Thạc Sĩ Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển đảo nam du huyện kiên hải, tỉnh ki

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BÈ TRÊN VÙNG BIỂN ĐẢO NAM DU HUYỆN KIÊN HẢI, TỈNH KIÊN GIANG
    Định dạng file word

    MỤC LỤC
    Trang phụbìa .
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng biểu . viii
    Danh mục các hình ảnh, sơ đồvà biểu đồ . ix
    Danh mục các phụlục x
    Danh mục các chữviết tắt . xi
    Abstract . xii
    Tóm tắt . xiii
    MỞĐẦU . 1
    1. CƠ SỞHÌNH THÀNH ĐỀTÀI 1
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    2.1. Mục tiêu chung 3
    2.2. Mục tiêu cụthể 3
    3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 3
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
    4.2. Phạm vi nghiên cứu của đềtài . 4
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5
    6.1. Đóng góp vềmặt khoa học 5
    6.2. Đónggóp vềmặt thực tiễn . 5
    7. KẾT CẤU CỦA ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU 6
    CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG
    TRÌNH NGHIÊN CỨU 7
    1.1. HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 7
    1.1.1. Quan điểm và khái niệm về nuôi trồng thủy sản . 7
    1.1.1.1. Quan điểm về nuôi trồngthủy sản 7
    1.1.1.2. Khái niệm nuôi trồng thủy sản . 8
    1.1.2. Đặc điểm của hoạt động nuôi trồng thủy sản . 8
    1.1.3. Vai trò của ngành NTTS trong nền kinh tế quốc dân 9
    1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN THỦY SẢN . 10
    1.3. SẢN XUẤT TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN . 11
    1.3.1. Khái niệm 11
    1.3.2. Hàm sản xuất trong hoạt động nuôi trồng thủy sản . 11
    1.4. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN . 12
    1.4.1. Điều kiện tự nhiên . 12
    1.4.2. Khả năng về đất và mặt nước . 12
    1.4.3. Khả năng về vốn 13
    1.4.4. Trình độ người nuôi trồng thủy sản 13
    1.4.5. Sự phát triển của hệ thống dịch vụ . 13
    1.4.6. Thị trường sản phẩm 13
    1.5. KINH NGHIỆM VỀ NUÔI CÁ BIỂN CỦA MỘT SỐ QUỐC
    GIA TRÊN THẾ GIỚI . 14
    1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia 14
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Kiên Giang tronghoạt động nuôi cá lồng bè 16
    1.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ . 16
    1.6.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế 16
    1.6.2. Phân loại hiệu quảkinh tế 18
    1.6.2.1. Hiệu quả kinh tế chung 18
    1.6.2.2. Hiệu quả so sánh . 18
    1.6.3. Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh 18
    1.6.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản . 19
    1.6.4.1. Năng suất nuôi . 19
    1.6.4.2. Doanh thu từ hoạt động nuôi trồng 19
    1.6.4.3. Lợi nhuận từ hoạt động nuôi trồng 20
    1.6.5. Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nghề nuôi trồng thủy sản 21
    1.6.5.1. Các yếu tố bên trong 21
    1.6.5.2. Các yếu tố bên ngoài . 21
    1.7. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ
    LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI 22
    1.7.1. Nghiên cứu ngoài nước 22
    1.7.2 Nghiên cứu trong nước 22
    1.8. XÂY DỰNG MÔ HÌNH 24
    1.8.1. Khái niệm về hệ thống,mô hình và mô hình hoá 24
    1.8.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất các giả thuyết nghiên cứu 27
    1.8.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất . 27
    1.8.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu . 27
    T Ó M T Ắ T C H Ư Ơ N G 1 . 2 9
    CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 30
    2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU . 30
    2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ 31
    2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC . 31
    2.3.1. Mô hình kinh tế lượng . 31
    2.3.2. Bảng câu hỏi 34
    2.3.3. Mẫu nghiên cứu . 35
    2.3.3.1. Qui mô mẫu nghiên cứu . 35
    2.3.3.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu . 35
    2.3.4. Nguồn số liệu được sử dụng trong nghiên cứu . 35
    2.3.4.1. Nguồn sốliệuthứcấp 35
    2.3.4.2. Nguồnsốliệu sơ cấp . 36
    2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu . 36
    T Ó M T Ắ T C H Ư Ơ N G 2 . 3 7
    CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ
    NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BÈ TẠI VÙNG BIỂN ĐẢO
    NAM DU, KIÊN GIANG . 38
