Tiểu Luận ý nghĩa mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội, liên hệ với sinh viên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ý nghĩa mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội, liên hệ với sinh viên

    Lời nói đầu
    Vật chất là phạm trù phức tạp và có rất nhiều quan niệm khác nhau về vật chất đứng trên các giác độ khác nhau. Nhưng theo Lênin định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
    Lênin chỉ rõ rằng, để định nghiã vật chất, không thể làm theo cách thông thường là quy một khái niệm cần định nghĩa sang một khái niệm khác rộng hơn vì khái niệm vật chất là một khái niệm rộng nhất. Để định nghĩa vật chất, Lênin đã đối lập vật chất với ý thức, hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, vật chất tòn tại độc lập đối với cảm giác, với ý thức, còn cảm giác, ý thức phụ thuộc vào vật chất, phản ánh vật chất.
    Khi định nghĩa “Vật chất là một phạm trù triết học”, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật chất là một khái niệm rộng nhất, rộng vô hạn, muốn phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, là kết quả của sự khái quát và trừu tượng, với những dạng vật chất cụ thể, với những “hạt nhỏ” cảm tính. Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có những đặc tính cụ thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa vật chất nhu vậy khắc phục được những quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ; đồng nhất vật chất với những hình thức biểu hiện cụ thể của nó.
    Lênin đã cho rằng bản chất vốn tự nó có, không do ai sinh ra, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên ngoài và không hề lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại khách quan. Khác với quan niệm “ý niệm tuyệt đối” của chủ nghĩa duy tâm khách quan, “thượng đế” của tôn giáo “ vật tự nó không thể nắm được của thuyết không thể biết, vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó. Trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát các sự vật hiện tượng có thật, thực hiện, và do đó các đối tượng vật chất có thật, hiện thức đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác và nhờ đó ta có thể biết được, nắm bắt được đối tượng này. Định nghĩa vật chất của Lênin đẫ khẳng định được câu trả lời của chủ nghĩa duy vật về cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học, phân biệt về nguyên tắc của chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng như với thuyết không thể biết.
    Hơn nữa Lênin còn khẳng định, cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh vật chất, nhưng vật chất tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Khẳng định như vậy, một mặt, Lênin muốn nhấn mạnh tính thứ nhất của vật chất, vai trò quyết định của nó đối với ý thức, và mặt khác, khẳng định phương pháp và khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người. Điều này không chỉ phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Với thuyết không thể biết mà còn phân biệt chủ nghĩa duy vật với Nhị nguyên luận.

    Như vậy, chúng ta thấy rằng, định nghĩa vật chất củ Lênin là một định nghĩa toàn diện và triệt để, nó giải đáp được cả hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phân biệt về nguyên tắc với chủ nghĩa duy tâm, bất khả trị luận, nhị nguyên luận. Đồng thời, nó còn khắc phục thiếu sót siêu hình, hẹp hòi trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ.
    Định nghĩa vật chất của Lênin còn giúp chúng ta xác định nhân tố vật chất trong đời sống xã hội, đó là tồn tại xã hội, và nó có ý nghĩa trực tiếp định hướng cho nghiên cứu khoa học tự nhiên, giúp khoa học tự nhiên ngày càng đi sâu vào nghiên cứu các dạng cụ thể của vật chất trong giới vĩ mô. Nó còn giúp chúng ta có thái độ khách quan và đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan trong suy nghĩ và hành động.
     
Đang tải...