điệp về thế giới hòa bình. Trong Những người khốn khổ, các nhân vật đều sống trong sự túng quẫn, bị áp bức bởi bàn tay vô hình của luật pháp. Họ muốn vùng dậy để đấu tranh, giành lấy tự do bình đẳng cho mình. Bởi vậy, cuộc khởi nghĩa của các chiến sĩ cộng hòa là một điều tất yếu. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa đã thất bại, và không có cuộc chiến tranh nào là không đổ máu và đau thương. Vì lẽ đó mà Huygô tha thiết khao khát hòa bình cho mỗi dân tộc đang phải chịu cảnh chiến tranh xâm lược và hòa bình cho toàn thế giới.

    C. KẾT LUẬN
    Thời gian trôi qua không bao giờ có thể trở lại, đã biết bao mùa luân phiên thay đổi, nhiều thế hệ này sang thế hệ khác với bao thăng trầm sóng gió nhưng những gì là thơ là văn đích thực thì vẫn còn nguyên giá trị và tồn tại mãi mãi với đời “Cái gì còn sẽ còn nguyên”. “Yếu tố lãng mạn trong tiểu thuyết những người khốn khổ” là một giá trị như vậy.
    “Những người khốn khổ” là một bản anh hùng ca của thời đại chống lại cường quyền, chống lại áp bức bóc lột. Đó là lòng thương sâu xa đối với những con người bị xã hội chà đạp. Với “Những người khốn khổ”, Vichto Huygô gửi đến tất cả mọi người bức thông điệp màu xanh về một thế giới mới. Một thế giới mà con người được sống trong hòa bình, không có chiến tranh, mất mát, đau thương. Một thế giới mà con người cùng sống trong xã hội đạo đức, xã hội tình thương, đồng cảm và chia sẻ. Đồng thời, nhà văn cũng khao khát về khả năng vượt qua giới hạn của con người để vươn tới những điều chưa biết, những cái tuyệt đối. Và bao trùm hơn cả là triết lý "sống để yêu thương" mà ông gửi gắm cho tương lai. Tuy còn mang nặng tính chất không tưởng, quá thánh thiện đến mức phi hiện thực xuất phát từ cảm quan nghệ thuật lãng mạn nhưng lý tưởng cao cả ấy của ông mãi là điều mơ ước của nhân loại, của lương tâm tiến bộ mà con người ở bất cứ thời đại nào cũng cần có.

    THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Nguyên Cẩn (2002), Hợp tuyển văn học châu Âu – Tập 2, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội
    2. Đặng Anh Đào (2006), Văn học phương Tây, NXB Giáo Dục
    3. Đặng Anh Đào (2003), Victo Huygô, Cuộc đời và tác phẩm, NXB Giáo Dục
    4. Lê Bá Hán (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo Dục
    5. Nguyễn Trung Hiếu (1994), Văn học nước ngoài – Phần 2, NXB Cao đẳng SP Nghệ An
    6. Bùi Công Minh (1985), Vichto Huygô với chúng ta, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam.
    7. Huỳnh Lý (2004), Những người khốn khổ - Tập 1, NXB Văn học
    8. Huỳnh Lý (2004), Những người khốn khổ - Tập 2, NXB Văn học
    9. Huỳnh Lý (2004), Những người khốn khổ - Tập 3, NXB Văn học
    10. Lưu Đức Trung (2007), Giáo trình văn học thế giới, NXB Đại học Sư Phạm
    11. Phùng Văn Tửu, Lê Hồng Sâm (2005), Lịch sữ văn học Pháp thế kỷ XVIII và XIX, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
    12. Nguồn từ Internet : http://www.google.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...