    3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ
    HỘI CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 38
    3.1.1. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu 38
    3.1.1.1. Vị trí địa lý 38
    3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên 39
    3.1.1.3. Tài nguyên biển . 41
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội . 42
    3.1.2.1. Tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế 42
    3.1.2.2. Dân số và lao động 44
    3.1.2.3. Giáo dục và y tế . 45
    3.1.2.4. Tình hình đời sống dân cư . 45
    3.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên -kinh tế xã hộicủa địa bàn
    nghiên cứu . 46
    3.2. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH THUỶ SẢN KIÊN GIANG VÀ PHÁT TRIỂN
    NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI VÙNG BIỂN NAM DU 48
    3.2.1. Đặc điểm ngành Thuỷ sản Kiên Giang . 48
    3.2.2. Tình hình nuôi trồng thủy sản và định hướng phát triển ở Kiên Giang . 49
    3.2.3. Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại quần đảo Nam Du,
    huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang . 51
    3.2.3.1. Năng lực nghề nuôi cá lồng biển của địa phương 52
    3.2.3.2. Đánh giá chung 53
    3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ
    NGHỀ NUÔI CÁ LỒNG BÈ Ở VÙNG BIỂN ĐẢO NAM DU . 54
    3.3.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu 54
    3.3.2. Đặc điểm và hiệu quả nghề nuôi cá lồng bètại vùng
    biển Nam Du, Kiên Giang . 56
    3.3.2.1. Thể tích lồng bè nuôi . 56
    3.3.2.2. Trình độ học vấn và kinh nghiệm của hộ nuôi 57
    3.3.2.3. Số lao động của hộ và lao động thuê ngoài 58
    3.3.2.4. Một số chỉ tiêu kỹ thuật về hoạt động nuôi . 59
    3.3.2.5. Cơ cấu chi phí của hộ nuôi 60
    3.3.2.6. Doanh thu, năng suất, và lợi nhuận từ hoạt động nuôi . 62
    3.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè
    tại vùng biển Nam Du, Kiên Giang . 64
    3.3.3.1. Nhận diện mối tương quan giữa năng suất và các biến số nghiên cứu . 64
    3.3.3.2. Kết quả phân tích mô hình kinh tế lượng 68
    T Ó M T Ắ T C H Ư Ơ N G 3 . 7 3
    CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI
    CÁ LỒNG BÈ CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI VÙNG BIỂN NAM DU . 74
    4.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 74
    4.1.1. Quan điểm của Nhà nước . 74
    4.1.2. Quan điểm của địa phương 75
    4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HIỆU QUẢ NGHỀ NUÔI
    CÁ LỒNG BÈ CỦA CÁC HỘ DÂN TẠI VÙNG BIỂN NAM DU . 76
    4.2.1. Con giống 76
    4.2.2. Thức ăn . 76
    4.2.3. Lao động . 77
    4.2.4. Có những biện pháp để quản lý môi trường vùng nuôi hiệu quả và
    hạn chế rủi ro . 77
    4.3. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 77
    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 79
    KẾT LUẬN . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
    PHẦN PHỤ LỤC . i

    ABSTRACT
    The study of "Factors affecting the efficiency of fish farming in floating cages
    at Nam Du Island, Kien Hai District, Kien Giang Province" was carried out from June
    2011 to November 2011, which helped to find out the factors affecting the efficiency
    of this kind of fish farming. The study was implemented at maj or areas havingfish
    farming in floating cagessuch as An Son village and Nam Du Island.Since then, the
    study had proposed a number of feasible farming solutions to contribute to the stability
    and development for the farmers of fish farming in floating cages in the current market
    economy and integration into the world economy.
    By using the theory of production functions in the fisheries sector through a
    Cobb-Douglas production function to build econometric models to quantify the impact
    of the factors to study the productivity of farming households on the Nam Du island.
    Research results show that factors, such as: stocking density, feed costs, labor
    costs, survival rate, distance put cages, experiences and risks are significant factors
    affecting yield of the households, there are statistically significant at the 1%, 5% and
    10%. Meanwhile, the culture period, investment, training, breeding objects and access
    to credit does not significantly affect the yield of the household.
