Tiểu Luận Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G. Marquez

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ðề tài: Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G. Marquez
    o
    Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G. Marquez
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Văn học Mỹ Latinh là một nền văn học có sức sống mạnh mẽ và đạt rất nhiều thành tựu rực rỡ. Từ giữa thế kỉ XX đã có tiếng vang trên thế giới, thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đặc biệt quan tâm. Với sự xuất hiện nhiều tên tuổi nổi tiếng như Miguel Angel Asturias, Jorge Luis Borges, Alejo Carpentier, Carlos Fuen- tes, Pablo Neruda, Otavio Paz . Và không thể không nói đến Gabriel Garcia Marquez, một đại diện tiêu biểu xuất sắc của nền văn học dân tộc Côlômbia nói riêng và Mỹ Latinh nói chung.
    G. Marquez xuất hiện trên văn đàn thế giới và được mọi người biết đến là một “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”. Với tài năng và tấm lòng nhiệt huyết của mình ông đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm rất xuất sắc và được độc giả yêu mến. Tiêu biểu nhất, là tiểu thuyết Trăm năm cô đơn – một kiệt tác xuất sắc của ông.
    Trăm năm cô đơn là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của G.Marquez. Tác phẩm được nhà xuất bản Subamerica xuất bản lần đầu bằng tiếng Tây Ban Nha vào năm 1967 tại Buenos Aires (Argentina). Vào năm 1970, truyện đã được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản. Cho đến nay, tác phẩm đã chuyển dịch qua hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tác phẩm được tặng giải Chianchiano của Ý, được Pháp công nhận là cuốn sách hay nhất trong năm và được giới phê bình văn học Mỹ đánh giá là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong thập niên 1960. Và chính tác phẩm này đã mang đến cho tác giả vinh dự đoạt giải Nobel Văn học vào năm 1982.
    Cho đến nay tác phẩm vẫn còn sức hút đặc biệt với nhiều thế hệ độc giả. Rõ ràng Trăm năm cô đơn là cuốn sách ăn khách, mặc dù tác giả viết không phải mục đích câu khách. Người đọc tìm đến với Trăm năm cô đơn bởi đó là cuốn sách văn học thực sự mang hơi thở đời sống hiện đại - Trăm Năm Cô Đơn của niềm tin và số phận con người.
    Sự thành công của cuốn tiểu thuyết không chỉ dừng lại ở mức độ đó, mà nó còn thành công trên rất nhiều phương diện Và cuốn tiểu thuyết này chính là tất cả tâm huyết của tác giả. Có thể nói cuốn tiểu thuyết này là cả một quá trình lao động sáng tạo miệt mài không ngừng nghỉ của tác giả.
    Vì lẽ lý do trên và ước muốn nên người viết đã chọn đề tài “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez” làm đề tài nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho người viết có những nhìn nhận thật đúng đắn và hiểu rõ hơn tác phẩm nghệ thuật tầm vóc này, qua đó có thể hiểu thêm về G.Marquez. Và đồng thời, đây cũng là cơ sở cho công tác nghiên cứu giảng dạy và học về sau này của người viết.
    2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Như trên đã giới thiệu tiểu thuyết Trăm năm cô đơn là một hiện tượng văn học trên thế giới. Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Con số độc giả đón đọc cuốn tiểu thuyết này lên đến hàng tỉ người và có “nguy cơ” chưa dừng lại (theo tác giả). Không những thế tác phẩm này đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học đã đổ không biết bao nhiêu giấy mực quan tâm đến. Giới nghiên cứu phê bình văn học Anh, Mỹ và châu Âu đánh giá tác cuốn tiểu thuyết này: “có thể là một tác phẩm vĩ đại nhất của văn học Mỹ Latin và văn học thế giới và chắc chắn là một tác phẩm được nhiều người biết đến nhất” [10, tr.139].
