Báo Cáo Ý thức - vai trò của ý thức & nền kinh tế tri thức

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU.
    -----***-----

    Trải qua một thời gian dài sống trong chiến tranh đất nước Việt Nam phải hứng chịu bao đau thương mất mát. Sau cuộc chiến đất nước hoang tàn, đổ nát với một cơ sở vật chất cũ kỹ, lạc hậu. Vậy mà trải qua hơn 20 năm kể từ ngày đất nước hoàn toàn được giải phóng, giờ đây chúng ta đang được sống trong nền kinh tế- văn hóa- chính trị ổn định. Cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt là từ năm 1988 trở lại đây. Đó là năm chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện.Về mọi mặt đời sống xã hội có những chuyển biến sâu sắc, tích cực. Đảng và nhà nước đã vận dụng có sán tạo tư duy của triết học Mac-Lênin "Bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội ".Vì vậy con người là sản phẩm của xã hội nhưng cũng chính con người làm nên xã hội ấy,ý thức chỉ tồn tại ở con người, chỉ con người mới có những tư duy khoa học sáng tạo tiếp thu và phát huy tri thức của nhân loại. Thành công của chúng ta trong cuộc đổi mới không thể không kể đến vai trò của tri thức khoa học, chính tri thức khoa học đã giúp ta bước những bước tiến dài trên con đường đổi mới một cách vững chắc và hiệu quả. Chúng ta luôn coi khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự phát triển đất nước.
    Trong bài tiểu luận này em chọn đề tài: "Ý thức - vai trò của ý thức và nền kinh tế tri thức" do thời gian và trình độ còn hạn chế vì vậy bài viết này chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót rất mong nhận được sự đóng góp chỉ dạy của các thầy cô. Bài viết này một phần nào đấy thể hiện quan điểm cách nhìn của giới trẻ Việt nam về cuộc sống và những biến đổi lớn lao của đất nước mình, đặc biệt là những vấn đề về tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới.




    CHƯƠNG I
    LÝ LUẬN CHUNG CỦA TRIẾT HỌC
    MÁC- LÊNIN VỀ Ý THỨC

    1.1- Quan niệm của triết học Mác- Lênin về ý thức.
    1.1.1. Định nghĩa và kết cấu của ý thức

    Theo triết học Mac-Lênin "ý thức là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não của người thông qua lao động và ngôn ngữ ". Để đưa ra được định nghĩa trên con người phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài với những quan niệm về ý thức nhiều khi sai lệch hoặc không trọn vẹn.
    Ngay từ thời cổ xưa, khi con người còn rất mơ hồ về cấu tạo của bản thân vì chưa lý giải được các sự vật hiện tượng xung quanh mình. Do chưa giải thích được giấc mơ là gì họ đã cho rằng: có một linh hồn nào đó cư trú trong cơ thể và có thể rời bỏ cơ thể, linh hồn này không những điều khiển được suy nghĩ tình cảm của con người mà còn điều khiển toàn bộ hoạt động của con người. Nếu linh hồn rời bỏ cơ thể thì cơ thể sẽ trở thành cơ thể chết.
    Tôn giáo và chủ nghĩa duy tâm đã phát triển quan niệm linh hồn của con người nguyên thủy thành quan niệm về vai trò sáng tạo của linh hồn đối với thế giới, quan niệm về hồi tưởng của linh hồn bất tử và quan niệm về một linh hồn phổ biến không chỉ ở trong con người mà cả trong các sự vật, hiện tượng, trong thế giới cõi người và cõi thần, quan niệm về ý thức tuyệt đối, về lý tính thế giới.
    Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thì đồng nhất ý thức với cảm gíac và cho rằng cảm giác của con người chi phối thế giới .Như vậy, cả tôn giáo lẫn chủ nghĩa duy tâm đều cho rằng ý thức tồn tại độc lập với thế giới bên ngoài và là tính thứ nhất, sáng tạo ra thế giới vật chất
    Chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại thì cho rằng linh hồn không thể tách rời cơ thể và cũng chết theo cơ thể, linh hồn do những hạt vật chất nhỏ tạo thành.
    Khi khoa học tự nhiên phát triển, con người đã chứng minh được sự phụ thuộc của các hiện tượng tinh thần, ý thức vào bộ óc con người thì một bộ phận nhà duy vật theo chủ nghĩa duy vật máy móc cho rằng óc trực tiếp tiết ra ý thức như gan tiết ra mật.
    Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII và chủ nghĩa duy vật Phơ- bách quan niệm kết cấu ý thức bao gồm cả tâm lý, tình cảm tri thức trí tuệ, tự ý thức và định nghĩa ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan. Định nghĩa này chưa chỉ rõ được vai trò của xã hội, của ý thức.
    Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định ý thức là đặc tính và sản phẩm của vật chất, ý thức là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động và ngôn ngữ. Nói vấn đề này Mác nhấn mạnh: tinh thần, ý thức chẳng qua nó chỉ là cái vật chất di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến đi trong đó.
    Ý thức là một hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý chí trong đó tri tức là quan trọng nhất, là phương thức tồn tại của ý thức.
    Tự ý thức là một yếu tố quan trọng của ý thức. Chủ nghĩa duy vật coi tự ý thức là một thực thể độc lập, tự nó có sẵn trong các cá nhân, biểu hiện hướng về bản thân mình, tự khẳng định "cái tôi" riêng biệt tách rời những quan hệ xã hội. Trái lại chủ nghĩa duy vật biện chứngtự ý thức là ý thức hướng về bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi phản ánh thế giới khách quan, con người tự phân biệt được mình, đối lập mình với thế giới đó và tự nhận thức mình như là một thực thể hoạt động có cảm giác, có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội, đặc biệt trong giao tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn đòi hỏi con người phải nhận thức rõ bản thân mình, tự điều chỉnh mình tuân theo các tiêu chuẩn, quy tắc mà xã hội đặt ra. Con người có thể đặt ra và trả lời các câu hỏi: Mình là ai? Mình phải làm gì? Mình được làm gì? Làm như thế nào? Ngoài ra văn hóa cũng đóng vai trò là "gương soi" giúp con người tự ý thức được bản thân.
    Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể có từ trước nhưng gần như đã trở thành bản năng, kỹ năng nằm sâu trong ý thức của chủ thể.
     
Đang tải...