    Derived from the results of this study, the thesis has proposed a number of
    measures to improve the efficiency of fish farming cages in Nam Du island, Kien
    Giang province, including: breed solutions, solutions food, labor policy for farming
    and environmental management measures for effective farming area in order to limit
    the risks.
    Key word : Affecting factors, fish farming in floating cages, yield,Nam Du, Kien
    Giang
    TÓM TẮT
    Đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển đảo
    Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 11
    năm 2011 nhằm tìm hiểu những yếu tố tác động đến hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè ở
    huyện Kiên Hải. Nghiên cứu được thực hiện ở một số địa bàntrọng điểm về nuôi cá
    lồng biểntrong vùng như:xã An Sơn và Nam Du. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
    mang tính khả thi để góp phần ổn định và phát triển cho những hộ nuôi cá lồng bè
    trong nền kinh tế thị trường hiện nay và tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
    Bằng việc sử dụng lý thuyết hàm sản xuất trong lĩnh vực thủy sản thông qua
    hàm sản xuất Cobb-Douglas để xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm lượng hóa mức
    độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu tới năng suất nuôi của các hộ nuôi cá lồng bè
    trên vùng biển Nam Du.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố, như: mật độ thả giống, chi phí thức ăn,
    chi phí lao động,tỷ lệ sống, khoảng cách đặt lồng nuôi, kinh nghiệm và rủi ro là những
    yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất nuôi của hộ, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%
    và 10%. Trong khi đó, thời gian nuôi, vốn đầu tư, tập huấn, đối tượng nuôi và tiếp cận
    tín dụng không ảnh hưởng một cách rõ rệt tới năng suất nuôi của hộ.
    Xuất phát từ kết quả nghiên cứu này, luận văn đã đề xuất một số giải pháp
    nhằm nâng cao hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang,
    bao gồm: giải pháp về con giống, giải pháp vềthức ăn, chính sách về lao động cho
    nghềnuôi và những biện pháp để quản lý môi trường vùng nuôi hiệu quả nhằmhạn
    chế rủi ro.
    Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, cá lồng bè,năng suất,Nam Du, Kiên Giang
    MỞĐẦU
    1. CƠ SỞHÌNH THÀNH ĐỀTÀI
    Theo thống kê của FAO, sản lượng nuôi thủy sản thế giới đang tiếp tục tăng. Đối
    với cá biển, mặc dù còn lịch sử phát triển còn khá mới so với các nhóm đối tượng
    khác, tuy nhiên, sản lượng cá biển nuôi không ngừng tăng lênvới tốc độ nhanh, trung
    bình 9,5%/năm, chỉ sau giáp xác 11,0%/ năm trong giai đoạn 1970-2002. Đặc biệt, sản
    lượng cá biển tăng 12,3% /năm trong giai đoạn 1990-2000. Theo FAO, năm 2006, sản
    lượng cá biển đạt gần 3 triệu tấn và giá trị trên 10 trịêu USD. Mười nước có nghề nuôi
    cá lồng biển phát triển nhất hiện nay gồm Na Uy (652.300 tấn), Chile (588.060 tấn),
    Trung Quốc (287.301 tấn), Nhật bản (268.921 tấn), Anh (131.481 tấn), Canada
    (98.441 tấn), Ai Cập (76.212 tấn), Thổ Nhĩ Kỳ (68.173 tấn), Hàn Quốc (31.895 tấn) và
    Đan Mạch (31.192 tấn). Các loài cá nuôi lồng chủ yếu hiện nay là cá hồi đại dương
    (Salmo salar) chiếm trên 50% tổng sản lượng cá biển nuôi. Ở các nước Châu Á, số
    loài cá biển nuôi rất phong phú, với trên 50 loài. Cá cam, cá tráp, cá hồng, chẽm, cá
    mú, cá bớp, cá măng là những loài được nuôi rất mạnh.
    Với tiềm năng to lớn về diện tích mặt nước biển (trên 1 triệu km
    2
    vùng đặc quyền
    kinh tế), 3260km bờ biển, nước ta có tiềm năng rất to lớn để phát triển nghề nuôi cá
    biển, trong đó, cá bớp và cá mú là đối tượng rất quan trọng. Theo Chương trình phát
    triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2015-2020 của Bộ Nông Nghiệp và PTNT, mục
    tiêu đến năm 2015, tổng sản lượng cá biển nuôi ở nước ta đạt 150.000 tấn, và sản xuất
    giống được 115 triệu con; năm 2020, tổng sản lượng cá biển nuôi đạt 200.000 tấn, và
    sản xuất được 150.000 con cá giống (Cục nuôi trồng Thủy sản, 2008). Vì thế, việc tập
    trung đẩy mạnh mọi nguồn lực để phát triển nghề nuôi cá lồng, đáp ứng mục tiêu nêu
    trên là rất cần thiết và cấp bách.
