Tiểu Luận Ý nghĩa việc NC bản chất, chức năng vai trò của Đảng chính trị và Đảng cầm quyền. Vân dụng lý luận đ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong xã hội có giai cấp, các đảng chính trị không ra đời cùng với sự ra đời của các giai cấp. Lịch sử đấu tranh giai cấp đã chứng minh rằng, đấu tranh giai cấp phải phát triển đến một trình độ nhất định- trình độ đấu tranh chính trị- thì các Đảng chính trị mới có khả năng ra đời. Trong quá trình đấu tranh giai cấp, qua kinh nghiệm bản thân, các giai cấp nhận thức được là phải có tổ chức thì mới giành được thắng lợi trong đấu tranh. Các đảng chính trị ra đời là do đòi hỏi khách quan của cuộc đấu tranh chính trị giữa các giai cấp.
    Như vậy, Đảng chính trị, về nguyên tắc, là tổ chức cao nhất, chặt chẽ nhất của giai cấp, bao gồm những phần tử ưu tú nhất; tiêu biểu nhất của giai cấp hoặc của các tập đoàn hợp thành giai cấp, nó là công cụ quan trọng nhất để đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mà nó đại diện. Ăngghen đã chỉ rõ: đấu tranh chính trị giữa các giai cấp biểu hiện tập trung nhất trong cuộc đấu tranh giữa các đảng chính trị. Vì thế trong thời đại ngày nay, chế độ chính trị xã hội ở mỗi nước có sự khác nhau nhưng dưới chế độ chính trị xã hội nào thì đảng chính trị cầm quyền cũng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của mỗi nước.
    Đảng chính trị là một sản phẩm lịch sử, nó là một hiện tượng chính trị đặc biệt ra đời do nhu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, đó là sản phẩm tất yếu của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đảng chính trị chỉ xuất hiện khi xuất hiện thể chế dân chủ, một thể chế thừa nhận sự tồn tại hợp pháp của các nhóm lợi ích đối lập cùng các tổ chức đại diện cho nhóm lợi ích đó. Đảng chính trị cũng ra đời trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa phụ thuộc.
    Về bản chất, đảng chính trị bao giờ cũng mang bản chất giai cấp. Đảng chính trị là đại biểu cho hệ tư tưởng, cho lợi ích của giai cấp xã hội nhất định, không có đảng chính trị nào là phi giai cấp, siêu giai cấp. Dù ở thời đại nào, dù ở nước nào cũng không thể có một đảng chính trị mà lại vừa đại biểu cho lợi ích của giai cấp bóc lột thống trị lại vừa đại biểu cho lợi ích của cac giai cấp, các tầng lớp lao động. Muốn xem xét bản chất giai cấp của một đảng chính trị thì phải xem xét trên hệ tư tưởng của nó, xem đảng đó đấu tranh vì ai, bảo vệ lợi ích cho giai tầng nào trong xã hội.
    Đảng chính trị có các chức năng sau:
    - Hoạch định đường lối, cương lĩnh, mục tiêu để tập hợp lực lượng, dẫn dắt lực lượng của mình đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu chính trị
    - Xây dựng lực lượng, xây dựng tổ chức bộ máy thông qua công tác tổ chức cán bộ để thực hiện mục tiêu đường lối đã vạch ra
    - Giáo dục, thuyết phục, vận động các tầng lớp xã hội khác nhau cùng thực hiện mục tiêu của mình
    - Thông qua cơ chế kiểm tra của Đảng, kiểm tra xử lý đối với các đảng viên và các tổ chức đảng trong hoạt động thực tiễn
    Về vai trò, trước hết phụ thuộc vào bản chất giai cấp của đảng đó. Nếu đảng chính trị nào đại diện cho giai cấp tiên tiến, giai cấp đang lên thì nó sẽ có vai trò tích cực đối với xã hội và ngược lại. Đảng chính trị thực hiện tốt chức năng mà nó đảm nhận thì nó sẽ đóng vai trò tích cực và ngược lại.
    Sau đây chúng ta xem xét bản chất, vai trò, chức năng của đảng chính trị, đảng cầm quyền trong các hệ thống chính trị đương đại:
    Một là, đảng chính trị cầm quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa:
    Đảng chính trị ở các nước tư bản là tổ chức tập hợp những người cùng xu hướng chính trị, cùng lợi ích, nhằm giành quyền lực chính trị. Giữa các đảng thường có mâu thuẫn phản ánh mâu thuẫn về lợi ích giữa các tập đoàn, các nhóm tư bản khác nhau. Nhưng họ đều có mục tiêu thống nhất là bảo vệ lợi ích chung của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ tư bản chủ nghiã. Trong xã hội hiện đại, các đảng chính trị tư sản và nhà nước là 2 nhân tố cơ bản trong hệ thống chính trị mà giai cấp tư sản cầm quyền nắm lấy để lãnh đạo và quản lý xã hội, thực hiện sự thống trị giai cấp của mình bằng pháp luật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...