Luận Văn Yêu cầu thực tiễn cấp bách về đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện

Thảo luận trong 'Kinh Tế Quốc Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 25/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Tóm tắt công trình
    Danh mục từ viết tắt
    Danh mục bảng, biểu


    Lời mở đầu trang 1


    Chương 1: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU
    LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU KHÁCH QUAN
    ĐỐI VỚI TẤT CẢ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
    TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG


    1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC 3
    1.1.1. Cách tiếp cận từ khoa học kinh tế về khái niệm
    và bản chất của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 3
    1.1.1.1. Quan điểm của kinh tế vĩ mô 3
    1.1.1.2. Quan điểm của kinh tế môi trường học 3
    1.1.1.3. Quan điểm của kinh tế học phát triển 4
    1.1.1.4. Quan điểm của ngân hàng Thế giới,
    Chương trình phát triển của Liên hợp quốc
    và một số nhà kinh tế học nổi tiếng 5
    1.1.1.5. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 5
    1.1.1.5.1. Quan điểm của triết học Mác – Lênin 6
    1.1.1.5.2. Quan điểm của kinh tế chính trị Mác- Lênin 6
    Khái niệm chung, bản chất của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 6
    1.1.2. Mục tiêu – Yêu cầu – Các yếu tố đảm bảo
    – Nhân tố làm lung lay, phá vỡ chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 7
    1.1.2.1. Mục tiêu của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 7
    1.1.2.1.1.Đối với sản phẩm 7
    1.1.2.1.2.Đối với doanh nghiệp 8
    1.1.2.1.3.Đối với quốc gia 8
    1.1.2.2. Yêu cầu của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 8
    1.1.2.3. Điều kiện chủ yếu đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu: 9
    1.1.2.4 .Những nhân tố chủ yếu làm lung lay, phá vỡ
    chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. 11
    1.1.3. Các chỉ tiêu cơ bản lượng hoá chất lượng tăng trưởng xuất khẩu 13
    1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 14
    1.2.1.Yêu cầu từ tình hình phát triển của phân công lao động quốc tế
    và thị trường thế giới 14
    1.2.2.Kinh nghiệm về chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của các nước 15
    1.2.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản 15
    1.2.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 16
    1.2.2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 16
    1.3. NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 17
    1.3.1.Từ phía con người 17
    1.3.2. Môi trường 17
    1.3.3.Chính phủ – Quốc gia 18
    1.3.5.Người tiêu dùng ở nước ngoài 19

    Tiểu kết 19


    Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG
    TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005)

    2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU
    CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 20
    2.1.1. Giai đoạn 1986 – 1991 20
    2.1.2. Giai đoạn 1992 – 2005 21
    2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng 22
    2.1.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 22
    2.1.2.2.1. Kết quả 22
    2.1.2.2.2. Tồn tại 23
    2.2.2.3. Cơ cấu thị trường 24
    2.2. ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐẢM BẢO CÁC YÊU CẦU CỦA
    CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
    NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 26
    2.2.1. Mục tiêu của CLTTXK 26
    2.2.1.1. Đối với sản phẩm 26
    2.2.1.2. Đối với doanh nghiệp 27
    2.2.1.3. Đối với quốc gia 27
    2.2.2. Các yêu cầu của CLTTXK 27
    2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng: 27
    2.2.2.2. Tăng trưởng ổn định 27
    2.2.2.3. Tăng trưởng lâu dài 28
    2.2.2.4. Tăng trưởng cân bằng 28
    2.2.2.5. Tăng trưởng công bằng 28
    2.3.NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU PHÁ VỠ CHẤT LƯỢNG
    TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    TRONG NHỮNG NĂM QUA (1986 – 2005) 29
    2.3.1.NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN 29
    2.3.1.1. Biến động kinh tế – chính trị - xã hội trên thế giới 29
    2.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh mạnh 29
    2.3.1.3. Thuế chống bán phá giá 29
    2.3.2.NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN 29
    2.3.2.1.Qúa nhỏ về quy mô của xuất khẩu 29
    2.3.2.2.Chưa hợp lý về cơ cấu xuất nhập khẩu 29
    2.3.2.3.Chất lượng thấp của sản phẩm 30
    2.3.2.4.Chưa chuyên nghiệp về hoạt động marketing
    và công tác xúc tiến thương mại 31
    2.3.2.5.Hiệu quả của hoạt động xuất khẩu còn thấp 32
    2.3.2.6.Chưa chú trọng công tác môi trường 33
    2.3.2.7.Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao 32
    2.3.2.8. Hạn chế về cơ sở hạ tầng 33
    2.3.2.9. Chậm chuyển đổi chính sách 34
    2.3.2.10. Còn ít đầu tư cho công nghệ 34