    Kiên Gianglà tỉnh ven biển nằm phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng đồng
    bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có đường biên giới chung với Campuchia dài 56km,
    đường bờ biển dài trên 200km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ và An Giang;
    phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, có diện tích tự
    nhiên 6346,3km
    2
    (lớn nhất trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long) (UBND tỉnh Kiên
    Giang, 2011). Kiên Giang gồm các đơn vị hành chính: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà
    Tiên và 13 huyện (Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất,Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng
    Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng; 2 huyện đảo: Phú
    Quốc và Kiên Hải). Kiên Giang là tỉnh đánh bắt hải sản phát triển. Với bờ biển dài trên
    200km, Kiên Giang có tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển, trong đó
    vùng ven bờ có độ sâu 20-50m và có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển . (UBND tỉnh
    Kiên Giang, 2011).
    Nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở Kiên Giang gần đây phát triển nhanh, đặc biệt là
    ở đảo Hòn Mấu, Hòn Ngang (xã Nam Du), Hòn Củ Tron (xã An Sơn), Hòn Tre (xã
    Hòn Tre) huyện Kiên Hải; quần đảo Hải Tặc thuộc xã Tiên Hải, thị xã Hà Tiên hay
    quần đảo Bà Lụa, thuộc xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương . Theo Chi cục Nuôi trồng
    thủy sản Kiên Giang: Năm 2005, toàn tỉnh chỉ có 131 lồng bè trên biển nuôi cá mú, cá
    bớp, với sản lượng khoảng 90 tấn/năm, thì đến năm 2008, số lồng bè nuôi cá đã tăng
    lên 546 lồng, với sản lượng 693 tấn/năm và hiện nay lên đến 925 lồng, sản lượng hơn
    1.200 tấn/năm. Chỉ tính trong năm năm (2005 -2009), số lồng bè nuôi cá trên biển ở
    Kiên Giang đã tăng hơn bảy lần và sản lượng thủy sản thu hoạch tăng hơn 13,3 lần.
    Kết quả này chứng tỏ, nghề nuôi cá lồng bè trên biển đang phát triển đúng hướng (Chi
    cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang, 2011). Một trong những huyện có hoạt động nuôi
    cálồng bè trên biển phát triển mạnh là huyện đảo Kiên Hải. Là một huyện đảo của tỉnh
    Kiên Giang, nằm trong vịnh Thái Lan, có diện tích khoảng 26,15km
    2
    , dân số 21.534
    người (năm 2007). Với 23 đảo lớn nhỏ hợp thành, Kiên Hải đã tận dụng rất tốt lợi thế
    này đểphát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Nghề nuôi cá lồng bè xuất hiện rất sớm ở
    đây, nhưng mãi đến những năm 2005 -2008 mới phát triển mạnh.Hiện nay toàn
    huyện có 141 hộ nuôi, với 375 lồng bè. Nhiều hộ dân ở xã Nam Du, An Sơn đã giàu
    lên nhanh chóng cũng từ mô hình nuôi cá lồng bè (Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên
    Giang, 2009).
    Trong chiến lược kinh tế biển, nghề nuôi cá lồng bè là một trong những giải pháp
    thúc đẩy phát triển kinh tế thủy sản và dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, nuôi cá lồng bè đã
    và đang xuất hiện những trở ngại ảnh hưởng đến hoạt động nuôi này như: số lồng bè
    thủy sản tăng quá nhanh dẫn đến sự thiếu hụt về con giống có chất lượng để thả nuôi,
    kỹ thuật nuôi, chăm sóc, quản lý sức khỏe cá nuôi của người dân còn hạn chế, dịch
    bệnh liên tiếp xảy ra, nhiều bệnh chưa có thuốc đặc trị, chất lượng nguồn nước suy
    giảm do chất thải sinh hoạt, sản xuất, còn thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cả không ổn
    định . Việc đánh giá hiệu quả cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả
    của nghề nuôi cá lồngbè trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa được chú trọng đúng mức.
