Tiểu Luận Ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng táng tám 1945

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ý nghĩa lịch sử nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cách mạng táng tám 1945

    Tiểu luận lịch sử Đảng là một trong những báo cáo khoa học nhỏ, qua đó nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức, phân tích, và giải quyết các vấn đề khoa học được đặt ra, cũng như nắm được đường lối và chính sách của Đảng.
    “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945- đã mở ra một bước ngoặt trọng đại của lịch sử cách mạng Việt Nam” đây cũng là bài giảng giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của lịch sử cách mạng việt nam thời kỳ đầu (1930-1945).
    Vài nét sơ qua về tình hình đất nước việt nam trươc cách mạng tháng tám, đó là đất nước có truyền thống yêu nước , một đất nước có lịch sử phát triển lâu đời và bản sắc văn hoá độc đáo. Nhưng đến thế kỷ XVI chế độ phong kiến đi vào suy đồi và đánh dấu bằng sự sụp đổ vào năm 1858 khi thực dân Pháp nổ súng vào Việt nam. Sau đó chúng cai trị đất nước Việt nam bằng chính sách bóc lột và đàn áp đẩy đất nước ta trở lên tiêu điều, và “Có áp bức thì có đấu tranh” các phong trào giải phóng dân tộc lần lượt nổ ra tiêu biểu là phong trào chống Pháp ở Nam kỳ (1861-1868), phong trào Cần vương ở Trung kỳ và Bắc kỳ(1885-1895), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1885-1913) ngoài ra còn có các cuộc khởi nghĩa theo đường lối tư sản, Đông kinh nghĩa thục (1907), cuộc vận động tư sản Phan chu Trinh(1925). vv Nhưng các cuộc cách mạng trên đều đi đến thất bại và bị dìm trong bể máu, nguyên do chưa có đường lôi cách mạng đúng đắn, sáng suốt để đi tới thành công. Nhận thấy những yếu điểm đó Nguyễn ái Quốc đã có tìm tòi và phát hiện ra con đường để dẫn đến thành công là con cách mạng vô sản do Mác va Anghen sáng lập.
    Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta, nó chấm dứt sự bế tắc về đường lối của cách mạng. Đưa ra được điều lệ Đảng thống nhất được mọi đường lối đấu tranh trong cả nước.
    Đảng cộng sản Việt Nam đã trực tiếp lãnh đạo, tổ chức quần chúng đấu tranh, trải qua các cao trào cách mạng như cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh; 1936-1939 với cuộc vận động mặt trận dân chủ Đông Dương Tuy các cuộc cách mạng đều bi địch dìm trong bể mau nhưng tính chất của cách mạng đã thay đổi khẳng định được năng lực và vai trò lãnh đạo của mình. Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 là đỉnh cao của 15 năm đấu tranh cách mạng của toàn dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi này đã lật đổ chế độ chuyên chính phong kiến hàng nghìn năm lịch sử, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp, đánh bại phát xít Nhật. Đây là một kỳ tích lịch sử, là tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng dân tộc đối với nhân dân Đông Dương nói riêng và nhân dân thế giới nói chung. Nó còn làm phong phú thêm những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề giải phóng dân tộc (một nước thuộc địa, công nghiệp không phát triển, biết đoàn kết dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp vô sản dù còn non trẻ cũng có thể đi đến thắng lợi, giành độc lập dân tộc).
    Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thành quả của 15 năm trực tiếp lãnh đạo chính trị của Đảng, là sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng ngày càng sát đúng với hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, là thắng lợi của tư tưởng cách mạng độc lập tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh.
    Với sự trở lại cùng âm mưu thôn tính nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng cộng sản Việt Nam lại tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình là lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi “ 9 năm làm một Điện Biên” giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện vững chắc để tiến lên giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

    MỤC LỤC

    Phần I: .Giai đoạn tiền khởi nghĩa
    I- Cao trào cách mạng (1930-1931) và Xô Viết Ngệ –Tĩnh
    1) Hoàn cảnh lịch sử
    1) Diễn biến của cao trào cách mạng .
    2) Thành quả, ý nghĩa lịch sử của cao trào cách mạng (1930-1931)
    và Xô Viết Nghệ –Tĩnh
    II- Cuộc vận động dân chủ (1936-1939)
    1) Hoàn cảnh lịch sử
    2) Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh của nhân dân ta
    đòi tự do, dân chủ
    3) Kết quả và ý nghĩa lịch sử
    III- Cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945)
    1) Hoàn cảnh lịch sử
    2) Đường lối đấu tranh của cách mạng việt nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
    3) Mặt trận việt minh ra đời và đường lối lãnh đạo.
    4) ý nghĩa và thành quả cuộc đấu tranh.

    Phần II: Thời cơ chín muồi của cuộc tổng khởi nghĩa
    I-cao trào kháng nhật cứu nước tiến tới
    tổng khởi nghĩa tháng tám 1945
    1) Tinh hình thế giới và Việt nam có nhiều thuận lợi
    2) Cao trào kháng Nhật cứu nước
    tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám
    II- cách mạng tháng tám thành công
    1) Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh,
    lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.
    2) Giành chính quyền ở thủ đô Hà Nội
    3) Giành chính quyền trong toàn quốc

    Phần III: ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và
    bài học kinh nghiệm của cách mạng táng tám 1945
    1) ý nghĩa lịch sử cuả cách mạng tháng (8- 1945)
    2) Nguyên nhân thắng lợi.
    4) Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công bước ngoặt lớn của lịch sử đấu tranh của nhân dân việt nam.

    Phần IV- Tổng kết của sinh viên:
    Tài liệu tham khảo:
     
Đang tải...