Tài liệu Ý thức pháp luật với đời sống xã hội

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, phản ánh những điều kiện, những nhu cầu điều chỉnh và quá trình điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Ý thức pháp luật luôn có sự thay đổi, được tích luỹ, bổ sung và hoàn thiện không ngừng. Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội,
    do tồn tại xã hội quyết định nhưng ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối của mình, nó tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Tuỳ thuộc vào ý thức pháp luật tiến bộ hay lạc hậu mà sự tác động của nó sẽ có vai trò tích cực hay tiêu cực đối với các mặt khác nhau của đời sống xã hội.
    Trước hết ý thức pháp luật liên quan đến việc xác định nhu cầu xuất hiện và tồn tại của pháp luật, nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệ xã hội trong xã hội. Chẳng hạn, quan hệ xã hội nào cần điều chỉnh bằng pháp luật? Cần điều chỉnh các quan hệ xã hội ấy như thế nào và mức độ điều chỉnh đến đâu thì phù hợp? . Cụ thể hơn là xác định quan hệ xã hội nào thì cần tập hợp sắp xếp, việc tập hợp sắp xếp chúng nên theo những trật tự như thế nào và quan hệ xã hội nào thì nên thay đổi, thay đổi những quan hệ xã hội đó như thế nào . Những tư tưởng, quan điểm pháp luật có tính vượt trội còn có thể định hướng soi đường





    cho sự phát triển của pháp luật và các quan hệ xã hội, dự báo và lên kế hoạch cho sự phát triển của chúng trong tương lai.
    Là một bộ phận quan trọng của ý thức xã hội, ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới các hình thái ý thức xã hội khác như ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức tôn giáo . Tư tưởng, quan điểm pháp luật góp phần củng cố, phát huy những nhân tố tích cực của các hình thái ý thức xã hội khác, đồng thời khắc phục những tư tưởng, quan niệm không khoa học, không phù hợp, nhất là những quan điểm, tư tưởng có ảnh hưởng xấu đến lợi ích của giai cấp thống trị, đến đời sống cộng đồng và tiến bộ xã hội, xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân. Ý thức pháp luật ở khía cạnh nào đó còn bao hàm cả tính chất, đặc điểm chung của trí tuệ quốc gia. Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa còn góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân các dân tộc trên thế giới vì hoà bình độc lập dân tộc và dân chủ, vì tiến bộ xã hội, kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa sô vanh nước lớn.
    Ý thức pháp luật có vai trò to lớn trong







    quá trình phản ánh, nhận thức đời sống xã hội. Để củng cố, hoàn thiện các quy phạm pháp luật hiện hành, xây dựng, bổ sung các quy phạm pháp luật mới đòi hỏi các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật phải phân tích hiện thực khách quan, nhận thức đời sống xã hội về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội . dưới góc độ pháp lí. Cũng chính thông qua sự nhận thức đời sống xã hội mà con người có được những tri thức pháp lí cần thiết cho cuộc sống của mình, nó giúp cho họ có những hành vi đúng đắn, phù hợp với quy định pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. Ý thức pháp luật còn giúp cho ta khả năng nhận thức, đánh giá về đời sống pháp luật với các vấn đề như thực trạng của hệ thống pháp luật hiện hành; các tài liệu ấn phẩm và thông tin pháp lí; tình trạng pháp chế; công tác tổ chức, thi hành và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước; hoạt động thực hiện pháp luật của các tập thể, của các tổ chức xã hội, thái độ hành vi của các tầng lớp nhân dân với pháp luật; tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của bản thân, của người khác và trong hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, việc áp dụng pháp luật đã công bằng hay chưa và bổn phận của mỗi người phải như thế nào .
    Các tri thức thu được trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội ngày càng phong phú, con người ngày càng hiểu biết đầy đủ hơn về khách thể, trình độ ý thức ngày càng cao và khi ý thức pháp luật của chủ thể ngày



    càng cao thì sự phản ánh đời sống pháp luật càng cụ thể, chính xác hơn. Chính sự phản ánh sáng tạo của ý thức pháp luật giúp ta hiểu biết, hình dung ra được tình trạng của đời sống pháp luật, đời sống xã hội.
    Mỗi người dân cũng như cán bộ có chức vụ, quyền hạn muốn đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật cũng cần phải có sự nhận thức pháp luật đầy đủ, chính xác. Ý thức pháp luật là điều kiện cần thiết, giúp chủ thể dễ dàng nhận thức một cách chính xác các quy định pháp luật hiện hành đồng thời giúp chủ thể có khả năng nhận thức được những công việc cần phải làm trong hiện tại cũng như trong tương lai.
    Ý thức pháp luật có thể tác động, điều chỉnh hành vi con người thông qua yếu tố tư tưởng, tâm lí. Phạm vi điều chỉnh của ý thức pháp luật rất rộng vì không có hành vi pháp lí nào của con người lại không cần đến tư duy nhận thức, kể cả việc xây dựng pháp luật. Khả năng điều chỉnh của ý thức pháp luật là khả năng tiềm ẩn trong nội tâm con người, đó là sức mạnh của lí trí, tình cảm có trong con người. Đặc biệt là khi trong thực tế gặp những vụ việc cần giải quyết nhưng lại chưa có pháp luật điều chỉnh thì những chủ thể có liên quan có thể dựa vào ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và của người khác sao cho phù hợp với những nguyên tắc và tinh thần của pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...