    Một nhà nghiên cứu văn học Nga và là một trong hai người dịch tác phẩm này sang tiếng Nga, V. Stolbov đánh giá: “Ông (Marquez) đã sáng tạo ra một tác phẩm không những duy nhất trong văn học Mỹ Latin mà cả văn học thế giới hiện đại: một cuốn tiểu thuyết sử thi độc đáo với một sự bao quát hùng vĩ các sự kiện, với những tính cách anh hùng đồ sộ, một cuốn tiểu thuyết chứa đựng trong môt dòng duy nhất cả sự thật lẫn tưởng tượng, vừa cái bi vừa cái hài, tính kịch với chất thơ, nhưng vẫn thường xảy ra trong cuộc sống” [10, tr.139].
    Pablo Neruda - một nhà thơ vĩ đại của Chile, người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1971, đánh giá: “tác phẩm này là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất trong nền văn học Mỹ Latin hiện đại” [10, tr.139].
    Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm này được biết đến qua bản dịch của một số dịch giả. Về việc nhiên cứu về tác giả và tác phẩm này vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu sâu. Tuy nhiên cũng phải kể đến:
    Nguyễn Trung Đức trong bản dịch tác phẩm Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học, HN, 2000. Tác giả đã đưa ra những kiến giải về các vấn đề như cốt truyện và đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp Tuy nhiên, bài giới thiệu này chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
    Trong cuốn Văn học Mỹ Latin do Lại Văn Toàn (chủ biên), Nxb Thông tin Khoa học xã hội - chuyên đề, HN, 1999 đã tổng tập một số bài dịch của Nguyễn Thị Khánh, Lê Sơn, Thi Nguyên, Đinh Công Bắc, Đinh Quang Trung từ các bài viết của các tác gia nước ngoài. Cuốn sách đã giới thiệu cho ta một cách rõ nét về tình hình phát triển của nền văn học Mỹ Latin, trong đó cũng giới thiệu một cách khái quát về tác giả G. Marquez và tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
    Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), Nxb ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Tuy nhiên bài viết vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể về cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn.
    Đỗ Xuân Hà trong bài viết tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thế kỉ XX, Nxb ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez, nêu lên một số thành tựu của G.Maquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là Chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với Chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Bên cạnh những cái có thực trong đời sống xã hội của Mỹ Latin thời bấy giờ, tác giả cũng đã phân tích những yếu tố kì ảo trong tác phẩm và chỉ ra những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu như: sự kết hợp nhiều loại thời gian trong quá trình kể chuyện của tác giả, nghệ thuật cá tính hóa nhân vật làm cho người đọc không bị nhầm lẫn giữa các nhân vật trùng tên nhau, thông qua đó ông chỉ những thành công của Maquez trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
    Và phải kể đến cuốn chuyên luận về Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabrile Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. Tác giả đã tóm lượt được nội dung của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn một cách cụ thể và khái quát nhất qua từng chương để người đọc có thể hình dung được, Ngoài ra còn đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm ở một số mặt nội dung cũng như nghệ thuật để cho người đọc có thể hình dung và hiểu một cách sâu sắc nhất nhất.
    Nhìn chung những công trình trên đã phần nào khái quát lên được những đặc điểm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật . của tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu. Trên cơ sở đó cộng với sự kết hợp một số nguồn tư liệu khác, chúng tôi mạnh dạn đi vào việc nghiên cứu đề tài : “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez”.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G. Marquez
    Phạm vi nghiên cứu là văn bản khảo sát, chúng tôi dựa vào cuốn Trăm năm cô đơn do tác giả Nguyễn Trung Đức, (dịch), Nxb Văn học, HN, 2003.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng một số cách tiếp cận sau:
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống:
    - Phương pháp so sánh - đối chiếu:
    - Phương pháp phân tích - chứng minh:
    - Phương pháp tổng hợp:
    5. Cấu trúc đề tài:
    Cấu trúc đề tài nghiên cứu này gồm ba phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận. Trong phần nội dung được chia làm hai chương chính:
    Chương một: Những vấn đề chung
    Chương hai: Trăm năm cô đơn – một cuốn tiểu thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo
    Cuối cùng là tài liệu tham khảo






































    NỘI DUNG
    Chương một: Những vấn đề chung
    1.1. Giải thích thuật ngữ
    1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
    Theo Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: Tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [tr. 277].