    Do đó, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi cá lồng bè là rất cần thiết nhằm
    giúp cho các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương của Kiên Giang có được các
    thông tin cần thiết để qui hoạch và định hướng đầu tư cho phát triển nghề nuôi cá lồng
    bè theo hướng bền vững và đạt hiệu quả cao nhất.
    Xuất phát từ những lý do đó màtác giả chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
    quả nghề nuôi cá lồng bè trên vùng biển đảo Nam Du huyện Kiên Hải tỉnh Kiên
    Giang” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án thạc sĩ của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Mục tiêu chung
    Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
    quả của nghề nuôi cá lồng bè của những hộ nuôi cá lồng bè ở vùng biển đảo Nam Du,
    huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang. Từ đó, đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi
    để góp phần ổn định và phát triển cho những hộ nuôi cá lồng bè trong nền kinh tế thị
    trường hiện nay và tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    Với mục tiêu tổng quát của nghiên cứu đã đề ra, mục tiêu cụ thể của đề tài bao
    gồm:
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động nuôi trồng thủy sản, các yếu tố ảnh
    hưởng tới hiệu quả nghề nuôi như: năng suất nuôi, doanh thu, lợi nhuận.
    - Phân tích thực trạng và hiệu quả của nghềnuôi cá lồng bè ở vùng biển đảo
    Nam Du tỉnh Kiên Giang.
    - Phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảcủa nghềcá lồng bè tại vùng biển
    đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang.
    - Đềra các giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả các hộ nuôi
    nhằm góp phần ổn định và phát triển nghề nuôi cá lồng bè ở vùng biển Nam
    Du tỉnh Kiên Giang theo hướng lâu dài.
    3. CÁC GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra:
    -Hiệu quả sản xuất kinh doanh của những hộ nuôi cá lồng bè ở vùng biển Nam
    Du, tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua diễn biến như thế nào?
    -Các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến hiệu quả của những hộ nuôi cá lồng bè ở
    vùng biển Nam Du tỉnh Kiên Giang?
    -Những giải pháp nào là cơ bản và khả thi để giúp cho những hộ nuôi cá lồng bè
    phát triển hiệu quảvà bền vững?
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đềtài là các hộnuôi cá lồng bè trên vùng biển đảo
    Nam Du thuộc các xã (An Sơn, Nam Du) trong huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang; các
    chủtrương chính sách của nhà nước và của tỉnh vềphát triển nghềnuôi cá lồng bè; hệ
    thống dịch vụvà các hỗtrợkỹthuật
    4.2. Phạm vi nghiên cứu của đềtài
    Đềtài nghiên cứu này được thực hiện trong 6 tháng, từtháng 6 đến tháng 11 năm
    2011. Nghiên cứu thực địa được tiến hành tập trung ởxã An Sơn và Nam Du thuộc
    vùng biển Nam Duđối với hộ nuôicá bớp và cá mú.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài tác giảđã trao đổi,
    tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các cán bộ chuyên môn, người nuôi cá lồng bè ở
    địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả
    nghiên cứu của đề tài.
    - Phương pháp khảo sát thực địa: Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra,
    khảo sát thực địa để thu thập dữ liệu về thực trạng nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển
    Nam Du, tỉnh Kiên Giang. Đây là dữ liệu quan trọng giúp cho việc đánh giá thực trạng
    cũng như hiệu quả của nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển này.
    - Phương pháp toán kinh tế: Phương pháp này được sử dụng để phân tích những
    yếu tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của những biến số nghiên cứu tới
    hiệu quả nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, tỉnh Kiên Giang.
    - Phương pháp thống kê mô tả và hạch toán kinh tế: Dựa vào số liệu thứ cấp thu
    được, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để hệ thống các số liệu bằng các chỉ tiêu
    nghiên cứu dưới dạng thống kê mô tả, từ đó phân tích, đánh giá theo các chỉ tiêu qua
    thời gian. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để phân tích các
    chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi cá lồng bè.
    6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
    6.1. Đóng góp vềmặt khoa học
    Thứ nhất, luận văn đãhệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
    nói chung và hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản nói riêng.
