Chuyên Đề Yêu cầu phân cấp giữa trung ương và địa phương và đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương theo

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    * Yêu cầu phân cấp giữa trung ương và địa phương:
    1. Quan niệm, lợi ích và mục tiêu, quan điểm về phân cấp quản lý hành chính nhà nước:
    1.1. Quan niệm về phân cấp quản lý hành chính nhà nước:
    Phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên cùng với xu thế dân chủ hoá hoạt động hành chính nhà nước thì phân cấp quản lý hành chính nhà nước ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Phân cấp cho địa phương được coi là một tất yếu khách quan khi cấp dưới có đủ điều kiện và năng lực để đảm nhiệm công việc thì cấp trên nên phân công, giao quyền và giao nguồn lực cho cấp dưới tự giải quyết những vấn đề đó mà không cần can thiệp của cấp trên để tạo sự chủ động, sáng tạo và những động lực phát triển cho cấp dưới.
    Phân cấp dưới giác độ tổ chức, là sự chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan cấp trên cho cơ quan cấp dưới- tức là Trung ương chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cho địa phương thực hiện.
    Dưới góc độ pháp luật, phân cấp được coi là thuật ngữ chỉ sự phân định quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm như trong Từ điển luật học: ” .bằng cách qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp theo nguyên tắc tập trung dân chủ để vừa đảm bảo việc điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao tính năng động của mỗi địa phương, cơ sở”. Hoặc: ”Phân cấp quản lý nhà nước được hiểu là sự chuyển giao ổn định thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm từ cơ quan quản lý cấp trên xuống cấp dưới trực thuộc nhằm đạt mục tiêu chung một cách có hiệu quả nhất trong quá trình phân công quản lý của cả hệ thống hành chính nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền được giao, mỗi cấp có quyền hành động tự chủ nhất định để phát huy tính năng động sáng tạo của mình.”
    Phân cấp thường được hiểu là sự chuyển giao thẩm quyền ra quyết định và điều hành một số công việc của Trung ương cho địa phương theo nguyên tắc cấp nào được giao thẩm quyền quyết định việc gì thì phải chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Thực chất của phân cấp chính là phân cấp về thẩm quyền quyết định cái gì, với phạm vi và mức độ đến đâu và bằng điều kiện gì? Do vậy, bên cạnh phân cấp thẩm quyền thì phải phân cấp các điều kiện đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền như ngân sách, nhân sự, cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết v.v.
    Về nguyên tắc, phân cấp không phải là phân chia quyền lực giữa Trung ương và địa phương (theo cấp hành chính và đơn vị hành chính) và cũng không phải là phân chia lợi ích giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, mà thực chất là phân định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền giữa cấp trên với cấp dưới một cách hợp lý, tạo thuận lợi trong việc giải quyết các công việc của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của hành chính nhà nước. Như vậy có thể thấy phân cấp quản lý hành chính nhà nước là một quá trình liên thông từ việc xác định chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp hành chính đến thẩm quyền hành chính tương ứng ở mỗi cấp và các điều kiện thực hiện để đạt mục tiêu quản lý của hệ thống một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình đó mỗi cấp đều phải chịu trách nhiệm với nhau và với nhân dân về kết quả thực hiện phân cấp của mình.
    Từ những tiếp cận khác nhau trên đây có thể thấy phân cấp quản lý là việc phân giao công việc quản lý nhà nước cho các đơn vị hành chính, có tư cách pháp nhân, những quyền hạn và những nguồn lực nhất định, dưới sự kiểm tra của Nhà nước để vừa đảm bảo điều hành tập trung, thống nhất của Chính phủ đồng thời phát huy dân chủ, nâng cao tính chủ động, năng động của địa phương và cơ sở.
    1.2 Lợi ích của phân cấp quản lý nhà nước
    - Tạo ra sự thích ứng với chính quá trình quản lý như sự phân chia giữa chủ thể và đối tượng quản lý, phân chia các hoạt động quản lý thành nhóm hoạt động theo chức năng, theo địa dư hành chính.
    - Tạo cơ hội cho sự tham gia của nhân dân, của cộng đồng trong hoạt động quản lý nhà nước.
    - Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Do có sự tham gia nhiều hơn của dân chúng vào quản lý nhà nước (đặc biệt là giai đoạn ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý) sẽ làm cho hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước sát thực hơn với điều kiện thực tế và phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của dân hơn. Ngoài ra phân cấp QLNN còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý do thu hút được nhiều nguồn lực địa phương vào tiến trình phát triển.
    - Làm tăng trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước đối với dân do nhân dân và các nhóm lợi ích trong quá trình quyết định có điều kiện để giám sát, đánh giá hoạt động của các cơ quan hành chính tốt hơn do vậy giảm tham ô, tham nhũng, lãng phí của công và giảm sách nhiễu.
    - Thúc đẩy các nhà chính trị, quản lý địa phương phải nâng cao năng lực của mình để tiếp nhận việc chuyển giao thẩm quyền trong quản lý và cung ứng dịch vụ công do cơ quan nhà nước cấp trên chuyển xuống. Chỉ khi nào cơ quan nhà nước cấp dưới đảm bảo có đủ năng lực để tiếp nhận sự chuyển giao thì mới thực hiện phân cấp do vậy các chính quyền địa phương muốn nhận được nhiều quyền hạn từ cấp trên xuống thì buộc phải tự nâng cao năng lực của mình.
    - Tạo ra tinh thần làm việc tốt hơn với nhiều cam kết và năng suất làm việc cao hơn.
    Khi các nhà quản lý cấp trên trao cho cấp dưới quyền được ra các quyết định quan trọng tức là biểu thị sự tôn trọng và thừa nhận tài năng của cấp dưới. Do vậy những cơ quan hoặc cá nhân được trao quyền cảm thấy được khẳng định mình, được người khác tin tưởng - đây là một loại nhu cầu rất quan trọng của con người (Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow). Chính vì vậy họ sẽ làm việc với khả năng cao nhất với tinh thần mạnh mẽ nhất để đem lại hiệu quả cao nhất.
    - Mở rộng tính công khai trong hoạt động hành chính và giảm thiểu các tiêu cực phát sinh.
    - Giảm áp lực cho Chính phủ trung ương do không phải trực tiếp giải quyết những công việc mang tính sự vụ để tập trung vào những hoạt dộng mang tính quốc gia, vĩ mô như hoạch định chính sách, ban hành thể chế, tổng kết, đánh giá, kiểm soát
    1.3 Mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phân cấp quản lý hành chính nhà nước
    - Mục tiêu
    Đảng và Nhà nước ta chủ trương tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, giữa các cấp chính quyền địa phương nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Mục tiêu phân cấp trên đây vừa là những giá trị thiết thực của công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước nước ta, vừa là động lực thúc đẩy tiến trình cải cách cho phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
    - Các quan điểm, nguyên tắc phân cấp:
    a. Quán triệt quan điểm quyền lực nhà nước là thống nhất, bảo đảm quản lý thống nhất của Chính phủ về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra; đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Quan điểm này thể hiện nguyên tắc tập trung trong quản lý hành chính nhà nước, những vẫn đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương tự chủ, sáng tạo trong quản lý điều hành trên cơ sở luật pháp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...