Tài liệu ý nghĩa quan trọng của trồng chăm sóc rừng hỗn giao

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tuy rừng tự nhiên phần lớn là rừng hỗn giao nhiều loài cây, nhưng
    do giới hạn về nhận thức tư tưởng đến nay ở nhiều nước vẫn trồng rừng
    thuồn loài là chính và đã trồng trên một quy mô lớn rừng thuần loài một
    số loài cây Thông, Sa mộc, Hông. Do kết câu và chức năng hệ sinh thái
    rừng thuần loài khá đơn giản, nhiều khu vực đã xẩy ra dịch sâu bệnh hại
    tính đa dạng sinh vật giảm khả năng đất rừng bị suy thoái, lâm phần
    không thể duy trì được sức sản xuất và làm giảm chức năng của nó gây
    ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp và môi trường sinh thái. Cho nên bất
    cứ ở nước nào nhiều nhà lâm học càng chú ý đến trồng và chăm sóc rừng
    hỗn giao để đi tìm tính ổn định của hệ sinh thái rừng mang ý nghĩa bền
    vững và thu được hiệu ích tổng hợp sinh thái và kinh tế.
    Căn cứ vào việc điều tra các mặt, rừng hỗn giao có kết cấu hợp lý
    sẽ mang lại những ưu điểm và tác dụng sau:
    1)Lợi dụng đầy đủ khả năng quang hợp và đất, tuỳ từng loài cây có đặc
    tính sinh vật học khác nhau mà tiến hành hỗn giao thích hợp có thể lợi
    dụng được không gian. Như hỗn giao các loài cây khác nhau về tính chịu
    bóng hoặc ưu sáng, bộ rễ nông sâu mọc cụm mọc tản các kiểu ưa phân
    bón như ưa đạm ưa lân, ka li và thời gian hấp thu lợi dụng khác nhau.
    Như vậy có thể lợi dụng cả phần trên mặt đất và phía dưới mặt đất tạo ra
    những loài cây có thời kỳ khác nhau tầng thứ khác nhau, lợi dụng các
    chất dinh dưỡng khác nhau để nâng cao sức sản xuất của đất rừng. Yêu
    cầu về ánh sáng của các loài cây trong rừng hỗn giao có phân tầng hợp lý
    tán cây rừng, những cây ưa sáng ở tầng trên có thể lợi dụng được đầy đủ
    năng lượng ánh sáng còn những cây ưa bóng ở tầng dưới vẫn phát huy
    được khả năng quan hợp, nâng cao được sự tích luỹ sản lượng lâm phần.
    Bộ rễ của rừng hỗn giao sẽ phân bố hợp lý lợi dụng đầy đủ dinh dưỡng
    trong đất. So với rừng hỗn giao rừng thuần loài lợi dụng không gian bên
    ngoài không đầy đủ, nhưng không có nghĩa là rừng thuần loài không thể
    lợi dụng tốt điều kiện bên ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...