    Thứ hai, luận văn tổng hợp các công trình nghiên cứu điển hình liên quan tới đề tài
    nhằm làm rõ những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu này để tìm
    kiếm cơ hội nghiên cứu của đề tài.
    Thứ ba, từ cơ sở lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan, luận
    văn đã xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của nghề
    nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du.
    6.2. Đóng góp vềmặt thực tiễn
    Thứ nhất, đề tàiđã khái quát thực trạng về tình hình sản xuất kinh doanh của các
    hộ nuôi cá lồng bè tại vùng biển Nam Du, Kiên Giang.
    Thứ hai, đề tàiđã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả nuôi cá lồng bè
    trên địa bàn, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng củanhững yếu tố này tới hiệu quả
    nghề nuôi cá lồng bè tại khu vực này.
    Thứ ba, thông qua việc nghiên cứu thực trạng và kết quả mô hình nghiên cứu, đề
    tàiđã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghề nuôi cá lồng bè. Đây là
    cơ sở quan trọng giúp cho các hộ nuôi và các cơ quan quản lý thấy được đâu là những
    vấn đề cần quan tâm để đảm bảo nghề nuôi cá lồng bè tại vùng biển này hiệu quả và
    bền vững.
    Cuối cùng, đề tài còn làm tài liệu tham khảo tốtcho các các nhà quản lý, sinh
    viên trong các trường đại học khi nghiên cứu vềhiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản nói
    chung và nghề nuôi cá lồng bè nói riêng.
    7. KẾT CẤU CỦA ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU
    Ngoài phần mởđầu, kết luận,tài liệu tham khảovà phụlục, luận văn được cấu
    trúc thành 4 chương:
    -Chương 1: Cơ sởlý thuyết và tổng quan nghiên cứu
    -Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    -Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quảsản xuất của hộnuôi cá lồng bè tại vùng
    biển Nam Du tỉnh Kiên Giang.
    -Chương 4: Những gợi ý chính sách đểphát triển nghềnuôi cá lồng bè tại vùng
    biển Nam Du tỉnh Kiên Giang.
    CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
    NGHIÊN CỨU
    1.1. HOẠT ĐỘNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
    1.1.1. Quan điểm và khái niệm về nuôi trồng thủy sản
    1.1.1.1. Quan điểm về nuôi trồng thủy sản
    Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát
    điểm là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản được
    coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản. Vì vậy, ở thời điểm đó
    NTTS chưa phát triển và con người chưa ý thứcđược việc tái tạo nguồn lực và đảm
    bảo môi trường cho sự phát triển của các loài thuỷ sản. Những thập kỷ gần đây, khi
    sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá
    mứctrong điều kiện nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng phát triển và trởnên quan
    trọng (Lê Xuân Sinh, 2005). Chính vì thế ngành NTTS được nhìn nhận trên nhiều
    quan điểm khác nhau:
    NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo,
    và phát triển nguồn lợi thủy sản, các sản phẩm thủy sản được cung cấp cho các hoạt
    động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại
    hình mặt nước với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học
    kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS (Vũ Đình Thắngvà Nguyễn Viết Trung,2005).
    Trong khi đó, các nhà kinh tế học lại cho rằng NTTS là một hoạt động sản xuất tạora
    nguyên liệu thủy sản cho quá trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuất khẩu và nguyên
    liệu cho công nghiệp chế biến (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). Bên cạnh đó, các nhà sinh
    học nhận định rằngNTTS là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự
    trưởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các
    giai đoạn của vòng đời (Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005).
    Nuôi trồng thủy sản được Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO, tóm lược bởi Lê
    Xuân Sinh, 2005) xem là tổ hợp của 3 yếu tố: (i) Các công việc nuôi trồng các loại sản
    phẩm thủy sản; (ii) Quá trình phát triển của các đối tượng này chịu sự can thiệp của
    conngười và (iii) Phải được thu hoạch bởi một cá nhân hay một tập thể người lao
    động. Như vậy, nếu một công việc có liên quan tới đối tượng cá tôm cua (hay sản
    phẩm thủy sản nói chung) mà không hội tụ cả 3 yếu tố trên đây thì không được xem là
    nuôi trồng thủy sản. Như vậy trên quan điểm này thì NTTS là các hoạt động canh tác
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A.TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Tôn Nữ Hải Âu, Bùi Dũng Thể (2010), “Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi
    xen tôm sú –cá kình ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa
    học, Đại học Huế.
