Chuyên Đề Yêu cầu của việc đổi mới công tác quản lý luật sư trong nhà nước pháp quyền XHCN

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. Những đòi hỏi khách quan của đổi mới công tác quản lý luật sư trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
    Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam là tất yếu lịch sử và tất yếu khách quan. Việt Nam đã có những tiền đề cần thiết về nhận thức và thực tiễn để xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật luôn được đề cao và tôn trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, hệ thống các tổ chức chính trị xã hội trên cơ sở những nguyên tắc dân chủ, đảm bảo và phát huy quyền dân chủ của công dân.
    Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền bào chữa. Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư bào chữa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình. Mục đích của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là bảo đảm và phát triển quyền công dân, quyền con người, nghĩa là sứ mệnh lịch sử của nhà nước này là xây dựng một xã hội, trong đó phát triển được tự do tối đa và sự phát triển toàn diện con người theo năng lực của họ. Vì vậy, nhà nước cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm để thực hiện quyền bào chữa của công dân. Củng cố, phát triển luật sư và nghề luật sư là một trong những thiết chế quan trọng, bảo đảm cơ chế thực hiện quyền bào chữa của công dân trong xã hội và những nhu cầu dịch vụ pháp lý khác của họ.
    Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước mà trong đó pháp luật ngự trị ở tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, điều chỉnh những quan hệ cơ bản giữa công dân với nhà nước, giữa công dân với nhau, giữa nhà nước với tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật sẽ góp phần hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vì vậy, Nhà nước cần thiết phải xây dựng một cơ chế phản biện xã hội và giám sát xã hội để nhân dân có thể phản biện và giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và công chức nhà nước. Tổ chức và hoạt động luật sư trong phạm vi quyền hạn của mình sẽ góp phần giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.
    Xuất phát từ những yêu cầu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước nói chung, đổi mới tổ chức và hoạt động luật sư nói riêng mà trong đó đổi mới quản lý luật sư là đòi hỏi khách quan của đời sống pháp luật.
    1.2. Đổi mới quản lý luật sư theo mục tiêu và nhiệm vụ của cải cách tư pháp
    Xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng nhà nước pháp quyền luôn là nhiệm vụ trung tâm trong việc đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta trong thời gian qua. Trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới Đảng ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng về hoàn thiện bộ máy nhà nước, không ngừng nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
    Cải cách tư pháp luôn được coi là một bộ phận quan trọng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Mục tiêu của cải cách tư pháp là xây dựng một hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh có phương thức tổ chức, hoạt động khoa học, hiện đại góp phần quan trọng vào việc giữ gìn trật tự kỷ cương phép nước. Nội dung chủ yếu của cải cách tư pháp là củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, phân định lại thẩm quyền của tòa án, đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp, trong đó có tổ chức luật sư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...