Chuyên Đề Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
    Công nghiệp hóa là bước đi tất yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc vươn tới văn minh, hiện đại. Trong điều kiện của nước ta, với những điều kiện thuận lợi do sự nghiệp đổi mới tạo ra và trên cơ sở kế thừa có chọn lọc tri thức của văn minh nhân loại về công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa ở nước ta phải đi liền với hiện đại hóa.
    Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là: Thay thế phần lớn lao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá, điện khí hoá và một phần tự động hoá, thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP và trong lao động xã hội; tiếp cận và vận dụng, ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ; nâng cao dân trí, chất lượng nguồn lực con người ngang bằng khu vực với bản lĩnh, bản sắc của văn hoá Việt Nam; thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cơ sở.
    Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân có những đặc trưng sau đây:
    Một là, đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Hai là, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba là, Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, pháp luật và đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ của tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bốn là, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Năm là, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận [10, tr.111-112].
    Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người hướng dẫn nhân dân phát huy tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Hoạt động tự quản nhằm giữ gìn đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ thực hiện pháp luật, trợ giúp trong sản xuất, cùng nhau giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội (trong thôn, bản).
    Để thực hiện thắng lợi mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phát huy tốt tính tự quản ở cộng đồng dân cư. Yêu cầu đặt ra đối với cán bộ, công chức cấp xã là phải: Trung thành với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, am hiểu pháp luật, gần gũi với cơ sở, tâm huyết với cơ sở, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân. Để đáp ứng yêu cầu đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải nâng cao năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
    Do đó để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi cán bộ, công chức chính quyền cấp xã phải đáp ứng những yêu cầu sau:
    - Yêu cầu về trí tuệ: Phải có trình độ kiến thức và năng lực trí tụê tốt, có tư duy sáng tạo, nhạy bén, độc lập. Cán bộ, công chức phải là người có kiến thức cao trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, các ngành, các lĩnh vực có liên quan, phải giỏi một nghề và biết nhiều nghề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...