    1.1.2. Khái niệm cái kì ảo
    Cái kì ảo trong văn học nghệ thuật là đối tượng hấp dẫn giới nghiên cứu phê bình văn học phương Tây. Năm 1963, Hiệp hội “Những người nghiên cứu văn học đã được thành lập tại Bruxenlles (thủ đô Bỉ)”, với mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến vấn đề này. Vì thế các công trình nghiên cứu về cái kì ảo cũng đã ra đời. Việc chuyển dịch thuật ngữ “Le Fantastique” (tiếng Pháp) sang tiếng Việt có nhiều cách gọi khác nhau, điều này cũng cho thấy sự đa dạng và phong phú trong cách nhìn nhận một vấn đề. Lê Nguyên Cẩn dịch là “cái kì ảo”, GS Hoàng Trinh dịch là “Kì dị, quái dị”, Trọng Đức dịch là “quái dị”, Tạp chí văn học nước ngoài dịch là “kinh dị”. Trong đề tài này chúng tôi dựa trên cách gọi và dịch của Lê Nguyên Cẩn là “cái kì ảo”.
    Định nghĩa về cái kì ảo là một vấn đề, có nhiều ý kiến đưa ra khác nhau:
    Adrian Mario trong Từ điển các ý kiến văn học thì cái kì ảo chỉ là “những cái không tồn tại trong hiện thực, những cái không có thực và được tạo ra do tưởng tượng”. Tiếp theo đó thuật ngữ này tiếp nhận ý nghĩa là “hình ảnh cảm giác (trong tâm lí học cổ điển) và hình ảnh trí tuệ (tâm lý học hiện đại). Ông xác định “cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, hư cấu”, “trong thực tế, cái kì ảo chỉ có thể ra đời từ bản thân cái tưởng tượng (Fantaisie) – cái duy nhất sinh ra nó, hợp pháp hóa nó và xác định nó như một sản phẩm mĩ học đặc thù”, “cái kì ảo tạo ra khả năng thường trực về suy luận, một sự thâm nhập của cái không có khả năng hoặc không thể nhìn thấy được trong lĩnh vực của những điều giải thích được” [2, tr.28].
    George Munteanu trong Từ điển thuật ngữ văn học có xác định: “Cái kì ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng giải thích được bằng hàng loạt nghiên nhân có thực” [2, tr.28].
    Trong Văn học Kì ảo Pháp, M.Schneider cũng đưa ra nhận xét: “Cái kì ảo khai thác không gian nội tâm, nó gắn liền với sự sợ hãi trong cuộc sống và trong hi vọng thay đổi” [2, tr.18].
    P.G.Castex cũng có cho rằng: “Cái kì ảo trong văn học là hình thức thuần túy ( ) nó được tạo ra từ giấc mơ, từ sự mơ tín, sợ hãi, hối hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mọi hiện tượng mang tính chất bệnh lí. Nó được nuôi dưỡng bằng ảo giác, bằng sự khủng khiếp điên cuồn” [2, tr.20].
    Theo các Từ điển giải nghĩa của Pháp, Từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, Từ điển Pháp – Việt của các soạn giả khác nhau, thì nội hàm thuật ngữ được xác định như sau: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy luật của tưởng tượng. Đó là cái kì quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh khủng, huyễn hoặc” [2, tr.15].
    Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, đã đưa ra định nghĩa từng các thuật ngữ kì ảo, quái dị, kinh dị có thể mỗi từ có một ý nghĩa riêng nhất định song chúng điều nói lên một nội dung là: những điều không thực, gấy ấn tượng mạnh.
    Trên đây là những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình khi đi vào mảnh đất của những cái kì ảo. Còn Lê Nguyên Cẩn trong cuốn chuyên luận “Cái kì ảo trong tác phẩm của Balzac” cũng đưa ra nhận định dựa trên sự tổng hợp các ý kiến trên, tác giả đã đưa ra kết luận rất xác đáng về khái niệm cái kì ảo: “Cái kì ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên khác lạ, phi thường, độc đáo Nó có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực - ảo, và tồn tại độc lập, không hòa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng” [2, tr.16].
    1.2. G.Marquez – bóng dáng tài năng của một thiên tài
    1.2.1. G.Marquez – bóng dáng một thiên tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...