    2. Bộ Thủy sản (MOFI) và Ngân hàng Thế giới (2006), Hướng dẫn quản lý môi
    trường trong đầu tư nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, Hà Nội.
    3. Trương Hòa Bình & Võ Thị Tuyết (2005), Giáo trình Lý thuyết Quản trị Doanh
    nghiệp, Khoa Kinh Tế -Quản Trị Kinh Doanh, Đại Học Cần Thơ.
    4. Cục Nuôi trồng Thủy Sản (2008, 2009, 2010), Báo cáo hàng năm, Hà Nội.
    5. Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang (2010, 2011), Niên giám thống kê tỉnh Kiên
    Giang 2010, 2011, Kiên Giang.
    6. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang(2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,
    2011), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 2005, 2006, 2007, 2008, 2009,
    2010, 2011, Kiên Giang.
    7. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa
    học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ chí Minh.
    8. Phạm Trí Cao & Vũ Minh Châu (2009), Kinh tế lượng ứng dụng, NXB Thống
    kê, TP. Hồ Chí Minh.
    9. Nguyễn Minh Đức (2008), Bài giảng kinh tế thủy sản,Đại học Nông lâm
    TP.Hồ Chí Minh
    10. Vũ Trọng Hội (2010), Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giáhiệu quả kinh
    tế -xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại Thành
    phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh,Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học
    Nha Trang.
    11. Phan Văn Hòa (2004), Thực trạng và một số giảipháp nâng cao hiệu quả kinh
    tế nuôi tôm ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài nghiên cứu khoa
    học, Đại học Huế.
    12. Phân viện qui hoạch thủy sản phía Nam và Sở Nông nghiệp –Phát triển Nông
    thôn Kiên Giang (2010), Báo cáo tổng hợp dự án rà soát, điều chỉnh qui hoạch
    phát triển nuôi trồng thủy sản ven đảo, ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn
    2011 –2015 và định hướng đến năm 2020, Kiên Giang.
    13. Nguyễn Xuân Bảo Sơn (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội, nghề nuôi cá
    Chẽm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa,Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại Học
    Nha Trang.
    14. Lê Xuân Sinh (2005), Giáo trình môn học kinh tế thủy sản, Đại học Cần Thơ.
    15. Lê Xuân Sinh và ctv (2005), Phân tích kinh tế -kỹ thuật các mô hình nuôi tôm
    biển ở Đồng bằng sông Cửu Long,Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học
    Cần Thơ.
    16. Lê Xân, 2007. Công nghệ sản xuất giống cá biển –những giải pháp để nhanh
    chóng làm chủ, hoàn thiện và chuyển giao cho sản xuất. Kỷ yếu Hội nghị Nuôi
    biển toàn quốc, 9-10, 2006. Viện NCNTTS I, Hà nội, trang 16-23.
    17. Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang (2005, 2006,2007, 2008, 2009 và
    2010), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế -xã hội
    năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 và 2010, Kiên Giang.
    18. Sở TN-MT tỉnh Kiên Giang (2009), Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang.
    19. Sở Kế hoạch –Đầu tư tỉnh Kiên Giang (2010), Báo cáotổng hợp dự án rà soát
    quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộitỉnh Kiên Giang đến năm 2020,
    Kiên Giang.
    20. UBND tỉnh Kiên Giang (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội5 năm 2011-2015,Kiên Giang.
    21. UBND huyện Kiên Hải (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội 5
    năm 2006-2010, Kiên Hải.
    22. Vũ Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung (2005), Giáo trình kinh tế thủy sản,
    NXB Lao động –Xã hội, Hà Nội.
    23. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thống kê, Hà
    Nội.
    24. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên
    cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    25. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Thống kê ứng dụng trong
    kinh tế-xã hội, NXB Thống kê, Hà Nội.
    26. Hoàng Tùng (2001), Thực trạng và xu hướng phát triển của nghề nuôi trồng
    thủy sản thế giới[online]. Đọc từ http://www.longdinh.com, ngày 12/8/2008.
    27. Ngô Văn Thạo (2006), Các nhân tố tác động đến nghề nuôi tôm sú công nghiệp
    của tỉnh Bến Tre, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí
    Minh.
    28. Trần Thị Tình (2011), Phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Ninh Hòa, tỉnh
    Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẳng.
