Tiểu Luận ý thức và vai trò của tri thức khoa học trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    35 trang

    TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


    Đề tài:

    Ý THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA TRI THỨC KHOA HỌC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY


    CHƯƠNG 1

    NGUỒN GỐC , BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC


    1. Ý thức là gì

    Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng ý thức có một cuộc sống riêng , tồn tại tách biệt vật chất thậm chí quyết định , sinh ra vật chất .

    Chủ nghĩa duy vật tầm thường cho rằng ý thức cũng là một dạng vật chất .

    Chủ nghĩa duy vật cận đại đã thấy dược ý thức phản ánh thế giới khách quan, đã chỉ ra được kết cấu của ý thức song lại chưa thấy nguồn gốc xã hội và vai trò xã hội của ý thức .

    Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã kế thừa , phát triển , khắc phục những quan niệm trên đưa ra định nghĩa khoa học về ý thức :

    Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ não người thông qua lao động và ngôn ngữ .

    Ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm giác cho tới tư duy , lý luận trong đó tri thức là phương thức tồn tại của ý thức .

    2. Nguồn gốc của ý thức : Ý thức có hai nguồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội .

    1.1. Nguồn gốc tự nhiên :

    Trước Mác nhiều nhà duy vật tuy không thừa nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức , song do khoa học chưa phát triển nên cũng đã không giải thích đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức . Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh , chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người . Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức . Ý thức là chức năng của bộ óc người . Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người . Ý thức phụ thuộc vào hoạt động bộ óc người , do đó khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hoặc bị rối loạn . Vì vậy không thể tách rời ý thức ra khỏi hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc . Ý thức không thể diễn ra , tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người .

    Bộ óc của con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội sau khi vượn biến thành người , óc vượn biến thành óc người . Bộ óc là một tổ chức vật chất sống đặc biệt , có cấu trúc tinh vi và phức tạp , bao gồm từ 14 dến 15 tỷ tế bào thần kinh . Các tế bào này có liên quan với nhau và với các giác quan , tạo thành vô số những mối liên hệ thu nhận , điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện . Trong bộ óc người , quá trình ý thức không đồng nhất và cũng không tách rời , độc lập hay song song với quá trình sinh lý . Đây chính là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thần kinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức , cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin .

    Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những máy móc thay thế cho một phần lao động trí óc của con người . Chẳng hạn các máy tính điện tử , rôbốt " tinh khôn " , trí tuệ nhân tạo . Song điều đó không có nghĩa là máy móc cũng có ý thức như con người . Máy móc dù có tinh khôn đến.đâu đi chăng nữa cũng không thể thay thế được cho hoạt động trí tuệ của con người . Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra , còn con người là một thực thể xã hội . Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người . Do đó chỉ có con người với bộ óc của mình mới có ý thức theo đúng nghĩa của từ đó .

    Tuy nhiên , nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại các tác động đó thì cũng không thể có ý thức . Phản ánh là một thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất .Phản ánh được thể hiện trong sự tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất ; đó là năng lực giữ lại , tái hiện của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất . Thí dụ : nước và oxi tác động vào kim loại gây ra sự han gỉ của kim loại phản ánh đặc điểm của nước và oxi .

    Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất , tương ứng với sự phát triển của các hình thức hoạt động của vật chất , thì thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển . Hệ thống vật chất có tổ chức càng phức tạp thì năng lực phản ánh càng cao .

    Phản ánh đơn giản nhất ở trong giới vô sinh là phản ánh vật lí . Hình thức phản ánh này được thể hiện qua những biến đổi cơ , lí , hoá dưới những hình thức biểu hiện cụ thể như thay đổi vị trí , biến dạng và phá huỷ .

    Giới hữu sinh có hệ thống tổ chức cao hơn so với giới vô sinh . Song bản thân giới hữu sinh lại tồn tại với những trình độ khác nhau tiến hoá từ thấp đến cao , từ đơn giản đến phức tạp nên hình thức phản ánh sinh vật cũng thể hiện ở thực vật và các cơ thể động vật bậc thấp . Khác với phản ánh vật lý mang tính thụ động , không chọn lọc , phản ánh kích thích đã có sự chọn lọc trước những sự tác động của môi trường . Thí dụ hoa hướng dương hướng đến mặt trời , rễ cây phát triển mạnh về phía có nhiều phân bón .

    Ở động cao cấp phản ánh được phát triển cao hơn do việc xuất hiện hệ thần kinh . Tính cảm ứng ( năng lực có cảm giác ) là hình thức phản ánh nảy sinh do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại trước tác động đó của môi trường . So với tính kích , tính cảm ứng hoàn thiện hơn , nó được thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện .

    Phản ánh tâm lý , hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện . Ở phản ánh tâm lý ngoài cảm giác , đã xuất hiện tri giác và bểu tượng . Cảm giác , tri giác , biểu tượng là những biểu hiện của phản ánh tâm lý ở động vật có hệ thần kinh trung ương .

    Cùng với quá trình vượn biến thành người , phản ánh tâm lý ở động vật cao cấp chuyển hoá thành phản ánh ý thức của con người . Phản ánh ý thức là một hình thức phản ánh mới đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất , đó là bộ não con người

    Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực , ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất , cùng với sự xuất hiện của con người . Ý thức là ý thức của con người , nằm trong con người , không thể tách rời con người . Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành . Ý thức ra đờì là kết quả phát triển lâu dài của thuộc tính phản ánh của vật chất , nội dung của nó là thông tin về thế giới bên ngoài , về vật được phản ánh . Ý thức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong bộ óc người . Bộ óc người là cơ quan phản ánh , song chỉ có riêng bộ óc thôi thì chưa thể có ý thức . Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra .

    Như vậy , bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc - đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức .


    1.2. Nguồn gốc xã hội

    Để cho ý thức ra đời , những tiền đề , nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng , không thể thiếu được , song chưa đủ . Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề , nguồn gốc xã hội . Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động , ngôn ngữ và những quan hệ xã hội . Ý thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội , nó phụ thuộc vào xã hội , và ngay từ đầu đã mang tính chất xã hội .

    Loài vật tồn tại nhờ vào những vật phẩm có sẵn trong tự nhiên dưới dạng trực tiếp , còn loài người thì khác hẳn . Những vật phẩm cần thiết cho sự sống thường không có sẵn trong tự nhiên . Con người phải tạo từ những vật phẩm ấy . Chính thông qua hoạt động lao động nhằm cải tạo thế giơí khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan , mới có ý thức về thế giới đó .

    Quá trình hình thành ý thức không phải là quá trình con người thu nhận thụ động . Nhờ có lao động con người tác động vào các đối tượng hiện thực , bắt chúng phải bộc lộ những thuộc tính , những kết cấu , những quy luật vận động của mình thành những hiện tượng nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ óc người . Ý thức được hình thành không phải chủ yếu là do tác động thuần tuý tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc người , mà chủ yếu là do hoạt động của con người cải tạo thế giới khách quan , làm biến đổi thế giới đó . Quá trình hình thành ý thức là kết quả hoạt động chủ động của con người . Như vậy , không phải ngẫu nhiên thế giới khách quan tác động vào bộ óc người để con người có ý thức , mà trái lại, con người có ý thức chính vì con người chủ động tác động vào thế giới thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới . Con người chỉ có ý thức do có tác động vào thế giới . Nói cách khác , ý thức chỉ được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người . Nhờ tác động vào thế giới mà con người khám phá ra những bí mật của thế giới , ngày càng làm phong phú và sâu sắc ý thức của mình về thế giới .

    Trong quá trình lao động , ở con người xuất hiện nhu cầu trao đổi kinh nghiệm cho nhau . Chính nhu cầu đó đòi hỏi sự xuất hiện của ngôn ngữ . Ph.Ăngghen viết : " Đem so sánh con người với các loài vật , người ta sẽ thấy rõ rằng ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và cùng phát triển với lao động , đó là cách giải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ ".

    Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ vào lao động mà hình thành . Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức . Không có hệ thống tín hiệu này - tức ngôn ngữ , thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được . Ngôn ngữ , theo C.Mác là cái vỏ vật chất của tư duy , là hiện thực trực tiếp của tư tưởng , không có ngôn ngữ , con người không thể có ý thức . Ngôn ngữ ( tiếng nói và chữ viết ) vừa là phương tiện giao tiếp đồng thời là công cụ của tư duy . Nhờ ngôn ngữ con người mới có thể khái quát hoá , trừu tượng hoá , mới có thể suy nghĩ , tách khỏi sự vật cảm tính . Nhờ ngôn ngữ , kinh nghiệm , hiểu biết của người này được truyền cho người kia , thế hệ này cho thế hệ khác . Ý thức không phải là hiện tượng thuần tuý cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội , do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được . Như vậy , nhôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý , tư duy và văn hoá con người , xã hội loài người nói chung . Vì thế Ph.Ăngghen viết :" sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ . đó là hai sức kích thích chủ yếu " của sự chuyển biến bộ não của con người , tâm lý động vật thành ý thức .

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...