Đồ Án Ý thức, vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ý thức, vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế ở VN hiện nay


    I. Đặt vấn đề:

    Trong thời gian hiện nay, nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ kinh tế hàng hoá tập trung sang kinh tế hàng hoá. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Nhưng nền kinh tế của nước ta còn ở trình độ kém phát triển, bởi lẽ cơ sở vật chất kĩ thuật của nó còn lạc hậu thấp kém, nền kinh tế ít nhiều còn mang tính tự cấp, tự túc. Tuy nhiên, nước ta không lặp lại nguyên vẹn tiến trình phát triển kinh tế của các nước đi trước: từ kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển lên kinh tế thị trường tự do, rồi từ kinh tế thị trường tự do chuyển lên kinh tế thị trường hiện đại, mà cần phải và có thể xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa theo kiểu rút ngắn. Điều này có nghĩa là phải đẩy mạnh công nghịêp công nghiệp hoá hiện đại hoá để phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất, trong một thời gian tương đối ngắn xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại để nền kinh tế nước ta bắt kịp với trình độ phát triển chung của thế giới; đồng thời phải hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lí kinh tế vĩ mô và thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nhiệm vụ trọng tâm đồng thời là một tất yếu khách quan trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam vì:
    Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá tạo cơ sở, điều kiện vật chất cho việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhờ thành tựu công nghiệp hoá hiện đại hoá mang lại, là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân – giai cấp nông dân - đội ngũ tri thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

    Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo điều kiện vật chất để có nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh, trên cơ sở đó thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế.

    Ngoài ra, nó còn tạo tiền đề vật chất để xây dựng phát triển và hiện đại hoá nền quốc phòng an ninh mà sự nghiệp quốc phòng an ninh gắn liền với sự nghiệp phát triển văn hoá, kinh tế, xã hội.

    Thành tựu công nghiệp hoá hiện đại hoá tạo tiền đề cho sự phát triển về kinh tế – chính trị, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân ta đang xây dựng. Do đó công nghiệp hoá kinh tế được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

    Và việc phát triển lực lượng sản xuất – cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Do đó vấn đề tri thức khoa học công nghệ ngày càng được quan tâm chú trọng.
    Việc tôi chọn đề tài: “ý thức, vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay” không nằm ngoài mục đích làm rõ vai trò của tri thức khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
    II. Giải quyết vấn đề:
    1. Ý thức – vai trò của ý thức:
    Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng dựa trên cơ sở lý luận phản ánh coi ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách năng động và sáng tạo.
    Ý thức là một hiện tượng tâm lí xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau, có quan hệ với nhau. Theo chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành như: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí . Trong đó tri thức là một yếu tố cơ bản và cốt lõi.
    Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những qui luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu khác. Tri thức có nhiều loại khác nhau như tri thức về tự nhiên, tri thức về xã hội, về con người. Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như tri thưc thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp và rời rạc. Tri thức khoa học phản ánh trình độ con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thực. Ngày nay vai trò động lực của tri thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội trở nên rõ ràng nổi bật. Loài người đang bướcvào nền kinh tế tri thức - là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế. Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ,vì vậy đầu tư cho tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn.
     
Đang tải...