    Tiểu kết 34


    Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
    CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG

    3.1.TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG 36
    3.1.1. Thuận lợi 36
    3.1.2. Thách thức 37
    3.2.QUAN ĐIỂM VỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
    TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG 38
    3.2.1.Quan điểm về lợi ích tối đa 38
    3.2.2.Quan điểm về lợi ích tối ưu 38
    3.2.3.Quan điểm về lợi ích hợp lý 39
    3.2.4. Quan điểm phù hợp với điều kiện của Việt Nam 39
    3.3. MỤC TIÊU PHẤN ĐẤU 40
    3.4. LỘ TRÌNH 40
    3.4.1.Giai đoạn 1: 2005 – 2010 40
    3.4.2.Giai đoạn 2: 2011 – 2015 40
    3.4.3.Giai đoạn 3: 2016 – 2020 41
    3.5. ĐỊNH HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
    XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 41
    3.6. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
    TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
    TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐA PHƯƠNG 43
    3.6.1.Giải pháp đối với nhà nước 43
    3.6.1.1. Giải pháp về nhận thức 43
    3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 43
    3.6.1.3. Giải pháp về phát triển bền vững đối với môi trường 43
    3.6.1.4. Giải pháp về tích cực hội nhập kinh tế quốc tế 43
    3.6.1.5. Giải pháp về khoa học công nghệ 44
    3.5.1.6. Giải pháp về sản phẩm xuất khẩu 44
    3.6.1.7. Giải pháp về thị trường xuất khẩu 45
    3.6.1.8. Giải pháp về hoàn thiện cho chế – chính sách 45
    3.6.1.9. Giải pháp về phát triển các dịch vụ về cơ sở hạ tầng 46
    3.6.1.10.Giải pháp về xúc tiến thương mại 46
    3.6.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu 46
    3.6.2.1 Về chiến lược marketing của doanh nghiệp 47
    3.6.2.2. Về các vấn đề liên quan tới môi trường 47
    3.6.2.3. Về vấn đề khoa học công nghệ 48
    3.6.2.4. Về nguồn nhân lực chất lượng cao 48
    3.6.2.5. Giải pháp về thương hiệu 48
    3.6.2.6. Liên kết với các doanh nghiệp trong cùng ngành 48


    Kết luận 49

    Phụ lục i
    Phụ lục 1 ii
    Phụ lục 2 iii
    Phụ lục 3 iv
    Phụ lục 4 v

    Tài liệu tham khảo trang vi
    Danh mục các công trình mà tác giả đã thự


    LỜI MỞ ĐẦU


    gày nay, toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và song song với nó là nền kinh tế thế giới chuyển mình bước vào thời đại hậu công nghiệp. Các quốc gia cũng đang hối hả chạy đua nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, cải thiện vị thế trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Việt Nam cũng đang tăng tốc nhằm hội nhập vào cuộc chơi chung này. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức to lớn.
    “Ở tất cả các nước lạc hậu, bất luận hệ thống xã hội chủ nghĩa có nắm quyền lực hay không, thì có thể thấy các dấu hiệu điển hình về sự nóng vội của “người đến sau”, một nhận thức ngột ngạt, là đã tụt hậu một cách nghiêm trọng sau các nước giàu hơn và phát triển hơn” [51]. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Theo tính toán của World Bank, Việt Nam tụt hậu xa hơn Trung Quốc đến 10 năm, Thái Lan đến 15 năm, Nhật Bản đến 40 năm [89], Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, Việt Nam cần đạt sự phát triển cả về lượng và chất. Trong những năm 1990 thì chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Chỉ những năm gần đây, khi đất nước đạt được nhiều bước tiến quan trọng về kinh tế, chất lượng tăng trưởng mới thật sự trở thành vấn đề đáng lưu ý. Kinh nghiệm về nền kinh tế bong bóng (Nhật Bản) hoặc những hậu quả nặng nề sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưng thiếu bền vững (Brazil) là những khoản học phí quá đắt mà chẳng quốc gia nào sẵn lòng chi trả.
    1.Tính cấp thiết và thực tiễn của đề tài
    Thực tiễn trong 5 thập kỷ qua ở hơn 100 nước đang phát triển chứng minh rằng những nước phát triển mạnh về xuất khẩu đều là những nước thành công nhất, và những nước ít xuất khẩu là những nước kém thành công hơn cả [64].


