Tài liệu Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ý nghĩa lịch sử của tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh




    Đã từ lâu, mỗi khi nhắc đến Phan Châu Trinh chúng ta thường gắn tên tuổi của ông với chủ nghĩa cải lương mà ông theo đuổi trong suốt cuộc đời hoạt động của mình. Mà chủ nghĩa quốc gia cải lương dù mang nội dung yêu nước đi nữa cũng ít gây được thiện cảm đối với mọi người. Điều đó ảnh hưởng đến sự đánh giá vị trí của Phan Châu Trinh trong lịch sử cách mạng nước ta, mặc dầu ông là một sĩ phu thiết tha yêu nước, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cứu nước.

    Sự thực, chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh là một hiện tượng nổi bật trong xã hội Việt nam vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Nó chứng tỏ Phan Châu Trinh rất quan tâm đến sự tiến bộ và tương lai của nước nhà. Chính vì vậy mà ông muốn cải tạo xã hội Việt Nam lúc đương thời theo con đường cải lương, nghĩa là dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước. Nhưng chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương của ông đã thể hiện một sự nhận thức không đúng về chủ nghĩa tư bản đế quốc và nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Ông không lý giải được tại sao các nước tư bản tiên tiến gắn với nền dân chủ tự do và văn minh tư bản chủ nghĩa như nước Pháp lại có thể câu kết với những thế lực phong kiến lỗi thời và phản động để nô dịch và áp bức nhân dân thuộc địa. Vì thế chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương chỉ là ảo tưởng và không thể nào đạt được mục đích. trong cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch tác giả Trần Dân Tiên viết: Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương(1).

    Nhưng muốn hiểu đúng chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh chúng ta phải thấy rằng, các sĩ phu yêu nước ở Việt nam hồi đầu thế kỷ XX không thể vượt khỏi giới hạn của lịch sử, nghĩa là các ông đang vươn tới ý thưc hệ tư sản và chưa vượt khỏi ranh giới của ý thức hệ. Vì thế các ông không thể giải thích được chủ nghĩa tư bản đế quốc một cách khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và không thể có được một quan điểm cách mạng triệt để của giai cấp vô sản. Cũng do những giới hạn đó của lịch sử mà nhà yêu nước Phan Bội Châu, đại biểu cho khuynh hướng cách mạng bạo lực là một khuynh hướng thể hiện được ý chí chống ngoại xâm của dân tộc cũng không thấy được bản chất của chủ nghĩa tư bản đế quốc và lực lượng đông đảo của quần chúng. Phan Bội Châu đã nhìn nhận mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân Pháp là mâu thuẫn giữa hai chủng tộc da trắng và da vàng. Và ông cũng đã hy vọng nhờ vào sự giúp đỡ của nước Nhật tư bản chủ nghĩa để chống Pháp. Với sự nhận thức không chính xác như vậy về đối tượng và động lực cách mạng nên Phan Bội Châu đã không tránh khỏi những thất bại liên tiếp. Chính vì thế mà khi viết Tự phê phán, Phan Bội Châu đã phải thốt lên: Than ôi! Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm thất bại mà không một thành công (2). Và cuối cùng một người kiên trì cách mạng bạo lực trong mấy thập kỷ rút cuộc lại rơi vào thuyết Pháp - Việt đề huề. Điều này chứng tỏ rằng trong khuôn khổ của ý thức hệ tư sản và tiểu tư sản thì một người kiên trì chủ trương cách mạng bạo lực như Phan Bội Châu cũng không khỏi có lúc rơi vào chủ nghĩa cải lương. Nếu chúng ta nhìn thẳng vào những giới hạn đối với Phan Bội Châu như vậy, thì chúng ta càng thông cảm và hiểu rõ hơn chủ nghĩa cải lương của Phan Châu Trinh.

    Để đánh giá Phan Châu Trinh, việc nghiên cứu một cách nghiêm túc chủ nghĩa cải lương của ông là cần thiết. Nhưng chúng ta không dừng lại ở đó mà điều quan trọng hơn là chúng ta phải xem xét một cách tổng thể yêu cầu khách quan của xã hội Việt Nam trong bối cảnh thế giới đương thời và tìm hiểu xem tư tưởng của Phan Châu Trinh cũng như hoạt động thực tiễn của ông đã đáp ứng những yêu cầu đó như thế nào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...