Luận Văn Ý tưởng kinh doanh quán ăn món ăn xứ Quảng

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHƠI NGUỒN Ý TƯỞNG
    1.1 Ý tưởng
    Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say
    Quảng Nam được biết đến như một vùng đất địa linh nhân kiệt, những con người Quảng Nam có tố chất thông minh, sáng tạo, cứng cỏi và có truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất, với hơn 500 năm lịch sử lâu đời về dựng nước và giữ nước.
    Ngoài ra, Quảng Nam còn được thiên nhiên ưu đãi, hào phóng ban cho một nền văn hoá ẩm thực phong phú, đó là những món ăn dân giã thấm đậm hình ảnh một miền quê đầy nắng và gió với Bánh xèo, mì Quảng, cao lầu Hội An, bò tái Cầu Mống, bánh tráng cuốn thịt heo, giò ốc, bánh vạc, bánh bao, bánh tổ đã làm nên nét riêng của vùng đất này. Những ai đã một lần từng ăn chắc không thể nào quên được hương vị đậm đà của những món ăn này.
    Rời Quảng Nam khi nắng tắt vào một ngày cuối hè, cảm giác như nuối tiếc cái gì đó bỏ lại sau lưng vẫn theo chân tôi đi về chốn đô thị đông đúc. Ngoái nhìn lại con đường xa tít, những dãy nhà đứng lặng, những nét văn hóa cổ xưa, những cái nhìn trìu mến của con người xứ Quảng thôi thúc tôi sẽ tìm về Quảng Nam một lần nữa. Từ tình yêu quê hương Việt Nam với những hương vị khó quên đó, nhóm chúng tôi đã chọn một số đặc sản Quảng Nam để làm ý tưởng cho mình.

    Nhen nhóm kế hoạch kinh doanh cho ý tưởng
    - Ở Hà Nội có tất cả tinh hoa ẩm thực đặc trưng của các vùng miền, món Bắc, món Nam, hay món Huế !
    Hà Nội vốn được mệnh danh là “cái rốn” của văn hóa Việt. Sống ở Hà Nội, bạn có thể thưởng thức được tất cả tinh hoa ẩm thực đặc trưng các vùng miền: món Bắc thì khỏi nói, món Nam cũng nhiều, món Huế cũng không thiếu. Thế nhưng, muốn tìm món Quảng thì thật là hiếm.
    Nếu bạn là một người con xứ Quảng sống ở Hà Nội, xa quê, muốn tìm niềm an ủi là được thưởng thức món ăn của quê hương nơi đất khách thì hơi khó. Cộng đồng người Quảng ở đất Hà thành không nhiều như ở Thành phố Hồ Chí Minh nên rất khó để tìm ra một quán ăn Quảng.
    [​IMG]
    Trong những ngày đầu tiên rời quê đến Hà Nội, hẳn mỗi người đều chú ý đến việc tìm một cái gì đó, một người nào đó, bất cứ điều gì liên quan đến quê hương cho nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà. Cho nên việc một quán ăn Huế có bán mỳ Quảng cũng đủ làm niềm an ủi cho họ, vì đã tìm thấy một góc của quê hương
    - Chính vì thế mà nhóm THAT của chúng tôi đã nung nấu ý định mở nhà hàng “ Ẩm thực Hội Quảng” giữa lòng Thủ đô Hà Nội để mang đến cho người dân Thủ đô hương vị của xứ Quảng nói riêng và ẩm thực Miền Nam nói chung



    Những yếu tố có lợi cho sức khỏe từ các món ăn xứ Quảng
    - Ngày nay với sự tấp nập vội vàng của cuộc sống, Người Việt ta thay đổi thói quen ăn uống, chuộng đồ ăn nhanh, ăn nhiều thịt, ít rau. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Theo đánh giá của Tổ chức Sức khoẻ Thế giới: "Sức khoẻ của người châu Á gần đây tăng lên thông qua lượng dầu mỡ, protein trong thức ăn tăng cao nhưng chế độ dinh dưỡng lại giảm". Nhiều người cho rằng chọn món ăn càng đắt tiền càng bổ, như: thịt, jambon, xúc xích, lạp xưởng, các loại đồ hộp . nhưng thực sự không phải như vậy. Các nhà dinh dưỡng đã khuyên để có một cuộc sống khỏe mạnh, ngoài việc tăng cường vận động, nên ăn nhiều rau, cá và ít thịt.
    - Như vậy với một món ăn của chúng tôi trung bình cung cấp năng lượng trung bình khoảng 300-350 kcal với sự có mặt đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác nhau từ nguyên liệu chế biến (tinh bột, đạm, chất béo) và có rất nhiều các loại rau sống giàu dinh dưỡng ăn kèm cam kết mang đến một sự lành mạnh cho bữa ăn của khách hàng.

    1.2 Văn hoá và ẩm thực đất Quảng
    1.2.1 Văn hoá đất Quảng
    Quảng Nam là một vùng đất vốn có truyền thống văn hóa vừa giàu sức hội tụ, kết tinh, vừa giàu khát vọng giao tiếp hướng tới cái mới.
    Trước khi người Việt đặt chân đến Quảng Nam thì vùng đất này đã có niên đại cả vạn năm trước. Trong nhiều thế kỷ Quảng Nam với kinh đô Trà Kiệu đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước Chămpa. Vùng đồng bằng sông Thu Bồn là nơi hội tụ của văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chămpa. Trong quá trình xây dựng và mở rộng bờ cõi của người Việt, Quảng Nam với Hội An là một không gian văn hóa sống động vừa kết tụ vừa giao lưu giữa văn hóa Đại Việt, văn hóa Chămpa với văn hóa Trung Hoa, văn hóa các nước phương tây.
    Những điều kiện lịch sử địa lí và thiên nhiên Xứ Quảng đã góp phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa vừ giàu sức hội tụ vừa giàu sức sống giao lưu. Tất cả đã góp phần tạo nên một diện mạo văn hóa đặc trưng của vùng đất Quảng Nam.
    Vùng văn hóa Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa miền Trung. Địa hình nằm ở chính trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, đây là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa
    Đến với Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lưu dấu một thời huy hoàng của các vị vua Chăm. Có thể nói, đền tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ Chămpa. Cho đến nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, kỹ thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chàm vẫn còn là một ẩn số. Điều này góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du khách đến thăm.
    Đô thị cổ Hội An - nơi “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa”, nơi tụ cư, hỗ cư và hợp cư của nhiều sắc thái văn hóa của người Việt, người Hoa, người Nhật Bản và người châu Âu từ thế kỷ XVI. Hội An là một trong số rất ít những đô thị được bảo tồn tương đối nguyên vẹn với một tổng thể kiến trúc phong phú, đa dạng.
    Quảng Nam cũng là nơi lưu giữ hàng trăm công trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở, có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật là còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời của một vùng văn hóa đàng Trong.Những kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương .là những nơi ghi lại dấu ấn rực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...