    Tuy nhiên, trong những năm qua, hàng loạt con số phản ánh sự kém chất lượng trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Theo những con số này thì mặc dù năm 2004 tuy có đạt được những kết quả nổi trội hơn những năm trước nhưng hầu như chưa có chuyển biến gì về mặt chất lượng tăng trưởng xuất khẩu. Chỉ tính riêng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có năm đạt những 28,9% (năm2004), có năm lại chỉ đạt 1,9% (năm 1998) hay 3,8% (năm 2001), thiếu tính ổn định lâu dài. Trong khi đó, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn hội nhập đa phương mà điển hình là việc đàm phán gia nhập WTO – tổ chức kinh tế quyền lực nhất thế giới hiện nay. Những cơ hội và thách thức cũng đa dạng hơn, nếu không tận dụng được cơ hội thì cơ hội sẽ chuyển hoá thành thách thức.
    Xuất khẩu của Việt Nam với vai trò động lực của sự phát triển, phải vươn lên từ xuất khẩu quy mô nhỏ trở thành nền xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh và chất lượng tăng trưởng bền vững. Để làm được điều đó, cần nhận thức rõ về các 
    yêu cầu của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu này đến đâu và phương huớng nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu trong điều kiện hội nhập đa phương. Đây cũng là yêu cầu thực tiễn cấp bách của đề tài.
    Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng kế thừa và phát triển những lý thuyết đi trước ở những nội dung sau:
    _ xây dựng luận cứ về chất lượng tăng trưởng xuất khẩu.
    _ Khẳng định tầm quan trọng, tất yếu của việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.
    _ Đánh giá chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hội nhập đơn phương, song phương và đa phương theo yêu cầu của chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
    _ Dự báo vận hội mới cho sự phát triển bền vững của xuất khẩu như là động lực của tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hoá – hiện đại hóa đất nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyên môn hoá, lợi thế hoá; đưa Việt Nam thành nước công nghiệp trên thế giới vào năm 2020.
    2.Tính mới của đề tài
    _ Đối sánh chất lượng tăng trưởng chung với chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
    _ Hệ thống hoá các luận cứ khoa học,thực tiễn bằng những quan điểm khác nhau nhằm xây dựng căn cứ đánh giá, giải pháp đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
    _ xây dựng hệ thống chỉ tiêu lượng hoá chất lượng tăng trưởng xuất khẩu
    3.Mục đích nghiên cứu đề tài
    _ Nghiên cứu yêu cầu thực tiễn khách quan về đảm bảo chất lượng tăng trưởng XK của Việt Nam.
    _ Đánh giá chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ hội nhập đơn phương và song phương
    _ Đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng của Việt Nam trong điều kiện hội nhập đa phương
    4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    _ Đối tượng nghiên cứu: vấn đề chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và việc nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập đa phương.
    _ Phạm vi nghiên cứu: đánh giá về chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
    5.Phương pháp nghiên cứu: dựa trên phương pháp luận biện chứng duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp phân tích – tổng hợp, cụ thể – trừu tượng, mô hình hoá và các phương pháp chuyên ngành kinh tế ngoại thương, thống kê ngoại thương, kinh tế phát triển, kinh tế môi trường để làm sáng tỏ các luận cứ và thực tế chất lượng tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó, xây dựng hệ thống khoa học và đồng bộ các giải pháp vĩ mô và vi mô nhẳm đảm bảo chất lượng tăng trưởng xuất khẩu trong thời k
     
Đang tải...