    29. Nguyễn Thị Tuyết (2008), Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành
    nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, Luận văn Cử nhân, Khoa kinh tế phát triển,
    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Tp.Hồ Chí Minh.
    30. Phạm Minh Thành (2002), Cơ sở khoa học của việc bảo vệ và phát triển nguồn
    lợi cá đồng tại lâm ngư trường sông Trẹm, Cà Mau,Luận văn Cử nhân, Khoa
    kinh tế, Đại học Nha Trang.
    31. Võ Thị Thủy (2010), Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi cá rô phi đơn tính tại
    huyện Diễn Châu –tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
    Kinh tế Huế.
    32. UBND tỉnh Kiên Giang (2011), Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kiên
    Giang giai đoạn 2010 –2020, tầm nhìn 2030,Kiên Giang.
    33. Mai Văn Xuân (2005), Hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở vùng đầm phá huyện Quảng
    Điền, Thừa Thiên Huế, luận văn Cử nhân, Khoa Kinh tế, Đại Học Huế
    B.TÀI LIỆU TIẾNG ANH
    34. Chang, 2008. Cobia in idyllic Central Vietnam. Aquaculture Asia Pacific. 4 (6)
    25-26.
    35. Chen, J., C Guang, H. Su, Z. Chen, P. Su, X. Yan, Y. Wang, Y.Liu (2006).
    Marine fish cage culture in China. In FAO (2006) The future of mariculture: a
    regional apprach for responsibledevelopment in the Asia –Pacific. Pp 285-299.
    36. De Silva, S.S. and Phillips, M.J., (2007). A review of cage aquaculture: Asia
    (excluding China). In M. Halwart, D. Soto and J.R. Arthur (eds). Cage
    aquaculture –Regional reviews and global overview. FAO Fisheries Technical
    Paper. No. 498, pp. 18–48.
    37. Food and Agriculture organization of the United nations, Global aquaculture
    production of Lates calcarifer (FAO Fishery Statistics). Available from:
    http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/Lates_calcarifer. Accessed
    11/04/2009.
    38. FAO Inland Water Resources and Aquaculture Service (FIRI). 2006. Rimmer,
    M.A. Cultured Aquatic Species Information Programme -Lates calcarifer.
    Cultured Aquatic.
    39. Species Fact Sheets. FAO -Rome. Updated Fri Sep 01 15:46:19 CEST 2006.
    40. FAO, 2009. Rachycentron canadum (Linnaeus, 1766).
    http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/Rachycentron_canadum/en
    41. FAO.©2010.Epinephelus_coioides.http://www.fao.org/fishery/culturedspecies/
    Epinephelus_coioides/en
    42. Kaiser, JB. and G.J Holt, 2005. Species profile –Cobia. SRAC Publication No
    7202.
    43. Food and Agriculture organization of the United nations (2009), The state of
    world fisheries and aquaculture 2008. Available from:
    ftp://ftp.fao.org/docrep/fao/011/i0250e/i0250e.pdf. Accessed 11/04/2009.
    44. Kennendy (1986) and Le Xuan Sinh (2003), “Dynamic programming:
    Applications to Agriculture and natural ResourcesDP -AANR”.
    45. McClave and Benson (1992). A first course in business statistics, US 8
    th
    Edition.
    46. Nguyen Huu Dung, 2008. Marine fish in Vietnam. AquacultureAsia Pacific. 4
    (6) 23-24.
    47. R. Y. Rubinstein and B. Melamed, Modern Simulation and Modeling, Wiley-Interscience, 1998.
    48. Stamatopoulos, C, 2002, Sample-based fishery surveys: A technical
    handbook. FAO Fisheries Technical Paper. No. 425. Rome. 132p.
    49. Tacon. M và Halwart (2007), Cage aquaculture –Regional reviews and global
    overview. FAO Fisheries Technical Paper. No. 498. Rome, FAO. 2007.
    C.TÀI LIỆU INTERNET
    50. Trang thông tin điện tử, Một số vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay.
    Đọc tại http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=340,
    ngày 26/7/2012.
    51. Tạp chí thương mại thủy sản, Vai trò và triển vọng của nuôi trồng thủy sản ở
    Đông Nam Á. Đọc tại http://vietfish.org/20110628033417772p48c63/vai-tro-va-trien-vong-cua-nuoi-trong-thuy-san-o-dong-nam-a.htm, ngày 26/8/2012.
     
Đang tải...